Nỗi ân hận của người từ chối tiêm vắc xin trước khi chết vì Covid-19
Một người đàn ông khỏe mạnh tại Anh đã chết vì Covid-19 sau khi từ chối tiêm vắc xin.
John Eyers vẫn đi leo núi và cắm trại 4 tuần trước khi tử vong vì Covid-19 (Ảnh: Dailymail).
John Eyers, 42 tuổi, là chuyên gia xây dựng ở Southport, Merseyside, Anh. Jenny McCann, em gái của John, mô tả anh trai cô là “người khỏe mạnh nhất” mà cô từng biết.
Jenny cho biết 4 tuần trước khi qua đời, anh trai cô vẫn đi leo núi ở Wales và cắm trại.
Tuy nhiên, John đã được đưa vào phòng chăm sóc tích cực sau khi mắc Covid-19. Trước khi phải thở máy, John ước mình đã được tiêm vắc xin. Em gái của John nói rằng cái chết của anh trai cô là “một bi kịch”.
“Anh ấy nghĩ nếu có mắc Covid-19 thì anh ấy vẫn sẽ ổn. Anh ấy nghĩ rằng mình sẽ chỉ bị bệnh nhẹ. Anh ấy không muốn tiêm vắc xin vào cơ thể mình. Nhưng rồi sau đó, mọi loại thuốc đều được đưa vào người anh ấy ở trong bệnh viện”, Jenny viết trên Twitter.
Video đang HOT
Jenny nói rằng lẽ ra anh trai cô có thể sống sót trước Covid-19.
“Chuyện này đáng lẽ không nên xảy ra. Anh ấy để lại một người mẹ, một người cha, một em gái, và một con gái 19 tuổi. Hai đứa con của tôi đã mất đi người bác vui tính của chúng. Người bác luôn chơi với chúng”, Jenny cho biết.
“Mẹ tôi đã mất đi đứa con trai bé bỏng. Cháu gái tôi mất đi người bố mà cháu vô cùng yêu thương. Chuyện này đáng lẽ không nên xảy ra. Mẹ tôi muốn mọi người biết về câu chuyện John. Vì câu chuyện của anh ấy có thể sẽ cứu mạng ai đó. Những đau đớn và mất mát như thế này sẽ thúc đẩy mọi người tiêm vắc xin”, Jenny cho biết thêm.
Nhiều bạn bè của John mô tả anh là “người cực kỳ khỏe mạnh”, là “một trong những người năng động và khỏe mạnh nhất” mà họ từng biết.
“Anh ấy có một tình yêu lớn đối với thể thao và thể hình, leo núi và nhiều hơn nữa”, một người bạn của John chia sẻ.
“Đáng buồn là John đã qua đời vì Covid-19 mà không có bất kỳ bệnh nền nào. Gia đình anh ấy muốn chia sẻ câu chuyện này cho những người khác, khiến họ suy nghĩ lại về một số quyết định liên quan đến Covid-19″, người bạn chia sẻ thêm.
John Eyers khi nằm trên giường bệnh (Ảnh: Dailymail).
Các nhân viên y tế và bệnh nhân Covid-19 ngày càng lên tiếng nhiều hơn về sự hối tiếc khi không tiêm chủng.
Bác sĩ Samantha Batt-Rawden, người làm việc tại phòng chăm sóc tích cực, cho biết cô chỉ gặp một bệnh nhân duy nhất phải chăm sóc tích cực dù đã tiêm đủ 2 liều vắc xin, còn lại “phần lớn” những bệnh nhân cô gặp “hoàn toàn không tiêm chủng”.
Batt-Rawden cho biết rất khó khăn khi nhìn thấy vẻ mặt hối tiếc của các bệnh nhân khi họ trở nên không khỏe và cần phải thở máy.
