Nỗi ân hận của người đàn ông sau 4 năm kết hôn không có con
Mỗi khi bạn đưa con đến nhà chơi, thấy vợ cứ xoắn lấy bế bồng hôn hít, rồi lại buồn thăm thẳm khi bạn về, đấy là lúc anh ân hận, thương vợ và bản thân anh cũng khát thèm tiếng trẻ bi bô.
BS Nguyễn Anh Tú đang thăm khám cho bệnh nhân
Nhìn vợ quý trẻ con chạnh lòng
Đó là tâm trạng của anh Nguyễn Văn Sơn (27 tuổi, Yên Bái). Chia sẻ về trường hợp này, BS Nguyễn Anh Tú – chuyên khoa Nam học, bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết nguyên nhân của việc “chậm con” ở anh Sơn là do nam bệnh nhân bị xuất tinh ngược dòng.
Không có kế hoạch sinh con ngay nên năm đầu tiên hôn nhân, hai anh chị hưởng trọn đời sống vợ chồng son. Năm thứ 2, anh chị bắt đầu ‘thả’. Nhưng càng chờ, càng không thấy.
Anh Sơn lờ mờ nhận ra bất thường và biết nguyên nhân do mình. Bởi theo lời anh, mỗi lần quan hệ anh không thấy tinh dịch dù vẫn có khoái cảm. “Tôi biết mình không bình thường, nhưng do ngại ngần nên cứ lần lữa không đi khám. Mỗi lần vợ thắc mắc tôi đều ậm ừ, thậm chí có lúc nghĩ chỉ cần hai vợ chồng sống vui vẻ bên nhau là được. Không nhất thiết phải sinh con”, anh Sơn kể lại.
Nhưng sống cảnh vợ chồng son mãi cũng chán, đi làm về nhà cứ vắng lặng, trong khi bạn bè đã bắt đầu sự nghiệp bỉm sữa. Mỗi khi bạn đưa con đến nhà chơi, thấy vợ cứ xoắn lấy bế bồng, rồi lại buồn thăm thẳm khi bạn về, đấy là lúc anh ân hận, thương vợ và cũng khát thèm tiếng trẻ bi bô.
Gạt đi sự xấu hổ vợ chồng anh quyết định tìm đến bác sĩ. Tại bệnh viện các bác sĩ lấy nước tiểu của bệnh nhân quan sát thấy có màu vẩn đục, xét nghiệm thấy có hình ảnh tinh trùng.
“Khai thác kĩ hơn bệnh nhân nhớ lại có tiền sử bị ngã chấn thương vùng xương chậu phải điều trị dài ngày lúc bé. Đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này”, BS Anh Tú nói.
Theo BS Nguyễn Anh Tú, đi tiểu ra tinh trùng là hiện tượng có thể gặp ở nam giới. Khi kết thúc cuộc yêu, người bệnh có có cảm giác cực khoái nhưng không thấy xuất tinh ra ngoài được. Người này đi tiểu ra tinh trùng sau khi quan hệ, tiểu thấy có những cặn vẩn đục trong nước tiểu hoặc bị vô sinh ở nam giới.
“Hiện tượng đi tiểu ra tinh trùng thường gặp trong bệnh lý xuất tinh ngược dòng. Đây là hậu quả của tình trạng cơ ở vùng cổ bàng quang đóng mở không đúng cách, dẫn đến việc bàng quang vẫn mở thay vì đóng khi xuất tinh, khiến tinh trùng đi ngược vào bàng quang thay vì ra ngoài”, BS Anh Tú cho biết.
Video đang HOT
Vị BS nam khoa cũng chia sẻ thêm, bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội từng tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp xuất tinh ngược dòng. Bệnh nhân Nguyễn Văn Sơn nêu trên là trường hợp điển hình.
Điều trị cách nào?
Theo BS Anh Tú, một số nguyên nhân gây ra tình trạng xuất tinh ngược dòng, bao gồm: nam giới từng phải cắt u phì đại tiền liệt tuyến, can thiệp vào vùng cổ bàng quang…; nam giới mắc các bệnh lý gây tổn thương thần kinh như đái tháo đường, đa xơ cứng, chấn thương cột sống…cũng dễ bị xuất tinh ngược dòng.
Cũng có trường hợp nam giới bị xuất tinh ngược dòng do tác dụng phụ của việc đang sử dụng một số thuốc điều trị tăng huyết áp, phì đại tiền liệt tuyến, bệnh lý tâm thần. “Trên thực tế chúng tôi từng gặp bệnh nhân xuất tinh ngược dòng do dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu, sinh dục”, BS Anh Tú thông tin.
Theo các bác sĩ nam khoa dẫu xuất tinh ngược dòng không gây hại nhiều đến sức khỏe, ít ảnh hưởng đến đời sống tình dục (do bệnh nhân vẫn đạt được cực khoái) tuy nhiên việc tinh trùng không xuất được ra ngoài khi quan hệ dẫn đến việc thụ thai khó khăn, gây ra tình trạng vô sinh ở nam giới.
Về hướng điều trị, tùy theo nguyên nhân bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị khác nhau. BS Anh Tú cho biết, nếu nam giới bị xuất tinh ngược dòng do sử dụng các thuốc có khả năng gây ra tình trạng bệnh thì phải dừng thuốc.
Tuy nhiên, việc dừng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số nhóm thuốc có tác dụng gây đóng cổ bàng quang như pseudoephedrine, phenylephrine, chlorpheniramine, brompheniramine hoặc imipramine.
Trong trường hợp các phương pháp khác không hiệu quả, có thể sử dụng phương pháp thu hồi tinh trùng từ nước tiểu phục vụ cho làm thụ tinh ống nghiệm (IVF). Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao, an toàn.
