Nỗi ám ảnh từ căn bệnh lạ ở Bắc Giang
Bệnh chỉ xuất hiện rải rác, nạn nhân có cùng triệu chứng. Đã có người phải bỏ mạng vì căn bệnh này. Còn những người may mắn sống sót thì khẳng định, họ đã uống thuốc của thầy lang trong bản…
Nằm cách trung tâm xã ngót chục cây số, con đường dẫn vào bản Gà quanh co theo vách núi, lởm chởm những ổ voi, ổ gà. Phải mất hơn 30 phút đi từ đường cái, chúng tôi mới tìm vào đến bản. Nhà trưởng bản Nguyễn Văn Thuận nằm ngay đầu con dốc dẫn vào bản. Bên chén nước chè nghi ngút khói, anh Thuận mở đầu câu chuyện về căn bệnh lạ từ những con số.
Bấm đốt ngón tay, anh nhẩm tính: “Từ năm 1996 đến nay, cả bản đã có hơn chục trường hợp mắc bệnh, như gia đình chị Hoàng Thị Tằng có ba người mắc bệnh, rồi trường hợp của anh Nguyễn Văn Cường, anh Nguyễn Văn Chung…”. Ngay chính anh Thuận cũng từng là nạn nhân của căn bệnh lạ này.
Anh Thuận nhớ lại, ấy là hồi năm 2002. Ban đầu, anh có cảm giác chân tay rã rời, ăn không thấy mùi vị. Tưởng chỉ bị mệt thông thường, anh vẫn cố gắng làm việc nhà. Nhưng càng ngày, bệnh càng rõ. Anh thấy khó thở, ho khan, quanh diềm lưỡi xuất hiện quầng thâm đen, cổ họng đau rát, nổi hạt khiến suốt một tháng trời anh phải húp cháo trừ bữa. Sau, nhờ uống thuốc từ lá và rễ cây của người cậu họ, anh mới khỏi và sau đó không tái bệnh nữa.
Như để chứng thực cho câu chuyện của mình, anh Thuận dẫn chúng tôi đến nhà vợ chồng anh Mà Văn Công và chị Hoàng Thị Tằng – gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh nhất bản, tính đến thời điểm này.
Chị Hoàng Thị Tằng vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể lại câu chuyện bị nhiễm độc.
Cho đến bây giờ, đã mười lăm năm trôi qua nhưng khi nhắc lại câu chuyện, chị Tằng vẫn không khỏi rùng mình. “Sợ lắm. Ngày ấy vợ chồng tôi tưởng chết rồi ấy chứ!”. Đó là thời điểm năm 1996, khi chị vừa sinh cậu con trai đầu lòng tên Mà Minh Đức được sáu tháng thì bị nhiễm bệnh. Ban đầu chỉ mình anh Công bị ốm, nằm li bì ở nhà. Sau đó vài ngày, đến lượt chị bị hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn, khó thở, ăn uống mất cảm giác. Cậu con trai cũng có những triệu chứng như sốt, quấy khóc suốt đêm và bỏ bú sữa mẹ.
Video đang HOT
Người dân tin là bị trúng độc
Chị Tằng kể: “Hồi đó, bị bệnh nhưng chẳng có thói quen đi khám ở bệnh viện, vì đường sá xa xôi, lại không có tiền. Vậy nên, cứ nghe ai bày có thuốc từ lá cây rừng vợ chồng tôi đều uống thử. Thế nhưng, uống mãi vẫn không khỏi. Sau có người bảo lấy hạt đỗ xanh sống nhai, nếu thấy thơm thì có nghĩa hai vợ chồng bị trúng độc. Quả nhiên, khi cho hạt đỗ xanh vào miệng, cả hai vợ chồng đều thấy ngon chứ không còn mùi tanh, có cảm giác mình có thể ăn đỗ xanh thay cơm cũng được”.