“Bạn có thể thấy rằng họ đã mắc sai lầm lớn nhất trong cuộc đời (khi không tiêm chủng), điều này thực sự khó khăn”, Batt-Rawden nói, đồng thời cho biết cô đã nghe thấy bệnh nhân nói với các thành viên trong gia đình về sự hối hận của họ vì không tiêm vắc xin.
Các bác sĩ Anh đã cảnh báo về việc ngày càng có nhiều người trẻ mắc Covid-19 nặng phải điều trị trong phòng chăm sóc tích cực và khuyến cáo người trẻ hãy tiêm vắc xin.
Trong tuần đầu tiên sau khi hầu hết các biện pháp hạn chế chống dịch được dỡ bỏ ở Anh hôm 19/7, hình ảnh các hộp đêm đông đúc, với những vị khách đa số là người trẻ không đeo khẩu trang và không giãn cách, tràn ngập mạng xã hội.
Các chuyên gia y tế ngay lập tức cảnh báo rằng những người trẻ chưa tiêm vắc xin cần tự bảo vệ mình khẩn cấp trước làn sóng lây nhiễm mới để tránh bệnh nặng. Theo Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS), 1/3 thanh niên từ 18-29 tuổi vẫn chưa tiêm mũi vắc xin nào, chiếm khoảng 10% dân số trưởng thành.
Đỉnh Everest cao nhất thế giới cũng đã có người mắc COVID-19
Ít nhất một người cắm trại khi leo đỉnh Everest được cho là dương tính với COVID-19, mạng tin DW (Đức) ngày 22/4 đưa tin.
Đỉnh Everest có thể không còn miễn nhiễm với COVID-19. Ảnh: DW
Ngay cả đỉnh núi cao nhất trên thế giới giờ cũng không còn miễn nhiễm với virus SARS-CoV-2. Đã có ít nhất một trường hợp được xác định mắc COVID-19 khi dừng ở trại chính (base camp) ở rìa nam đỉnh Everest thuộc lãnh thổ Nepal.
Sau khi mắc hội chứng phù não độ cao lớn (HAPE), người này được trực thăng đưa về một bệnh viện ở thủ đô Kathmandu, làm xét nghiệm và được chẩn đoán dương tính với virus SARS-CoV-2. Những người trong đoàn ngay sau đó đã phải thực hiện cách ly.
Người leo núi mắc COVID-19 được xác định là một công dân Na Uy. Anh này cho biết có thể đã nhiễm virus trong quãng đường leo từ chân núi đến trại chính nói trên. Có thông tin cho rằng ít nhất ba người trong đoàn leo núi đã nhiễm SARS-CoV-2.
Về phần mình, Bộ Du lịch Nepal có ý phủ nhận điều này, nói rằng vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra và thông tin về trường hợp lây nhiễm chỉ là tin đồn. Tính đến ngày 21/4, Nepal đã cấp giấy phép cho 377 cá nhân muốn leo núi, chinh phục đỉnh Everest trong năm 2021, chỉ kém chút ít so với con số kỉ lục của năm 2019.
Với 30 triệu dân, Nepal ghi nhận khoảng 285.000 ca nhiễm và 3.000 ca tử vong do COVID-19 tính từ thời điểm đại dịch bùng phát. Cuối tháng 3, chính phủ nước này nới lỏng hạn chế với khách du lịch. Để được nhập cảnh, du khách quốc tế chỉ cần xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 hoặc xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước nhập cảnh. Nếu có thêm một xét nghiệm âm tính được thực hiện ở sân bay thủ đô, du khách có quyền tự do đi lại ở Nepal.
Ca nCoV toàn cầu gần 85 triệu, Mỹ trải qua tháng chết chóc nhất Thế giới ghi nhận gần 85 triệu ca nCoV, trong đó hơn 1,84 triệu người chết. Mỹ trải qua tháng 12 với số ca nhiễm và tử vong đều cao kỷ lục. Thế giới ghi nhận 84.916.674 ca nhiễm và 1.842.397 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 634.996 và 8.960 ca một ngày, trong khi 60.017.711 người đã bình phục, theo trang...