Nơi bé gái đến tuổi dậy thì trở thành… đàn ông
Thông tin này gây sốc cho cả thế giới nhưng lại là điều bình thường ở ngôi làng bên bờ biển xinh đẹp Salina, phía Tây Nam Cộng hòa Dominica.
Những đứa trẻ ở làng Salina khi sinh ra là gái.
Sự kỳ lạ ở một ngôi làng nhỏ
Ngôi làng nhỏ rất đặc biệt Salinas từng xuất hiện trong một bộ phim tài liệu của đài BBC mang tên: “ The Extraordinary Story of the Guevedoces” ( Câu chuyện khác thường của Guevedoces). Guevedoces nghĩa là có dương vật ở tuổi 12.
Các nhà khoa học cho rằng, chính sự đột biến gene đã khiến những đứa trẻ ở đây trở nên như vậy.
Đây là một dạng rối loạn di truyền rất hiếm gặp. Theo thống kê, tỷ lệ xuất hiện liên giới tính trung bình vào khoảng 1/2.000 ca sinh nhưng ước tính cứ 90 trẻ sinh ra ở làng Salina thuộc Cộng hòa Dominica thì có 1 em đổi giới tính lạ kỳ như vậy khi bước vào tuổi 12, có nghĩa là cơ thể có bộ phân sinh dục nữ chuyển thành nam.
Các nhà làm phim đã gặp Johnny – một chàng trai 24 tuổi. Khi chào đời, Johnny mang hình hài một bé gái và được cha mẹ đặt cho một cái tên đầy nữ tính là Felecitia.
Khi còn là một đứa trẻ, Johnny không có bộ phận sinh dục nam và được nuôi dạy như một bé gái. Nay, ở tuổi 24, cậu đã chuyển hẳn thành một người đàn ông, quá trình đã bắt đầu khi cậu mới lên 7.
Cậu nói thêm: “Tôi tới trường và thường mặc váy. Tôi chưa bao giờ thích mặc váy như các bé gái. Khi cha mẹ mua cho tôi món đồ chơi con gái, tôi không thích chút nào. Tôi chỉ muốn chơi với con trai và hiện tại, tôi cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc với sự thay đổi này của bản thân mình. Tôi cảm thấy như mình được sống lại với chính con người thật của mình”.
Trường hợp của Carla cũng tương tự. “Tôi vẫn yêu con bé, dù nó có như nào đi nữa”, mẹ của Carla cho biết: “Gái hay trai, nó cũng không quan trọng lắm”.
Bà cho biết thêm: “Khi con bé được 5 tuổi, tôi nhận ra điều gì đó lạ lùng khi nó chơi với bạn trai nhiều hơn. Và đến khi lên 7, con bé bắt đầu phát triển những đặc tính nghiêng về con trai nhiều hơn. Lúc đó, tôi có thể biết rằng nó sẽ trở thành con trai”.
Video đang HOT
Nhưng lớn lên lại là… trai.
Và lý giải của khoa học
Hiện tượng trên vẫn chưa thể khẳng định đây có phải một dạng của lưỡng tính (intersex) hay không. Các nhà nghiên cứu từ Trường đại học Cornell, New York, Mỹ đã tiến hành khảo sát từ năm 1970.
Họ phát hiện thấy tất cả các bào thai, dù là trai hay gái đều có một tuyến bên trong gọi là tuyến sinh dục và một đoạn trồi nhỏ giữa hai chân gọi là “nốt sần”.
Vào thời điểm 8 tuần, thai nam mang nhiễm sắc thể Y sẽ bắt đầu sản sinh kích thích tố sinh dục nam với số lượng lớn và biến nốt sần thành dương vật. Với nữ, nốt sần trở thành âm vật. Song, có trường hợp rối loạn hiếm về gene do một enzyme thiếu vắng làm ngăn chặn việc tạo ra một dạng đặc biệt của hormon sắc dục nam ở trong tử cung.
Tuy nhiên, một số bào thai nam có thể thiếu enzyme 5- vốn để đẩy tăng hormon. Điều đó có nghĩa là họ có thể sinh ra nhìn giống bé gái, không có tinh hoàn mà dường như chỉ có âm đạo.
Với các “guevedoces”, việc phát triển này chỉ diễn ra khi các em bước vào tuổi dậy thì. Và sau đó, nhiều bé trai “mới” chứng tỏ mình hoàn toàn dị tính.
Theo BBC: “Những cậu bé mặc dù có nhiễm sắc thể XY nhưng lại trông giống con gái khi mới sinh ra. Khi bước vào tuổi dậy thì, cũng như các bé trai khác, các em bắt đầu tăng lượng hormon sinh dục nam testosterone. Lúc đó, cơ thể bắt đầu phát triển cơ bắp, bộ phận sinh dục ngoài”.