Biết nhà chị Tằng bị bệnh, một người trong bản đã cho rễ cây rừng, bảo vợ chồng chị nhai sống sẽ “tẩy” hết độc đi. “Nhai khoảng một tiếng sau thì chồng tôi bắt đầu “miệng nôn, trôn tháo”, đến nỗi không đứng vững, phải bò lê lết trên nền nhà. Thấy anh ấy rũ như tàu lá chuối, tôi tưởng anh chết rồi. May mà có ông cụ cho uống một thứ thuốc sền sệt, nghe nói là mật kỳ đà với lá cây rừng thì chồng tôi mới cầm được. Nguyên nhân là do anh ấy nhai rễ cây quá liều. Còn tôi được cụ chỉ cho nhai đủ liều lượng nên chỉ sau hai ngày đã mất hết các triệu chứng, có thể đi lại được”, chị kể.
Nhưng trúng độc gì, chị Tằng không biết. Những người già trong bản cũng chẳng thể lý giải. Chỉ biết rằng: “Từ ngày tôi còn nhỏ tới giờ, trong bản cũng có nhiều người bị lắm, không nhớ hết đâu. Tất cả đều có cùng triệu chứng như thế. Cũng đã có người qua đời vì bệnh này rồi đấy”, ông Nguyễn Văn Nhâm (80 tuổi) cho hay.
Khi tôi tỏ ý băn khoăn liệu đó có phải do nguồn nước bị ô nhiễm, ông Nhâm xua tay: “Thuở trước, dân bản chỉ quen dùng nước suối chứ đâu có nước bể, nước giếng như bây giờ. Nếu do nguồn nước thì cả bản phải bị nhiễm bệnh chứ, đằng này người ta bị bệnh rải rác mà”. Anh Thuận cũng tiếp lời, khẳng định: “Nếu nói cách đây chục năm đổ về trước, do không có điều kiện đi khám chữa bệnh nên mọi người có thể lầm tưởng chuyện bị ốm, sốt là do nhiễm độc. Nhưng cách đây chừng 5 năm, anh Cường ở trong bản cũng bị như thế, xuống bệnh viện khám mà chẳng ra bệnh, về nhà uống thuốc của thầy lang là khỏi liền. Điều đó khiến dân bản hoang mang lắm. Cũng may, gần đây chưa xuất hiện thêm ca bệnh nào mới”.
Trị độc
Người có công hóa giải căn bệnh lạ truyền từ đời này sang đời khác là cha con anh Nguyễn Văn Hưng (SN 1967). Anh Hưng kể, gia đình anh có truyền thống làm thuốc từ nhiều đời nay. Cha anh là ông Nguyễn Văn Nhiễu, từng là bí thư Đảng ủy xã Vân Sơn nức tiếng khắp vùng với tài bốc thuốc của mình. Trong đó, “nổi danh” nhất vẫn là bài thuốc giải độc. Trước khi mất, ông đã kịp truyền lại nghề cho con trai.
Anh Hưng bên bài thuốc hóa giải “chất độc”.
Theo anh Hưng, “chất độc” mà người dân bản Gà mắc phải được truyền theo nguồn nước và nguồn thức ăn. Nhưng cụ thể chất độc ấy là gì thì chính anh cũng không xác định được, cũng chưa có ai về kiểm tra. “Hầu hết những bệnh nhân tìm đến nhờ chữa trị đều có những biểu hiện giống nhau: người mệt mỏi, cứng họng, họng đau rát, lưỡi thâm đen, kèm theo sốt và ho khan. Để biết người bệnh nhiễm độc lâu chưa, chỉ cần bắt mạch. Mạch chạy nhanh là mới bị và ngược lại. Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng”, anh Hưng cho hay.
