Nồi bánh chưng Tết và câu chuyện cảm động về gia đình ai cũng phải suy ngẫm
“Hãy nhớ, dù con đi đâu làm gì thì Tết cũng phải về nhà. Vì gia đình là nơi con không bao giờ bỏ được, con hiểu điều bố nói chứ”.
ảnh minh họa
Vẫn như mọi năm, sáng sớm hôm 30 Tết bà Loan dậy vo gạo, rửa lá dong để lát nữa chồng bà dạy gói bánh. Năm nay thằng Phong đi làm ăn xa, nên Tết nhất ở nhà có mỗi hai vợ chồng ông bà cặm cụi chuẩn bị mọi thứ. Nhà đã neo người thì chứ mà thằng Phong nói chưa chắc Tết này đã về được, vì không đặt được vé tàu ra Bắc ông bà buồn biết bao. Nhìn nhà người ta, con cái về đông đủ sum vầy mà bà thèm cái cảm giác ấy quá.
Nếu như mọi năm thì thằng Phong đã tranh gói bánh cùng bố, nó là cái thằng hậu đậu đụng đâu hỏng đấy, nhưng cứ thích làm cho bằng được. Vậy mà con bà xa nhà đi làm ăn xa cũng gần năm rồi, không biết ở nơi đất khách quê người nó có đón cái Tết đầy đủ hay không? Nghĩ mà bà lại thương con và trách mình bao nhiêu.
Gói xong xuôi đâu đấy, ông bắc bếp cho bà Loan trông bánh. Ngồi thần người nhìn nồi bánh trưng bốc mùi thơm nồng nặc bà lại nhớ năm xưa. Lúc luộc bánh trưng kiểu gì thằng Phong cũng ra vườn đào củ khoai, sắn về nướng ở đấy rồi ăn ngon ngỏe. Càng hồi tưởng về năm trước bà càng rầu lòng. Thôi thì bà cũng tự động viên mình, động viên chồng vui lên chứ Tết lại buồn tủi như thế không hay.
Bà nghĩ mà thương con và trách mình bao nhiêu (Ảnh minh họa)
Vừa trông bánh bà Loan vừa bấm máy gọi điện cho con trai xem thế nào. Chẳng biết nó để máy ở đâu mà gọi mãi Phong không chịu nghe. Sốt ruột quá không biết có chuyện gì với con trai, bà bảo ông nghĩ cách gì liên lạc với con bây giờ. Ông an ủi bà, rồi đưa bà cuốn album ảnh gia đình. Hai ông bà giở ra xem mà cười ra nước mắt. Nhìn thằng con trai độc nhất từ lúc bé đến giờ thoát cái đã 25 năm nó lớn nhanh vậy. Chả mấy mà ông bà có con dâu, lại cháu bế nữa rồi. Bà ước gì điều đó đến thật nhanh để Tết nhà bà thêm tiếng cười đùa.
Video đang HOT
11h tối, bà Loan ra cổng ngóng xem thằng Phong có về không? Sắp giao thừa đến nơi rồi, bà hy vọng điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Biết bà đang nhớ và mong con về, ông ra nhắc kéo bà vào vớt bánh trưng ra không kẻo lại chín quá mất ngon. Lòng buồn rười rười nhưng bà vẫn cố mỉm cười làm theo lời ông. Hai ông bà vừa bước vào trong bếp thì tiếng thằng Phong gọi làm bà Loan vội quay ngoắt người ra cổng.
- Bố mẹ ơi, con đã về rồi. May quá, chưa đến giao thừa.
- Hình như tiếng thằng Phong ông ơi, con về thật rồi ông ạ. Mau ra đón nó về thôi. – Bà lôi tuột ông vồn vã chạy ra cổng.
Thấy người thanh niên tay xách nách mang đồ đứng ở cổng, bà Loan vội chạy đến ôm chầm lấy òa khóc nức nở, dù chưa biết cậu thanh niên đó có phải là con trai mình thật không. Ông vội gỡ tay bà ra, nhìn kỹ cậu thanh niên đó rồi ông vui mừng la lớn.
- Bà ơi, con về thật rồi. Thằng Phong nó về ăn Tết thật rồi. Bố mừng quá con à, thôi vào trong nhà nghỉ ngơi rồi nói chuyện. Đứng cổng thế này không hay lại dễ cảm lạnh con trai à.