Cuộc điều tra của Imperato-McGinley cho thấy trong hầu hết trường hợp chuyển đổi giới tính này đều sống cuộc đời của một đàn ông thực thụ, cả về tính cách và quan hệ sắc dục. Một số người thì chọn phẫu thuật để trở thành nữ giới như khi được sinh ra.
Hiện câu hỏi vì sao lại có nhiều trường hợp “guevedoces” ở Salinas vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Đứng dưới góc nhìn y học, những trường hợp này được gọi là người lưỡng tính giả (pseudohermaphrodite) hay còn được gọi bằng thuật ngữ liên giới tính (intersex).
Thuật ngữ này dùng để chỉ những trạng thái phát triển không điển hình của giới tính và sinh lý trên cơ thể. Đó có thể là những đặc điểm bất thường cả ở bên ngoài và bên trong bộ phận sinh dục như buồng trứng, tử cung, tinh hoàn, nhiễm sắc thể giới tính, tuyến nội tiết hoặc các hormon giới tính.
TS. Michael Mosley cho biết thêm: “Guevedoces đôi khi còn được gọi là “machihembras” có nghĩa là “trở thành phụ nữ trước, sau đó trở thành một người đàn ông”. Khi sinh ra, họ trông giống như những cô gái không có tinh hoàn và vùng kín của họ trông giống âm đạo. Chỉ khi dậy thì thì dương vật và tinh hoàn của họ mới phát triển”.
Hiện nhiều hãng dược phẩm lớn cũng đang nghiên cứu tìm ra loại thuốc chữa trị hiện tượng trên. Các trường hợp tương tự đã được nhìn thấy ở làng Sambian ở Papua New Guinea.
Những cư dân ở đây xem trẻ có hiện tượng trên là những đứa con không hoàn hảo về giới tính và chúng thường bị xa lánh, không giống như những người Dominic luôn chào đón sự biến đổi giới tính bằng những cử hành rộng rãi.
Nhờ những điều đặc biệt trên mà làng đã thu hút nhiều khách du lịch tới thăm. Phong cảnh đẹp, người dân hiếu khách giúp Salina luôn hấp dẫn giới truyền thông và khách du lịch châu Âu, Mỹ.
Theo Sức khỏe và đời sống
Gần 2.000 cán bộ y tế bị ung thư, mắc bệnh hiểm nghèo
Bên cạnh những áp lực về tình trạng quá tải, thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị... cán bộ y tế còn đối mặt với nhiều rủi ro của những tác hại lây nhiễm và không lây nhiễm (hóa chất, nóng, tiếng ồn, bức xạ ion hóa, sóng siêu âm...) gây biến đổi gen, nhiễm sắc thể dẫn đến bệnh tật.
Đó cũng là lí do mà trong thời gian qua, Công đoàn Y tế Việt Nam thống kê sơ bộ ở một số tỉnh và đơn vị trực thuộc bộ đã có gần 2.000 đoàn viên là cán bộ y tế bị ung thư, mắc bệnh hiểm nghèo.
Thông tin trên được TS. Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo "Bảo vệ Blouse trắng" với chủ đề "An toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bạo hành nhân viên tại cơ sở y tế" do Công đoàn ngành y tế Việt Nam phối hợp với Tạp chí Lao động công đoàn tổ chức ngày 29-10.
TS. Phạm Thanh Bình cho biết, cán bộ y tế-nhất là các bác sĩ là những người trải qua quy trình tuyển chọn và đào tạo khắt khe nhất, thời gian học tập kéo dài và phải xác định học tập suốt đời, nhưng lương khởi điểm của bác sĩ vẫn như cử nhân học đại học 4 năm.
Bên cạnh đó, môi trường làm việc của cán bộ y tế ở nước ta cũng thuộc diện áp lực nhất vì quá tải, thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết bị...
Nhưng chưa hết, họ còn đối mặt với nhiều rủi ro của những tác hại lây nhiễm và không lây nhiễm. Nguy hiểm hơn là những tác hại không lây nhiễm như: Hóa chất, nóng, tiếng ồn, bức xạ ion hóa, sóng siêu âm, các tác động đến da, căng thẳng về tâm lý stress, nguy cơ bị bạo hành cao.
TS. Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn ngành y tế Việt Nam chia sẻ thông tin tại Hội thảo (ảnh: T.A)
"Đáng lo ngại là các bức xạ ion hóa gây biến đổi gen, nhiễm sắc thể, can thiệp vào quá trình chuyển hóa, chậm phân chia tế bào, nguyên nhân của các loại ung thư máu, da, xương và tuyến giáp. Đó cũng là lí do mà trong thời gian qua, Công đoàn Y tế Việt Nam thống kế sơ bộ ở một số tỉnh và đơn vị trực thuộc bộ đã có gần 2.000 đoàn viên là cán bộ y tế bị ung thư, mắc bệnh hiểm nghèo", TS. Phạm Thanh Bình cho biết.
