Nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là huyện Đại Cát – Thiên tướng trấn thiên thu
16h45 chiều 7-10, sau cuộc họp giữa Trung ương, tỉnh Quảng Bình và đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban tổ chức lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình đã chính thức quyết định địa điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực biển Vũng Chùa – đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây cũng là địa điểm lúc còn sống Đại tướng đã đồng ý với gia đình để Đại tướng yên nghỉ vĩnh hằng. Gần như ngay lập tức, các đơn vị công binh và nhiều lực lượng khác đã tập trung về Vũng Chùa- Đảo Yến mở đường vào khu vực.
Vị thế nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhìn từ máy bay. Vị trí Đại tướng yên nghỉ là phía trong đất liền, nhìn ra Đảo Yến
Thật ra, điểm yên nghỉ của Đại tướng đã được gia đình chọn lựa từ lâu. Khu vực Vũng Chùa – Đảo Yến cũng là một huyệt đẹp hội tụ nhiều sinh khí đã được biết từ lâu. Dân xã Quảng Đông coi đây là một nơi thiêng liêng chứa đựng những điều thần bí. Ông Phạm Xuân Hương, một bô lão trong xã kể lại chuyện xưa được lưu truyền trong nhân dân. Đó là câu chuyện một người Tàu biết đây là khu mộ huyệt đại cát, nếu an táng cha mình vào đây, con cháu sẽ phát tài, hưng vượng liền đem hài cốt cha mình đến đây chôn trộm. Lúc đó, cả khu vực còn là rừng rậm. Anh ta chờ lúc giữa trưa mới thuê người địa phương đưa vào rừng. Thuyền vừa đỗ dưới bãi, định bước lên bờ thì bỗng trong rừng xuất hiện một đôi hổ, một con đen, một con trắng nhảy ra gầm vang đe dọa. Anh dẫn đường vội vàng đẩy thuyền chạy về.
Nhưng anh người Tàu vẫn không đành, anh ta mượn một thầy phù thủy đi cùng lần nữa. Lần này nghe như sợ thầy phù thủy, không thấy hổ ra dọa nữa. Trèo lên đến miếng đất bằng trên sườn núi, anh ta vội vàng đào mộ rồi đặt hài cốt cha mình xuống, nhưng lạ kỳ, hài cốt đặt xuống đáy hố thì tự nhiên đất lại đùn lên, đẩy gói hài cốt trở lại mặt đất. Thầy phù thủy bày đàn, bấm độn triệu thỉnh thổ địa lên hỏi, thổ địa trả lời: Đây là huyệt mộ đại cát, nhưng không dành cho người này. Chôn xuống sẽ bị đào lên. Anh người Tàu sợ quá, vội mang hài cốt cha mình về Tàu.
Theo TS Phan Viết Dũng, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Quảng Bình, Vũng Chùa – Đảo Yến là thắng cảnh nằm chung trong vịnh Hòn La mà sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn.
Trong sách nêu rõ vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi như những bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển” với đỉnh Mũi Rồng che chắn phía tây – bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ (dân gian gọi là hòn)…
TS Dũng cho biết quần thể danh thắng này gắn liền với rất nhiều truyền thuyết dân gian, như việc người dân vùng này không dám chặt cây chò trắng vì đây là loại cây tương truyền được long vương dùng xây thủy cung dưới biển. Mà long vương từng nổi sóng lớn giúp dân nhấn chìm chiến thuyền của quân Chiêm khi đến quấy phá dân làng thời Đại Việt. Dân gian còn truyền miệng chuyện năm vua
Lê Thánh Tông xuất thủy quân đánh Chiêm Thành, đã dừng lại nơi đây lập đàn xin thần linh phù hộ thắng giặc và chúng sinh an lành. Sau đại thắng, vua lại trở về lập đàn cáo cùng trời đất tại đây.
Khẩn trương thi công con đường vào nơi chôn cất thi hài Đại tướng
Thuật phong thủy đặt mộ phần
Thuật phong thủy chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên. Giống như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lí, thuyết âm dương, ngũ hành. Theo các quan niệm cổ truyền, long mạch là những dòng khí mạch chạy trong đất (giống như mạch máu trong cơ thể), nhấp nhô, uốn lượn theo thế núi sông như rồng. Điểm khởi đầu của mạch là nơi sinh khí bắt đầu phát sinh, điểm kết thúc của mạch là nơi sinh khí ngưng tụ. Tại nơi tập kết khí mạch của núi mà xây huyệt mộ sẽ mang lại nhiều điều tốt lành.
