Nỗi ám ảnh ở ngã tư “tử thần” trên QL7
Theo thống kê của địa phương, trong năm 2020, tuyến đường này đã xảy ra 8 vụ tai nạn làm chết 4 người, 12 người bị thương.
Tình trạng giao thông lộn xộn tại ngã tư QL7, xã Lưu Sơn gây mất ATGT
QL7 đoạn từ huyện Đô Lương đi huyện Anh Sơn (Nghệ An) là tuyến đường độc đạo nối các huyện miền núi Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn với thành phố Vinh nên mật độ người tham gia giao thông lớn.
Đặc biệt, từ khi tuyến đường từ thị trấn Đô Lương qua xã Lưu Sơn nối QL7 được đưa vào sử dụng, cầu Đô Lương được xây mới, tuyến đường này trở thành nỗi ám ảnh của người tham gia giao thông. Bởi mỗi ngày có hàng trăm lượt xe tải lớn nhỏ chở vật liệu xây dựng, chở nguyên liệu cho nhà máy xi măng, phủ bạt sơ sài, rơi vãi trên đường tiềm ẩn nguy cơ TNGT cao.
Theo thống kê của địa phương, trong năm 2020, tuyến đường này đã xảy ra 8 vụ tai nạn làm chết 4 người, 12 người bị thương.
Điển hình, khoảng 11h30 ngày 16/2/2020 trên QL7, xe ô tô BKS 37C-063.00 do anh Trần Văn Anh (SN 1988, trú xã Nghi Liên, TP Vinh) điều khiển đang lưu thông theo hướng Anh Sơn – Đô Lương. Khi đi đến Km34, xe ô tô va chạm với mô tô BKS 37B2-453.06 do ông Dương Văn Lập điều khiển chở theo bà Nguyễn Thị Thảo (cùng SN 1964, trú xã Trung Sơn, huyện Đô Lương). Vụ tai nạn khiến ông Lập tử vong tại chỗ, bà Thảo bị thương nặng và tử vong trên đường đi cấp cứu. Tại hiện trường cả hai chiếc xe bị hư hỏng nặng.
Chị Phan Thị Hiền (sống cạnh ngã tư Lưu Sơn) cho biết, từ khi QL7 được nâng cấp, cầu Đô Lương, đường từ thị trấn ra xã Lưu Sơn được làm mới thì ngã tư này trở thành điểm đen TNGT.
Video đang HOT
Hàng ngày xe tải chở vật liệu chạy ầm ầm, phủ bạt sơ sài, đất đá rơi vãi khắp đường. Trong khi đó, ngã tư này vừa dốc, đường hẹp, lại cua gấp. Nguy hiểm nhất là lúc tan tầm học sinh rời trường, người dân đi chợ khiến mật độ phương tiện tăng cao, càng làm tăng nguy cơ va chạm, TNGT.
Sáng 30/10, theo quan sát của PV, tại ngã tư QL7 (ngã tư Lưu Sơn) mặc dù đã được cơ quan chức năng lắp các biển báo, mặt đường được nâng cấp, làm gờ giảm tốc nhưng lại bị che khuất tầm nhìn bởi các ki ốt, nhà cao tầng. Trong khi đó, ngã tư này gần chợ, cây xăng, đường dốc, nhỏ, hẹp lại cua gấp ngay đầu cầu Đô Lương. Đặc biệt, ở tuyến đường này, xe chở vật liệu xây dựng kè sông Lam và xe chở nguyên liệu cho nhà máy xi măng phủ bạt sơ sài chạy rầm rầm khiến đất đá rơi vãi khắp đường gây mất ATGT.
Ông Nguyễn Quốc Giáp, Chủ tịch UBND xã Lưu Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) cho biết, đoạn QL7 qua ngã tư Lưu Sơn dốc, hẹp, lại bị che khuất tầm nhìn nên va chạm và TNGT xảy ra liên tục. Đặc biệt, ngã tư này gần cây xăng và chợ, lúc tan tầm người và phương tiện tràn cả xuống long đường nên càng nguy hiểm.
“UBND xã đã nhiều lần kiến nghị cấp trên mở rộng đường cua, cải tạo nút giao và lắp cụm tín hiệu giao thông để giảm thiểu TNGT nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết”, ông Giáp nhấn mạnh.
