“Nói bão vào sớm 9 tiếng là hiểu nhầm”
“Nói bão số 2 bất ngờ đổ bộ vào đất liền sớm hơn 9 tiếng so với dự báo có thể do hiểu nhầm, hoặc chưa hiểu rõ hết bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương”.
Đó là ý kiến của ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Hạn ngắn, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương.
Sớm hơn 9 tiếng?
“Nói cơn bão số 2 lưu lại lâu trên đảo Hải Nam là không đúng. Bởi đảo Hải Nam có chiều ngang trên 200km, nhưng chỉ với 6h đồng hồ, cơn bão đã đi qua. Đây là kỷ lục di chuyển của một cơn bão”. Ông Vũ Anh Tuấn
Hồi 19h tối 23/6, bão số 2 (Bebinca) đã đi vào địa phận Hải Phòng – Thái Bình, với sức gió gần tâm bão mạnh cấp 8, gây mưa to trên diện rộng.
Một số ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng cho rằng: “Bão số 2 bất ngờ đổ bộ vào đất liền sớm hơn dự báo 9 tiếng”.
Trả lời báo chí chiều 24/6, đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Hạn ngắn không đồng tình ý kiến cho rằng cơn bão số 2 vào đất liền là “bất ngờ”.
“Bởi bất ngờ chỉ xảy ra nếu chúng tôi không dự báo bão vào Việt Nam, nhưng ngay từ đầu, chúng tôi đã dự báo bão số 2 vào Móng Cái. Do vậy, không thể nói bão số 2 bất ngờ đổ bộ vào đất liền”, ông Tuấn bày tỏ.
Cũng theo ông Tuấn, một số thông tin cho rằng, bão số 2 vào sớm hơn 9 tiếng so với dự báo… có thể do hiểu nhầm, hoặc người ta chưa hiểu rõ hết bản tin của trung tâm.
Video đang HOT
Ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Hạn ngắn, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương
Vị Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Hạn ngắn cho rằng, dự báo bão là cả một quá trình dài, không thể chỉ lấy một bản tin ở một thời điểm để đánh giá. Trong những ngày bão gần bờ, các bản tin dự báo luôn cập nhật 3h/lần. Cụ thể, trước khi cơn bão số 2 đổ bộ vào Việt Nam, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã dự báo liên tục trong 4 ngày với 28 bản tin được phát đi.
Ông Tuấn cho biết, khoảng dự báo đến 24 giờ là đáng tin tưởng, dự báo từ 48h trở đi chỉ mang tính tham khảo.
Cụ thể, cơn bão số 2 đổ bộ vào đất liền hồi 19h ngày 23/6. Nhưng bản tin 16h ngày 21/6, Việt Nam dự báo trong 48h tới, cơn bão áp sát vào bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng. Bản tin gần hơn, lúc 20h ngày 22/6, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương dự báo bão vào bờ hồi 22h ngày 23/6.
Trong khi đó, bản tin 19h tối, ngày 22/6 của Nhật Bản dự báo sang tận 7h sáng ngày 24/6 bão đổ bộ vào biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Dự báo của Hồng Kong, bản tin lúc 19h tối ngày 22/6, Hong Kong cho rằng 7h sáng ngày 24/6 bão đổ bộ vào Móng Cái – Tiên Yên của nước ta.
Bão ngày càng phức tạp, không theo quy luật
Theo ông Vũ Anh Tuấn, bão số 2 hình thành trên biển Đông, diễn biến phức tạp. Cơn bão số 2 trước khi vào đất liền có 8 lần đổi hướng cơ bản.
Ông Tuấn cho biết, mỗi cơn bão có đặc điểm khác nhau. Với cơn bão mạnh, rất dễ nhìn thấy xoáy, tâm bão đúng ở giữa. Nhưng có những cơn bão nằm trong khối mây trung tâm, không nằm ở giữa. Khi ảnh mây chụp từ trên xuống, không thấy tâm.