Vào nhà nhìn thấy con trai mặt hốc hác, đen sạm đi bà Loan thương chảy nước mắt. Ngồi hỏi thăm tình hình con 1 năm xa nhà, và sao chiều nay bà gọi mãi Phong không chịu nghe máy, bà mới hay con trai bị mất điện thoại và được người tốt bụng nhường cho vé tàu về quê.
Cả nhà đang nói chuyện vui vẻ, bỗng dưng mùi bánh trưng ở dưới bếp bốc lên làm bà Loan sực nhớ nó sớm cạn nước rồi. Bà chạy vội xuống bếp, Phong cũng theo mẹ đi ngay sau đó. Nhìn thấy nồi bánh trưng Phong lại nũng nịu đòi cùng mẹ vớt bánh. Nhìn con trai vẫn hậu đậu như ngày nào bà bật cười hạnh phúc.
Vậy là Tết này nhà bà lại được sum vầy đông đủ, niềm ao ước lớn nhất của ông bà cũng được thực hiện rồi. Tối hôm ấy Phong đưa cho mẹ chiếc phong bì có chứa 10 triệu. Anh bảo cả 1 năm đi làm xa có chút ít biếu bố mẹ tiêu Tết. Nhìn hành động của con trai bố Phong đặt chiếc phong bì đó vào tay anh và nói.
- Con trai à, ước ao lớn nhất của bố mẹ từ tháng trước đến giờ là mong con trở về. Còn cái này con hãy giữ làm vốn riêng, mai này lấy vợ còn có chút ít để lo cho vợ con chứ. Bố mẹ già rồi, tiêu gì đến số tiền này. Thôi Tết này anh cứ đưa vợ tương lai ra mắt bố mẹ là được rồi. Hãy nhớ, dù con đi đâu làm gì đó thì Tết cũng phải về nhà dù bận mấy. Vì gia đình là nơi con không bao giờ bỏ được, con hiểu điều bố nói chứ. Con có biết nghe tin con không mua được vé tàu về quê, mẹ con đã khóc nhớ con bao đêm rồi không?
- Con xin lỗi ạ. Tết này con sẽ bù đắp và mang lại nhiều niềm vui và bất ngờ cho bố me ạ. Bố mẹ hãy cứ tin ở con, con trai của bố mẹ đã đủ lớn và cũng đến lúc báo đáp phụng dưỡng bố mẹ rồi ạ.
Nghe những lời đó từ con trai bà Loan rơi nước mắt không nói được lời nào. Năm nay có lẽ là cái Tết nhiều cảm xúc nhất trong bà, bà chỉ ước Tết năm nao gia đình cũng vui vẻ đoàn tụ bên nhau thôi, dù có khó khăn hay chuyện gì xảy ra chỉ cần nhìn thấy những người thân yêu luôn hạnh phúc và mỉm cười là đủ.
Theo Một Thế Giới
Cứ nghĩ đến Tết tôi lại... sợ đến kinh hoàng
Nhiều hôm chiếc bánh chưng chỉ mất đúng một góc, còn lại nguyên 7 miếng cứ bê ra bê vào. Đĩa nem 1 ngày rán lại đến vài lần cho nóng. Bát thịt đông nấu rõ là ngon trên lại được xếp hoa cắt tỉa đẹp đẽ, vậy nhưng chẳng ai thèm động đũa.
Cứ nghĩ đến Tết tôi lại... sợ đến kinh hoàng. 7 năm lấy chồng thì 5 năm liền tôi phải trải qua nỗi sợ ấy. Hai mươi mấy Tết đã đầu tắt mặt tối chạy chợ, lo mua sắm tích trữ mọi thứ rồi quẩn quanh trong bếp nấu nướng cỗ bàn cho tới khi... hết Tết.
3 ngày Tết lúc nào cũng mâm cao cỗ đầy, bát rửa chưa khô đã lại hì hục nấu nướng, bày mâm đón khách mới, chỉ thấy khổ ải chả thấy sung sướng ở đâu. Trước Tết chị em đồng nghiệp rủ rê sắm sửa quần áo, tút tát lại nhan sắc tôi cũng hồ hởi hưởng ứng nhiệt tình. Rồi thì cũng váy áo điệu đà, tóc xoăn quấn lọn.
Trước Tết, ai cũng trầm trồ khen trẻ, khen đẹp. Vậy nhưng Tết đến, vài cái mua trước đó chỉ có duy nhất một cái váy được chưng diện không quá 1 tiếng trong ngày mùng 1. Tóc đẹp chẳng thấy đâu nữa mà thay vào đó là đầu tóc rũ rượi vì không có thời gian sấy tóc, quấn lô. Mặt mày phờ phạc vẫn phải cố để cười thật tươi, quần thì lúc nào cũng ống cao ống thấp, tay thì luôn ướt nhẹp chùi vội để bắt tay khách đến chơi nhà...