Sách Táng thư viết: “Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do vậy mà có tên là “phong thủy”. Nơi khí tụ là huyệt cát, nơi khí tán là huyệt hung. Huyệt cát phải có thế đứng huyền vũ, nghĩa là lưng dựa vào miền đất cao, hay nhất là cuối dãy núi lớn, trước mặt có khoảng trống, thấp, tốt nhất có dòng nước chảy, bên trái tả thanh long nghĩa là có dãy núi cao tỏa ra như hai cánh tay che bên trái huyệt đất, có hữu bạch hổ, nghĩa là bên phải cũng có một dãy núi, hoặc đất cao che bên trái huyệt đất, có chu tước, nghĩa là ngoài vùng nước có một miền đất cao như cái bình phong chắn gió thổi vào huyệt đất.
Cuốn Táng Kinh viết: “Hình ngăn khí tụ, hóa sinh vạn vật là đất thượng đẳng”, tức là chân huyệt. Nếu không có hình tốt tức thế đất không ngăn được khí. Khí không tụ lại được thì an táng vô nghĩa. Nhưng đất có hình rồi cũng phải có thế. Thế đất cát thì huyệt sẽ cát; huyệt cát thì nhân sẽ cát. Thông thường, an táng ở trên thế đất phình. Táng kinh có viết: Thế đất có bình phong (đằng sau huyệt mộ có đất hoặc núi cao như bức bình phong để dựa, được che chắn) chôn đúng phép, vương hầu nổi lên. Thế đất như tổ yến (tròn, vuông, cân đối) chôn đúng cách, được chia đất phong. Thế đất như rìu kép (tròn, vuông, cân đối, phẳng phiu) mộ huyệt có thể giàu có.
Nơi an táng Đại tướng là huyệt đại cát
Vũng Chùa – Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang (ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh) khoảng 7 km. Người dân địa phương từ lâu vẫn gọi đây là thế đất rồng cuộn hổ ngồi, nơi dãy Hoành Sơn đâm từ dãy Trường Sơn ra biển lớn. Địa điểm an táng Đại tướng là lưng chừng triền núi phía Nam mũi Rồng, cách ngọn mũi Rồng khoảng 1km. Theo anh Phan Ngọc Trang – một người dân địa phương, trong khuôn viên được chọn an táng Đại tướng đã xây dựng các tháp thiết kế như kiểu tháp chuông ở các khu tưởng niệm, có một quả chuông bằng đồng, một căn nhà kiểu văn phòng, rộng chừng 50m2 xây lên từ vài năm trước. Bên trong hàng rào là vài con đường đất sỏi và từ trước tới nay chưa có hoạt động gì, nên người dân địa phương không biết để làm gì. Đường từ Quốc lộ 1 vào địa điểm này hiện là đang được tích cực thi công và sẽ hoàn thành trước ngày 12-10-2013.
Nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm ở độ cao 110m lưng núi Vũng Chùa. Huyệt đất quay về hướng Nam. Về phía Bắc núi Vũng Chùa dựa vào dãy núi lớn cao trên 700m. Phía Tây, núi Sú kéo dài như một tay ngai, cao 136m, phía đông, như con hổ lớn ở vị trí Bạch Hổ, dãy Mũi Rồng như một cánh tay dài như một con rồng lớn chạy ra biển ở vị trí Thanh Long. Từ trên huyệt mộ nhìn xuống sẽ thấu cả một vùng biển rộng, có dòng hải lưu chảy từ hướng Tây sang phía Mũi Rồng. Qua khoảng biển rộng khoảng 400m là đảo Yến, gồm hai ngọn như chiếc bình phong chắn gió ở vị trí Chu Tước.
Mảnh đất dự kiến để chôn cất Đại tướng có hình vuông, cân đối, hơi phình như một gò nhỏ, hướng về phía Nam theo câu: “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ”. Đó chính là thế đất “Yến sào” có chỗ dựa Huyền Vũ là đỉnh cao trên 400m về phía Bắc.