Bài thuốc chữa độc bí truyền của gia đình anh Hưng là lá và rễ cây rừng. Để hái được những cây thuốc quý, anh phải lặn lội lên tận những khu rừng mạn Lạng Sơn, cách nhà hơn hai chục cây số đường rừng. Thuốc mang về nhà, phơi nắng rồi tán nhỏ. Người bị nhiễm độc sẽ sắc để nấu nước uống hoặc trộn vào ăn cùng với cháo. Thuốc sẽ có tác dụng chỉ trong vài giờ, chất độc sẽ được “tẩy” bằng hai con đường nôn và qua đường tiêu hóa. “Chẳng riêng gì người bản Gà đâu, ngay cả những ca trúng độc ở bản khác trong xã, ở xã ngoài cũng tìm đến nhờ chữa trị”, anh Hưng cho hay.
Đến nay, anh Hưng không thể nhớ chính xác đã “tẩy độc” cho bao nhiêu người. Chỉ biết rằng, mỗi dịp Tết đến, nhà anh lúc nào cũng đông khách. Họ là những bệnh nhân đã từng đến nhờ cha con anh chữa trị. “Có người bên Lạng Sơn, rồi Lục Ngạn cũng chẳng quản đường sá xa xôi, năm nào cũng sang chúc Tết gia đình”, anh nói thêm.
“Chúng tôi vẫn mong cán bộ y tế về kiểm tra, xác minh cụ thể nguyên nhân của căn bệnh lạ này, để dân bản được yên tâm hơn”, anh Nguyễn Văn Thuận, trưởng bản Gà mong muốn.
“Có thể, những ca bệnh với triệu chứng như thế là thật, nhưng nói rằng bị trúng độc thì không phải đâu. Việc lưỡi họ bị thâm đen có thể là do họ ăn uống thứ rau, quả gì đó nên mới như vậy. Chúng tôi cũng chưa thấy ai báo cáo lên trường hợp nào bị trúng độc cả. Nhưng nếu chúng tôi biết đích xác trường hợp nào nghi bị nhiễm độc thì sẽ phải vận động bà con đi khám sức khoẻ chứ không thể chủ quan mà chữa bệnh bằng lá cây rừng, rất có thể sẽ nguy hại tới sức khoẻ”, Ông Nguyễn Trường Sinh (Chủ tịch UBND xã Vân Sơn) cho biết.
Theo Bee
Kì dị 'thầy lang' chữa bệnh bằng trứng gà
Cách chữa bệnh của "thầy" Trí kỳ dị chưa từng thấy: Lấy 15 quả trứng gà luộc còn nóng lăn vào những chỗ người bệnh khai đau, sau đó là màn kê toa bốc thuốc với giá cắt cổ: 150.000 đồng/thang.
Gần đây, nhiều người dân ở ĐBSCL tìm đến xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới - An Giang tìm một thầy lang tên Trí nhờ chữa bệnh. Bất cứ ai, bị bệnh gì, "thầy" Trí cũng lấy 15 trứng gà luộc còn nóng lăn vào những chỗ họ khai bị đau, nhức.
Tởn tới già!
Tôi theo chân một số bệnh nhân ở Long Xuyên (An Giang) đến nhà "thầy" Trí. Chưa đến nơi, nhiều người dân ở gần nhà "thầy" Trí biết chuyện đã ngăn tôi lại, cho biết: "Cách chữa bệnh của ông ấy tào lao lắm, chẳng hiệu quả gì cả". Một phụ nữ bán cà phê ở gần nhà ông Trí kể người thân chị bị đau chân, nghe đồn có thầy thuốc giỏi trong xóm liền tìm tới nhờ chữa, nào ngờ khi về nhà, bệnh nặng hơn. "Chị tôi bị nhức chân, "thầy" lấy 15 trứng gà luộc còn nóng hổi để nguyên vỏ lăn quanh 2 chân. Phần vì trứng gà luộc nóng quá, phần vì phải gồng mình ngồi cho thầy lăn trứng quá lâu nên lúc lăn xong, chị tôi đứng dậy không nổi, hai chân bị đỏ và tê cứng. Chưa hết, ổng còn bốc thuốc bán với giá 150.000 đồng/thang, chị tôi đem về sắc uống, uống hoài không hết bệnh, tởn "thầy" Trí... tới già, không dám tái khám!" - người phụ nữ này bức xúc.