Tóc đẹp chẳng thấy đâu nữa mà thay vào đó là đầu tóc rũ rượi vì không có thời gian sấy tóc, quấn lô. (Ảnh minh họa)
Quanh nhà nhìn đâu cũng thấy thịt, măng, bánh trái như kho cứu đói. Thịt thà thì chất đầy tủ lạnh, chỉ bởi Tết đến là phải làm cỗ thiết đãi khách khứa. Nào là khách của bố mẹ chồng, khách của vợ chồng rồi thì cả... khách của em chồng nữa.
Nhớ Tết năm ngoái, không biết tôi phải sửa soạn mấy chục mâm cỗ. Có hôm vừa đặt mâm xuống đã phải dọn mâm đi vì khách xin phép còn phải đi chúc Tết nhiều nơi khác nữa. Mình từ người mời khách bỗng giống như kẻ ép họ phải ăn. Cũng có người vì cả nể đành phải ngồi xuống trước lời mời quá nhiệt tình của vợ chồng nhà tôi. Họ cũng uống chén rượu, cũng gắp miếng thịt cho vào bát, rồi đến lúc đứng lên, miếng thịt vẫn còn nguyên.
Nhiều hôm chiếc bánh chưng chỉ mất đúng một góc, còn lại nguyên 7 miếng cứ bê ra bê vào. Đĩa nem 1 ngày rán lại đến vài lần cho nóng. Bát thịt đông nấu rõ là ngon trên lại được xếp hoa cắt tỉa đẹp đẽ, vậy nhưng chẳng ai thèm động đũa. Vì tết tư nhà nào cũng những món ấy, họ nhìn đã thấy ngán thì ăn sao nổi.
Nghĩ lại vẫn thấy hãi cái cảnh túc trực ở nhà hơn "trực chiến", vì sợ đi vắng, khách đến lấy ai nấu nướng, lấy ai bưng cỗ, lấy ai dọn dẹp. Con thì còn nhỏ chưa biết làm, chồng và bố chồng thì tiếp khách, mẹ chồng giúp được đến đâu thì giúp chứ phận con dâu làm sao dám nhờ bà. Em chồng còn trẻ, phải để cô ấy đi chơi với người yêu để còn lấy chồng chứ. Vậy là mấy ngày Tết tôi trở thành rô bốt rửa bát đích thực, cứ chồng nọ nối tiếp chồng kia.
Khách khứa đến chồng lo tiếp khách, vợ lo cỗ bàn rồi lại thỉnh thoảng phải ngó lên xem chồng có nhớ mùng tuổi lũ trẻ đi theo không. Nhỡ sơ xuất quên mất thì lại mang tiếng không hay. Trước khi chồng chuẩn bị chúc Tết họ hàng ngoài việc chuẩn bị quà Tết cho chồng tôi cũng phải nhắc chồng nhớ đem theo phong bao lỳ xì để mừng tuổi cho đủ.
Hết 3 ngày Tết tưởng là xong cỗ bàn nhưng nó còn kéo dài tới vài hôm nữa vì còn cỗ hóa vàng. Mỗi nhà làm một ngày còn đỡ, có năm nhà nội nhà ngoại làm chung ngày thành ra phải đi ăn chạy xô. Có năm chỉ đến ăn không đến giúp làm cỗ được mẹ đẻ tôi bực lắm bảo nuôi lớn đi lấy chồng là hết nhờ. Thế có khổ không cơ chứ.
Cả năm dành dành dụm dụm, tiết kiệm chi li từng đồng từng hào nhưng đến lúc sắm Tết thì tiền như mọc cánh bay đi. Chẳng còn mấy ngày nữa là đến Tết, tiền thưởng của hai vợ chồng vẫn chưa thấy đâu mà đã thấy bao nhiêu thứ phải chuẩn bị rồi. Nghĩ đến mà lại thấy... kinh hoàng.
Theo Một Thế Giới
Giả điên thử lòng chồng sắp cưới và cái kết không ngờ Thủy biết mình đã đúng khi giả điên thử lòng chồng sắp cưới. Nhờ lần thử lòng này mà cô mới được được con người thật của Thành và có nên quyết định lấy anh hay không? Thủy và Thành yêu nhau cũng được 3 năm rồi, 3 năm họ dành cho nhau những gì ngọt ngào và hạnh phúc nhất. Năm nay...