Mạch khí chảy nghìn dặm từ Trường Sơn xuống dẫn mạch khí từ nghìn dặm Bắc về đến đây, gặp biển tụ lại, Biển mênh mông như một hồ lớn, nhưng trước huyệt đất lại có hải lưu dẫn khí lưu thông mà không tán. Sinh mà tụ là thế đất tuyệt vời này. Phía bên trái, theo cổ truyền là bên tả, dãy núi mũi rồng chảy ra biển, vừa xuôi xuống biển tạo ra một vòng cung chắn khí tản đông mà còn chắn gió đông, không để gió, tức phong, thổi vào huyệt mộ. Đó chính là hình tượng con rồng xanh hầu bên tả. Phía bên phải, hướng Tây núi Sú sừng sững như một con hổ chầu, che những cơn gió lục địa thổi vào huyệt đất.
Đó chính là Bạch Hổ trừ mọi tai ương. Phía nam là biển rộng, đóng vai trò minh đường tụ thủy, mạch hải lưu nhẹ cấp thêm sinh khí cho huyệt mộ. Phía xa một chút Đảo Yến như bình phong lớn làm ấm huyệt mộ. Theo người dân địa phương, đất trên núi vốn là đất núi lửa có màu đỏ hồng nhẹ, vùng mưa đều đất ẩm, cây cối xanh tươi quanh năm. Đây đúng là đất “Thái cực biên huân”, hợp với thế đất. Thêm nữa không phải bây giờ mà ngay từ ngàn xưa vùng Vũng Chùa – Đảo Yến đã là nơi chim yến tụ hội ríu rít quanh năm, đúng là đất lành chim đậu,”chim tụ hội thành đàn” đông vui, ríu rít, là đất “tụ khí tàng phong”.
Tổng hợp lại, nơi chôn cất Đại tướng
Võ Nguyên Giáp là huyệt đại cát ứng vào câu “tất phát khoa giáp, định rất phát đinh tài lưỡng vượng, phú quý miên trường, mọi người đều kính phục”. Với những chiến công vì dân vì nước, huyệt mộ đại cát, Đại tướng sẽ là một thiên tướng trấn giữ phía Đông ngăn trừ mọi ma quỷ âm mưu xâm lấn làm hại dân Việt, công đức kéo dài vạn vạn năm.
Vương Phúc Hải
Theo ANTD
Linh cữu Đại tướng được đưa lên chuyên cơ
Thời điểm này, linh cữu Đại tướng đã được đưa lên chuyên cơ, chuẩn bị rời sân bay Nội Bài vào Quảng Bình, nơi an táng Đại tướng.
Lễ truy điệu trọng thể Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức vào 7h ngày 13/10/2013 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Cũng trong ngày hôm nay, lễ an táng Đại tướng được tổ chức tại Quảng Trạch (Quảng Bình), quê hương Đại tướng.
10h15: Linh cữu Đại tướng được đưa lên chuyên cơ ATR72. Hai chiếc chuyên cơ đã sẵn sàng đưa linh cữu Đại tướng cùng thân quyến và Ban tổ chức vào Quảng Bình.
10h05: Linh cữu Đại tướng chuẩn bị được đưa lên chuyên cơ ATR72.
9h55: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đã đến sân bay Nội Bài. 2 chuyên cơ và phi hành đoàn đã sẵn sàng để đưa linh cữu Đại tướng cùng thân quyến và Ban lễ tang vào Quảng Bình.
Hai bên đường, rất nhiều người dân đã tập trung để được nhìn linh cữu Đại tướng lần cuối.
Video đang HOT
Theo Tiền Phong, tại sân bay Nội Bài, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã kiểm tra lần cuối chiếc ATR 72 - chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng về Quảng Bình. Chuyên cơ đã được thiết kế thêm gá đỡ đặt linh cữu Đại tướng. Đội ngũ tiếp viên trên chuyên cơ đã sẵn sàng, đang tập dượt lần cuối đón linh cữu Đại tướng lên chuyên cơ.
Lúc này, tại Hà Nội, trên các tuyến phố hướng ra sân bay Nội Bài, người dân đang tập trung rất đông. Những tấm giấy khổ lớn, khổ nhỏ in hình Tướng Giáp được người dân trân trọng cầm trên tay.
Dòng người xếp hàng bên đường lên cầu Thăng Long chờ linh cữu Đại tướng đi qua
9h00: Tại Quảng Bình, tất cả các lãnh đạo cao cấp của tỉnh đã có mặt tại sân bay Đồng Hới để đón linh cữu Đại tướng (theo lịch trình dự kiến, khoảng 13h, chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng sẽ tới sân bay Đồng Hới).