Anh T.V.N, một người ở xã An Thạnh Trung, từng được "thầy" Trí trị bệnh đau sườn và vai, cho biết: "Đau ở vai hay ở sườn, ổng đều lấy trứng gà luộc lăn. Bệnh thì không thấy bớt, còn những chỗ lăn trứng gà thì bị phỏng rát, thịt da đỏ, ngứa ngáy". Không chỉ những trường hợp trên, rất nhiều người ở xã An Thạnh Trung khi nghe chúng tôi hỏi đến "thầy" Trí là chắp tay xá, bảo rằng chẳng ai dám nhờ ông ta chữa bệnh.
Một bệnh nhân đang được "thầy" Trí chữa bệnh đau cột sống bằng cách lăn trứng gà
Phương pháp quái dị
Dù vậy, tôi vẫn quyết tâm diện kiến "thầy" Trí. Giữa gian buồng thiếu ánh sáng trong căn nhà sàn lợp tôn, "thầy" Trí liên tục bắt mạch và... lăn trứng gà cho nhiều người bệnh. Bà L. khai bị bệnh đau cột sống và thấp khớp, "thầy" Trí bắt mạch xong liền dùng trứng gà luộc lăn khắp lưng bà. Để trị chứng đau khớp cho bà L., "thầy" chộp cây bút, chấm ngòi vào dầu gió rồi châm vào những chỗ bà cho là đau, nhức.
Những người bệnh tiếp theo cũng được "thầy" Trí chữa bằng cách giống như vậy. Mỗi người phải trả cho "thầy" tiền trứng gà 60.000 đồng (4.000 đồng/trứng) và tiền thuốc 150.000 đồng/thang.
Nhiều người từng được "thầy" Trí chữa bệnh cho biết lang băm này còn có nhiều cách chữa trị kỳ quái khác mà họ chưa từng thấy bao giờ. Có khi ông ta lấy măng và ốc ma đâm nhuyễn rồi bắt người bệnh nằm lên hoặc bó vào chỗ đau nhức của họ. Có lần "thầy" còn bắt cá rô lăn trên lưng bệnh nhân để chữa... đau cột sống. Tuy vậy, theo quan sát của chúng tôi, nhiều người dân tứ xứ vẫn tìm đến "phòng mạch" của "thầy" Trí...
Lấy nước lạnh... chữa bệnh Trong lúc lân la trò chuyện để tìm hiểu cách chữa bệnh kỳ dị của "thầy" Trí, tôi được một số người giới thiệu về một bà thầy có cách trị bệnh bằng... nước lạnh. Nhà bà thầy này ở tận trong ngọn Tầm Vu, xã An Thạnh Trung. Tôi vượt một quãng đường rất xa tìm đến nhà bà thầy nói trên. Người nhà báo bà đi vắng, "đang chữa bệnh cho người ở xa". Tìm hiểu qua nhiều người trong ngọn Tầm Vu, họ đều khẳng định đúng là có chuyện bà thầy này dùng nước lạnh chữa bệnh cho nhiều người, còn hiệu quả thế nào thì có trời mới biết!
Theo Người lao động
Người đàn ông 'tê say' đã nhập viện nhưng chưa tìm ra bệnh Với 7 năm "loạng choạng" trong dòng họ đã có tới 4 đời mắc căn bệnh chưa tìm được nguyên nhân, anh Trầm Hoàng Tưởng - người được độc giả biết đến qua một loạt phóng sự "người say vì bệnh lạ" đã nhập viện Chợ Rẫy chiều 15/12. Anh Tưởng đang được bác sĩ kiểm tra Bệnh lạ do... rối loạn lo...