BS Anh Tú cũng khuyến cáo, trong trường hợp khó xuất tinh hoặc không xuất tinh được khi quan hệ, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa sớm để được khám, tư vấn và điều trị.
“Tùy theo nguyên nhân mà có hướng điều trị hợp lý, tránh việc để muộn hoặc điều trị không đúng chỉ định, làm ảnh hường đến thời gian và kết quả điều trị”, một lần nữa BS Anh Tú nhấn mạnh.
Tinh dịch có màu và mùi lạ, quý ông có thể mắc bệnh gì?
Khi thấy tinh dịch có màu và mùi bất thường, nam giới rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
BS. Trịnh Kiên Cường - Chuyên Khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (Ảnh: BVCC)
Không chủ quan khi tinh dịch có màu, mùi bất thường
Theo BS. Trịnh Kiên Cường - Chuyên Khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội - tinh trùng được sản xuất từ tinh hoàn. Quá trình hình thành tinh trùng bắt đầu từ những tinh nguyên bào đến tinh bào, tinh bào 1, tinh bào 2, tiền tinh trùng và cuối cùng là đến tinh trùng.
Để có thể thấy được tinh dịch xuất tinh bình thường, tinh trùng đã trải qua "quãng đường" tương đối dài từ ống sinh tinh đến lưới tinh, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh đến niệu đạo để xuất ra ngoài. Chính vì thế tinh dịch không chỉ bao gồm tinh trùng mà còn có chứa cả dịch của túi tinh, tiền liệt tuyến, dịch vùng niệu đạo.
Bình thường tinh dịch có màu trắng sữa hoặc trắng xám, vàng. Khi xuất tinh, tinh trùng có độ keo, độ quánh, có thể loãng ra sau 20-30 phút. Thể tích ở nam giới khi xuất tinh trung bình 2-5ml/lần và có mùi tanh. Chính vì thế những thay đổi về màu sắc, mùi, thể tích tinh dịch có thể là những triệu chứng gợi ý đến một vài bệnh lý.
Những thay đổi về màu sắc, mùi vị, thể tích tinh dịch có thể là những triệu chứng gợi ý đến một vài bệnh lý (Ảnh: Bridge Clinic)
BS. Cường cho hay: Tinh dịch có màu đỏ hoặc màu xanh, có thể gặp ở một số bệnh lý như: viêm tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến, viêm túi tinh, ung thư túi tinh, xuất tinh máu do bất thường các mạch máu vùng niệu đạo,... Còn tinh dịch có mùi hôi có thể gặp trong bệnh viêm tiết niệu, viêm niệu đạo mủ do lậu,... Ngoài ra, thể tích xuất tinh ít (
Nếu thời gian lâu không xuất tinh, tinh dịch có thể có màu vàng. Tuy nhiên nếu tinh dịch có màu vàng và kèm theo các triệu chứng của đường tiết niệu như tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu mủ thì có thể gặp ở các bệnh lý như lậu, chlamydia, viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh.
Chính vì vậy, nếu nam giới thấy tinh dịch có màu và mùi lạ nên đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, phát hiện sớm, điều trị bệnh kịp thời. Nhất là trong trường hợp tự nhiên thấy tinh dịch thay đổi về màu sắc, mùi và số lượng.
Làm thế nào để đảm bảo chất lượng "con giống"?
BS. Cường khuyến cáo, trước khi kết hôn hoặc trước khi muốn có con, các cặp vợ chồng nên đi kiểm tra khả năng sinh sản, không chỉ đối với phụ nữ mà cả đàn ông. Thậm chí chúng ta có thể khám, phát hiện sớm những bất thường về hệ thống sinh dục của các bé trai ở độ tuổi mẫu giáo, mầm non qua các hoạt động tương tự như chương trình khám y tế học đường mà bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã và đang triển khai thường niên.
Khả năng sinh sản của đàn ông được biểu hiện phần lớn qua kết quả tinh dịch đồ. Vì vậy để có chất lượng tinh trùng tốt, nam giới phải có một chế độ tập luyện và ăn uống khoa học.
Về ăn uống, nam giới nên bổ sung các chất sau:
Kẽm: Rất tốt cho tinh trùng. Các thức ăn giàu kẽm bao gồm hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm, tôm, cua, đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Folat: có nhiều ở cải bruxen, măng tây, cam, sản phẩm nhiều tinh bột như bánh mì và mì ống.
Vitamin B12: cá và hải sản.
Vitamin C: trái cây, nước ép, kiwi, dâu tây, dưa vàng, cà chua...
Vitamin P: dầu cá hồi, cá thu, gan bò, phô mai, lòng đỏ trứng...
Vitamin E: nghệ tây, hướng dương, đậu nành, bông cải xanh...
Coenzyme Q10: Thịt gia cầm, cá, dầu thực vật...
Omega -3: cá và hải sản.
L-arginine: thịt lợn thăn, thịt gà, các loại đậu và hạt...
Cùng với đó, các quý ông nên kiêng rượu bia, thuốc lá, thuốc lào, không thức khuya. Các chất kích thích, stress đều ảnh hưởng xấu tới tinh trùng; tập thể dục thể thao phù hợp, tránh gây tổn thương tới tinh hoàn.
Đàn ông ngày càng ít tinh trùng Một người đàn ông khỏe mạnh bình thường có 20 triệu tinh trùng trong một ml tinh dịch, tuy nhiên ngày nay con số này chỉ còn 15 triệu. Ảnh minh họa "Trung bình một người nam giới mỗi lần xuất tinh khoảng 1,5-20 ml tinh dịch, cho thấy số lượng tinh trùng trong một lần xuất giảm hơn so với trước rất...