“Cơn bão số 2, mây chạy trước hoàn lưu bão, giữa khối mây gây mưa và tâm bão cách nhau khoảng 100 – 150 km. Chính vì thế, đêm ngày 22/6, khi bão vào đảo Hải Nam, chúng ta đã dự báo có mưa”, vị Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Hạn ngắn cho hay.
Mưa lớn do bão số 2 khiến Hải Phòng ngập nặng
Những năm gần đây, bão ít đi, nhưng cường độ mạnh hơn, đặc biệt bão đôi, bão ba rất nhiều, đường đi khó lường. Ví dụ thời điển tháng 6, bão ít vào Việt Nam, đến tháng 7 mới đổ bộ vào Việt Nam. Nhưng cơn bão số 2, đã đổ bộ vào Việt Nam.
Hoặc cơn bão số 8 năm 2012 là minh chứng. Bởi lẽ ra, vào tháng 10 hằng năm, bão thường đổ bộ vào miền Trung, từ đèo Ngang (Quảng Bình) trở vào Nam. Nhưng cơn bão đã đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc như: Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng…
Năm nay dự báo nước ta có khoảng 11 – 13 cơn bão hoạt động trên biển đông, có khoảng 5 – 6 cơn bão vào Việt Nam. Ông Tuấn cho hay, trong tuần sau, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương sẽ họp để đánh giá lại và có thể bổ sung.
Trong quá trình làm dự báo cơn bão số 2, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương sử dụng hình ảnh từ vệ tinh viễn thám của Nhật Bản. Việt Nam mặc dù đã phóng vệ tinh viễn thám ngày 7/5 nhưng còn đang trong quá trình thử nghiệm.
Theo 24h
Bão số 2 suy yếu, gây mưa to ở Bắc Bộ
Bão số 2 đi vào đất liền, suy yếu nhanh nhưng vẫn tiếp tục gây mưa và mưa vừa cho các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ trong ngày hôm nay, có nơi mưa to đến rất to, vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
Các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (Ảnh: Tất Định)
Trong cả ngày hôm qua, bão số 2 đã liên tục đổi hướng, từ hướng chính Tây rồi chuyển sang Tây Bắc, rồi thành giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, đến chiều chuyển hẳn thành Tây Bắc với tốc độ chậm khoảng 5 km/h thẳng vào đất liền Bắc Bộ. Mặc dù đổi hướng nhiều lần song bão số 2 vẫn giữ nguyên cường độ cấp 8, cấp 9 trước khi đổ bộ vào đất liền.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, ở khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, với lượng mưa phổ biến từ 70 - 120mm; một số nơi có mưa to hơn như Văn Lý (Nam Định) 130mm; Con Cuông (Nghệ An): 209mm; Đô Lương (Nghệ An) 319mm; Hòn Ngư (Nghệ An) 356mm; Tp.Vinh 319mm; Tp.Hà Tĩnh 298mm... Ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ và bắc Trung Bộ đã có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8; trên vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11...
Đêm qua (23/6), sau khi đi vào khu vực các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Hồi 01 giờ ngày 24/3, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Dự báo trong ngày hôm nay, vùng áp thấp này tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây Bắc và Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, suy yếu và tan dần.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, ở Vịnh Bắc Bộ còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, biển động. Các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa, mưa to, có nơi mưa to đến rất to và dông, khu vực các tỉnh vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
Thời tiết một số thành phố lớn: Thủ đô Hà Nội: Có mưa vừa, mưa to. Nhiệt độ 26 - 28 độ C. Thành phố Đà Nẵng: Ngày nắng, đêm không mưa. Nhiệt độ 33 - 35 độ C. Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày nắng, đêm không mưa. Nhiệt độ 31 - 33 độ C.
Theo 24h
Bão số 2 ảnh hưởng Quảng Ninh - Nam Định Tại cuộc họp ứng phó bão số 2 hôm qua (22/6), Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư yêu cầu các tỉnh Quảng Ninh đến Nam Định, tùy diễn biến của bão, chủ động lựa chọn thời điểm cấm biển, không cho tàu cá, tầu vận tải, tàu du lịch ra khơi; các tỉnh miền núi phía Bắc đề phòng lũ quét, sạt lở đất...