Chủ tịch Công đoàn ngành y tế cho rằng, hiện nay danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực y tế vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung sau 23 năm ban hành, nên nhiều cán bộ y tế chưa được hưởng chế độ bồi dưỡng từ các danh mục này.
Mặt khác, tại một số cơ sở y tế từ lãnh đạo đơn vị đến nhân viên cũng chưa thực hiện nghiêm các quy định, nội quy, quy trình làm việc sử dụng các trang thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân nên tình trạng tai nạn nghề nghiệp vẫn còn xảy ra.
Người sử dụng lao động chưa quan tâm, chú trọng đầy đủ về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (chỉ khoảng 50% cán bộ được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động); chưa quan tâm khám sức khỏe đầu vào cho nhân viên nên không được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp; khám sức khỏe định kỳ còn lơ là...
Bên cạnh đó, tình trạng bạo hành với cán bộ y tế trong khi làm nhiệm vụ đang có xu hướng ngày càng gia tăng và nghiêm trọng về mức độ. Đó là chưa kể những vụ bạo hành về tinh thần, mà hậu quả để lại tuy vô hình, song lại có tác động không nhỏ, gây tâm lý bất an, thậm chí hoang mang, đối với cán bộ, nhân viên y tế.
Đã có hai trường hợp đoàn viên ngành y tế tử vong do bạo hành của người nhà bệnh nhân là bác sĩ Trần Văn Giàu, bệnh viện đa khoa Vũ Thư-Thái Bình 2012, mới đây nhất là một đoàn viên là nhân viên bảo vệ tại Trung tâm Y tế Quế Sơn- Quảng Nam do ngăn cản vụ cãi nhau giữa người bệnh và người nhà.
Một trong những hạn chế nữa là rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt, những hi sinh thầm lặng của cán bộ y tế chưa được truyền thông rộng rãi, những trường hợp hành hung cán bộ y tế cũng ít được các báo quan tâm. Trong khi đó, nhiều sự cố y khoa bất khả kháng thì lại được nhiều người biết đến, bị lợi dung để gây kích động dư luận...
PGS-TS. Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cho biết, cán bộ y tế đối diện với nhiều yếu tố nguy cơ như: Yếu tố vi sinh vật (vi khuẩn, virus, bảo từ, nấm, côn trùng...), yếu tố hóa học như bụi, dung dịch, hơi khí độc; yếu tố vật lý như tiếng ồn, rung chuyển, vi khí hậu, bức xạ, điện từ trường...
Ngoài ra, nhân viên y tế cũng có khả năng gặp tai nạn như vật sắc nhọt, tiếp xúc với bệnh nhân, người nhà... "Cán bộ y tế phải đối diện với nhiều nguy cơ chứa mầm bệnh, stress nghề nghiệp, làm ca, trực đêm, phải tiếp xúc với người nhà bệnh nhân và bệnh nhân", ông Hải nói.
Theo đó, nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vi sinh vật dễ mắc bệnh lao nghề nghiệp, viêm gan B, C, nhiễm HIV, bệnh leptospira nghề nghiệp. Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý dễ mắc phóng xạ, điếc do tiếng ồn và đục thủy tinh thể. Nhóm bệnh liên quan do cá yếu tố hóa học, bụi dễ mắc bệnh viêm phế quản mạn tính, hen nghề nghiệp...
Một nghiên cứu được khảo sát trên diện rộng cho thấy, có tới 28,6% nhân viên y tế thuộc hệ điều trị và 25,6% hệ dự phòng mắc bệnh mãn tính; 17,2% thuộc hệ điều trị dự phòng mắc các bệnh lây nhiễm trong thời gian làm việc; 57,3% nhân viên y tế thuộc hệ điều trị và hệ dự phòng bị tổn thương do bệnh xâm nhập khi tiêm và có nhiều bệnh lý nghiêm trọng và các bệnh chuyển hóa khác.
Theo PGS-TS. Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, kết quả khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện năm 2018 cho thấy: Có 0,15% nhân viên có sức khỏe loại IV; 2,88% nhân viên đạt sức khỏe lại 3; có 40,82% nhân viên đạt sức khỏe loại II trong đó các bệnh thường gặp là nhân xơ tuyến giáp và nang keo tuyến giáp.
T. An
Theo PLXH
Đây là cậu bé duy nhất trên thế giới mắc bệnh lạ không thể đi, nói chuyện, ngồi hay ngẩng đầu Ollie Lloyd là một cậu bé 5 tuổi sống tại thị trấn Barrow-in-Furness, quận Cumbria (Anh). Từ khi sinh ra, cậu bé đã không thể đi lại, nói chuyện, ngồi hoặc ngẩng đầu. Ollie Lloyd là một cậu bé 5 tuổi sống tại thị trấn Barrow-in-Furness, quận Cumbria (Anh). Từ khi sinh ra, cậu bé đã không thể đi lại, nói chuyện, ngồi...