Rất nhiều người dân cũng đổ về sân bay Đồng Hới. Tại sân bay, an ninh đã được thắt chặt, người dân chỉ được đứng ở cổng phía ngoài. Trong khi đó, trên các tuyến phố lớn của thành phố Đồng Hới, hàng nghìn người dân đứng ở hai bên đường để đón linh cữu Đại tướng.
8h31: Dù Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại TP.HCM đã kết thúc, nhưng nhiều người vẫn ở lại để có thể thắp cho Đại tướng một nén hương thơm. Khóe mắt sao cay quá, biết bao người dân đã khóc, khóc vì vị anh hùng dân tộc mãi mãi ra đi.
Người dân tại TP.HCM không cầm nổi nước mắt khi đến thắp hương viếng Đại tướng
8h30: Xe chởthi hài Đại tướng rời nhà riêng hướng ra sân bay Nội Bài. Người dân đứng chật kín 2 bên đường tiễn đưa đại tướng. Nhiều người đã bật khóc.
8h20: Xe chở linh cữu Đại tướng đã về đến cổng nhà 30 Hoàng Diệu. Di ảnh của Đại tướng đã được chuyển vào trong nhà.
Xe chở linh cữu Đại tướng đi qua phố Hoàng Diệu
Trên phố Hoàng Diệu, hàng nghìn người khóc như mưa khi linh cữu Đại tướng đến
Hàng nghìn người dân đã đứng dọc phố Hoàng Diệu và trước nhà riêng Đại tướng thể hiện niềm tiếc thương đối với vị Đại tướng của nhân dân.
Hàng nghìn người dân đứng chờ đoàn xe trên phố Hoàng Diệu
8h15: Đoàn xe bắt đầu về đến nhà Đại tướng tại 30 Hoàng Diệu.
8h12: Đoàn xe qua Quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi có nhiều kỷ niệm gắn bó với Đại tướng.
Người dân đứng hai bên đường tại Quảng trường Ba Đình đón linh cữu Đại tướng đi qua
Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đi qua Quảng trường Ba Đình
8h00: Đoàn xe tiêu binh đang lăn bánh qua phố Tràng Tiền, hướng về hồ Hoàn Kiếm
7h50: Xe chở linh cữu Đại tướng đã qua phố Lê Thánh Tông
7h45: Linh xa chở thi hài Đại tướng đã rời Nhà tang lễ Quốc gia.
7h40: Linh xa chở Đại tướng bắt đầu chầm chậm rời khỏi Nhà tang lễ Quốc gia.
Linh xa chở Đại tướng di chuyển trên đường phố Hà Nội
Linh cữu Đại tướng được đặt lên linh xa và đưa ra khỏi Nhà tang lễ
7h35: Linh cữu Đại tướng được đặt lên linh xa.
7h25: Đội nghi lễ đang làm các thủ tục đưa linh cữu Đại tướng ra xe chở linh cữu.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện ngay bên cạnh khi linh cữu đại tướng được chuyển ra xe.
7h20: Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, các vị khách quốc tế và thân nhân Đại tướng đi vòng quanh linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
7h15: Con trai trưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Võ Điện Biên, thay mặt gia đình cảm ơn tình cảm của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội đối với Đại tướng, cảm ơn tập thể lãnh đạo, bác sĩ Viện quân y 108 đã chăm sóc Đại tướng cho đến những giờ phút cuối cùng. (Xem video)
7h13 tại Hà Nội: Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn, 1 phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu.
Người dân xem trực tiếp Lễ truy điệu qua màn hình tại đầu đường Điện Biên Phủ.
Tại Quảng Bình, đúng 7h, Lễ truy điệu được tiếp sóng truyền hình từ Hà Nội. Đường phố vắng tanh, mọi người dân đều tập trung trước màn hình truyền hình theo dõi Lễ truy điệu. Chị Ngọc Thanh ở Đồng Hới cho biết, theo dõi Lễ truy điệu mà như có cảm giác đau xót như đưa tiễn người thân của mình. Trong Hội trường tang lễ, một không khí buồn, tĩnh lặng bao trùm, không một tiếng động, mọi con mắt đều hướng về Lễ truy điệu Đại tướng từ Hà Nội.
Người dân Quảng Bình đứng trước màn hình dự Lễ truy điệu từ Hà Nội
Nhiều người dân đã khóc. Giọt nước mắt lăn tròn trên má những người dân Quảng Bình chuẩn bị đón người con ưu tú về đất đất mẹ quê hương.