Liên quan tới vấn đề này, ông Võ Minh Đức, Phó Chánh VP Ban ATGT tỉnh Nghệ An cho biết, hiện tại Ban đã tổ chức kiểm tra, rà soát và có văn bản đề xuất với UBND tỉnh Nghệ An, Cục Quản lý đường bộ II bổ sung các biển báo, lắp cụm tín hiệu giao thông tại nút giao này, dự kiến hết quý IV/2020 sẽ hoàn thiện, đưa vào sử dụng. Đồng thời, Ban cũng kiến nghị lực lượng thanh tra, công an vào cuộc xử lý nghiêm tình trạng xe tải chở đất đá phủ bạt sơ sài, rơi vãi gây mất ATGT.
Mở rộng nội dung chương trình 'Phòng giúp phòng, trường giúp trường' với các huyện miền núi Nghệ An
Đây là chương trình được triển khai nhằm thực hiện cuộc vận động "Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa" do Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động.
Sáng 28/10, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện chương trình "Phòng giúp phòng, trường giúp trường" giai đoạn 2019 - 2022.
Qua 1 năm thực hiện, hiện có 9 đơn vị đăng ký hỗ trợ các phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường THPT thuộc các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu với nhiều nội dung, phần việc.
Trong đó, đặt trọng tâm vào việc giúp đỡ về kinh nghiệm giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn, đặc biệt chú trọng đổi mới phương pháp để từng bước nâng cao chất lượng dạy học. Các đơn vị "trường giúp trường" còn chia sẻ kinh nghiệm công tác quản lý, nâng cao năng lực và vai trò của người Hiệu trưởng.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Mỹ Hà
Bên cạnh đó, bằng nội lực của các đơn vị và nguồn lực xã hội hóa, các đơn vị nhận giúp đỡ đã huy động được gần 800 triệu đồng để hỗ trợ các phòng và trường học mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng giáo viên, học sinh và trao tặng hàng chục suất học bổng dành cho học sinh nghèo, khó khăn.
Sự giúp đỡ được thực hiện thường xuyên đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của cán bộ nhà giáo, người lao động trong toàn ngành. Đồng thời, chương trình đã tạo được sự thay đổi, chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện; khơi dậy, phát huy được nguồn lực tinh thần, vật chất trong toàn ngành, tạo động lực thúc đẩy, góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trường THPT Lê Viết Thuật trao quà hỗ trợ cho Trường THPT Tương Dương 1. Ảnh: PV
Để nâng cao hiệu quả của chương trình, tại hội nghị các đại biểu cũng đã chia sẻ những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Nhiều đại biểu đề nghị, trong thời gian tới, mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về công tác chuyên môn, bởi hiện nay khoảng cách chất lượng giáo dục giữa vùng miền núi và đồng bằng còn chênh lệch rất nhiều.
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành ghi nhận sự nỗ lực của các đơn vị sau 1 năm triển khai. "Hiệu quả rõ rệt nhất được thể hiện qua Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (có nhiều học sinh miền núi đạt điểm cao) và qua Kỳ thi Giáo viên dạy giỏi tỉnh" - Giám đốc Sở cho biết.
Từ hiệu quả của chương trình, thời gian tới lãnh đạo sở phát động thêm "Tổ bộ môn giúp bộ môn" và xem đây là yếu tố cốt lõi để nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn vậy, các trường vùng thuận lợi phải sẵn sàng cử giáo viên cốt cán trực tiếp xuống các đơn vị để hướng dẫn về công tác giảng dạy, truyền đạt các kinh nghiệm.
Ở nhiều huyện miền núi cao, chất lượng giáo dục đang còn nhiều bất cập và cần có sự hỗ trợ của các trường thuận lợi. Ảnh: MH
Ngoài ra, các đơn vị nhận giúp đỡ cần tiếp tục hỗ trợ về việc đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học, xây dựng các chương trình tăng cường kỹ năng sống, giáo dục Stem, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực xã hội hóa giáo dục trong việc giúp đỡ về kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, hỗ trợ dạy học và sinh hoạt của học sinh và giáo viên vùng cao.
Xây dựng mô hình trường học bán trú bài bản, đồng bộ Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An sáng ngày 3/10, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đề xuất về hướng kêu gọi tài trợ xã hội hóa, đầu tư quy mô, bài bản mô hình trường học bán trú tại vùng cao, biên giới đặc biệt khó khăn. Học sinh ở bán trú tại Trường Tiểu học Huồi...