Tại Quảng Bình: Lễ truy điệu bắt đầu sớm hơn vài phút so với dự định 7h00 ngày 13/10. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lương Ngọc Bính thắp hương, đọc lời tiễn biệt Đại tướng - Võ Nguyên Giáp, người anh hùng dân tộc, người con thân yêu của quê hương Quảng Bình. Đúng 7h sáng, tại Quảng Bình, toàn thể nhân dân dự Lễ truy điệu Đại tướng được truyền hình trực tiếp từ Hà Nội.
Tại trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình, Lễ truy điệu diễn ra sớm hơn so với dự định vài phút
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lương Ngọc Bính phát biểu
Lễ truy điệu được tiếp tục qua sóng truyền hình từ Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội
7h00: Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng chính thức bắt đầu tại Hội trường Thống Nhất TP.HCM.
Đông đảo người dân và đại diện các cơ quan ban ngành đã tập trung trước Hội trường Thống Nhất TP.HCM.
Các em học sinh trong Hội trường làm lễ.
Lãnh đạo thành phố uy nghiêm chuẩn bị làm lễ
7h00: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và khẳng định sự ra đi của Đại tướng là tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội Việt Nam.(Xem video)
6h58: Tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban Lễ tang tuyên bố bắt đầu Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
6h45: Tại Quảng Bình, đã có rất đông người vào trong UBND tỉnh - nơi diễn ra Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bên trong mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất. Trời Quảng Bình không còn mưa, không khí se lạnh.
5h45: Lực lượng quân đội kiểm tra bộ linh xa, gồm có xe kéo chở vòng hoa, khẩu pháo và linh xa tại Nhà tang lễ.
Linh xa...
Khẩu pháo...
... và xe kéo tại nhà Đại tướng
Đội tiêu binh chỉnh lại trang phục
Bên trong Nhà tang lễ
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có mặt tại Nhà tang lễ từ rất sớm để chuẩn bị cho Lễ truy điệu
5h30: Người dân đã mang hoa, tập trung rất đông trước nhà riêng Đại tướng số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội. Trong đó có rất nhiều người già, em nhỏ, cựu chiến binh.
5h30, rất nhiều người dân đã có mặt tại nhà riêng Đại tướng, số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội.
Lực lượng sinh viên có mặt sẵn sàng cho Lễ truy điệu Đại tướng.
Nhiều người mang ảnh Đại tướng đến viếng.
Cùng với hàng nghìn người dân đến chờ đợi trước nhà Đại tướng, vợ chồng chị Hồ Thị Thương (ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) đã chuẩn bị cờ rủ và áo in hình Đại tướng để bày tỏ tấm lòng đối với người.
Chị Thương cho biết: "Hôm nay là buổi cuối cùng mà tôi và gia đình có thể tiễn biệt Đại tướng, nên đã đến từ rất sớm. Đại tướng là người vừa có tài, đức. Gia đình tôi luôn kính trọng và biết ơn Người.
Càng lúc, dòng người đổ về phố Hoàng Diệu càng đông.
Sau lễ truy điệu tại Nhà tang lễ, linh cữu của Đại tướng sẽ được chuyển bằng ô tô từ Nhà tang lễ qua các tuyến phố: Trần Thánh Tông - Lê Thánh Tông - Quảng trường Cách mạng Tháng 8 - Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Độc Lập - Hoàng Văn Thụ - Hoàng Diệu - Trần Phú - Lê Trực - Sơn Tây - Kim Mã - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Phạm Văn Đồng - Thăng Long, đến sân bay Nội Bài vào khoảng 11h. Từ sân bay Nội Bài, linh cữu Đại tướng cùng đoàn tang lễ sẽ di chuyển vào sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) trên hai chuyến bay ATR 72 và A321 phục vụ tang lễ mang số hiệu lần lượt là VN103 và VN1911. Sau đó, linh cữu Đại tướng được chuyển bằng ô tô đến vị trí an táng. Lễ an táng Đại tướng tại khu vực vũng Chùa - đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình bắt đầu vào 16h cùng ngày.
Theo Khampha
Mỹ: Đảng công nhân ước có chỉ huy như Tướng Giáp Đảng Công nhân Thế giới Mỹ đã viết thư bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tướng Giáp, người chỉ huy họ luôn mơ ước. Sau khi nhận được tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng dân tộc, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam qua đời, nhiều tổ chức, đảng phái quốc...