Nỗi ám ảnh đại dịch khiến 50 triệu người tử vong
Gần 1/2 dân số thế giới nhiễm bệnh, số người chết ước tính lên đến 50 triệu, đó là những gì đại dịch cúm Tây Ban Nha gây ra.
Xuất hiện vào tháng 3/1918, sau đó lan nhanh qua nhiều quốc gia trên thế giới, dịch cúm mang tên Tây Ban Nha đã trở thành nỗi ám ảnh toàn cầu, kinh khủng hơn cả Chiến tranh thế giới 1.
Đại dịch cúm năm 1918 – tên thông thường là cúm Tây Ban Nha – là một đợt dịch truyền nhiễm lan rộng tới hầu hết mọi vùng trên thế giới.
Hình ảnh về các nạn nhân cúm năm 1918 được điều trị tập trung.
Virus cúm A/H1N1 chính là nguyên nhân gây bệnh. Trong khi các dịch cúm khác thường tấn công những người cao tuổi, ốm yếu thì hầu hết nạn nhân của dịch cúm Tây Ban Nha là những người trẻ và khỏe mạnh.
Đợt cúm này kéo dài từ tháng 3/1918 đến tháng 6/1920, lan tới tận Bắc Cực và các hòn đảo xa xôi thuộc Thái Bình Dương.
Sở dĩ có nhiều tử vong là vì dịch cúm lần này rất mạnh. Khoảng 50% những người có tiếp xúc với người bị cúm bị lây bệnh và khi bị lây có triệu chứng rất trầm trọng.
Vì triệu chứng trầm trọng khác cúm thường nên lúc bây giờ, người ta đoán bệnh sai lạc như bệnh sốt xuất huyết Dengue, kiết lỵ hay thương hàn tuy phần lớn tử vong là do các loại vi trùng bội nhiễm lúc bệnh nhân đang bị cúm, sức đề kháng bị suy giảm gây viêm phổi, một số viêm phổi do chính virut cúm gây tổn thương phổi rất trầm trọng.
Tự trang bị các vật dụng để tránh lây lan dịch cúm năm 1918.
Video đang HOT
Theo ước tính, đại dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1918 tấn công gần 1 tỷ người – một nửa dân số thế giới lúc đó – vượt qua cả đại dịch “cái chết Đen” thời Trung Cổ.
Mặc dù dịch bệnh bắt nguồn từ Viễn Đông, song nó vẫn được gọi là cúm “Tây Ban Nha”, do chính đất nước này đã đưa ra lời cảnh báo đầu tiên về sức tàn phá của nó. Người ta còn cho rằng, virus 1918 có thể đã góp phần đưa Đại chiến Thế giới đến hồi kết, do phần lớn quân lính hai phe bị chết vì cúm nhiều hơn vì vũ khí.
Theo các sử gia, Tổng thống Mỹ lúc đó là Woodrow Wilson đã phải sử dụng một liều thuốc chống cảm cúm khi ông đến Paris bàn thảo các điều khoản chi tiết của hiệp ước Versailles.
Và nếu như ông Wilson không bị bệnh cúm hành hạ thì các điều khoản của hiệp ước này không đến nổi quá khắt khe với phe thất trận như thế và nhân loại đã có thể tránh được Chiến tranh thế giới 2 sau này.
Theo Kiến Thức
Khẩn cấp phòng chống dịch bệnh
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn yêu cầu các tỉnh, thành tăng cường phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola gây ra. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có nguy cơ lây lan rất nhanh nhưng chưa tìm ra thuốc chữa.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (bia phải) khảo sát nơi xảy ra chùm ca bệnh tiêu chảy cấp ở TP.HCM - Ảnh: Lương Ngọc
Dịch sốt xuất huyết do vi rút Ebola đang báo động ở Tây Phi. Thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào ngày 4.8 về tình hình mắc mới bệnh này cho biết từ ngày 31.7 - 1.8, tại 4 nước (Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone) đã ghi nhận thêm 163 trường hợp mắc mới, có 61 trường hợp tử vong. Con số mắc bệnh tích lũy tính đến ngày 1.8 đã ghi nhận 1.603 trường hợp, với 887 ca tử vong tại 4 nước nói trên.
Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng chống bệnh do vi rút Ebola - Ảnh: Thanh Tùng
Nguy cơ vi rút Ebola tràn vào Việt Nam
Sốt xuất huyết do vi rút Ebola là bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất nguy hiểm, có nguy cơ lây lan rất nhanh, tỷ lệ tử vong cao, có thể tới 90%
Ông Trần Đắc Phu
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng
Theo Bộ Y tế, bệnh do vi rút Ebola lây từ người sang người, qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút. Người mắc bệnh Ebola thường có các triệu chứng: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng, nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng, chảy máu ngoài da. Thời gian ủ bệnh từ 2 - 21 ngày. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Bệnh này đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. "Sốt xuất huyết do vi rút Ebola là bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất nguy hiểm, có nguy cơ lây lan rất nhanh, tỷ lệ tử vong cao, có thể tới 90%", Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Giám đốc Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư Nguyễn Văn Kính cho rằng: "Việt Nam chưa từng ghi nhận ca mắc Ebola. Tuy nhiên, với môi trường hòa nhập như hiện nay thì nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất dễ dàng. Do vậy, chúng ta vẫn phải sẵn sàng các phương án phòng chống, điều trị".
Cuối tháng 7 vừa qua, Cục Y tế dự phòng cũng đã chỉ đạo các trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, y tế dự phòng của các tỉnh, thành tăng cường phòng chống bệnh dịch hạch thể phổi. Bởi căn bệnh này đang xảy ra ở Trung Quốc và Mỹ, với 1 trường hợp tử vong ở Trung Quốc. Bệnh nhân khởi phát bệnh sốt, ho và tử vong chỉ sau 1 ngày nhập viện. 4 ca mắc bệnh ở Mỹ, theo thông báo của nước này vào ngày 21.7 thì cả 4 bệnh nhân đều tiếp xúc với chó bị ốm có biểu hiện lâm sàng và bệnh lý của bệnh dịch hạch thể phổi (con chó sau đó đã chết ngày 26.6).
Biểu hiện bệnh do vi rút Ebola gây ra - Ảnh: T.L Cục Y tế dự phòng
Chuột nhiễm vi rút Hanta, nước ao nhiễm E.coli...
Trong khi đó, báo cáo với đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu hôm qua, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho biết tháng 7 đã phát hiện thêm 2 trường hợp nhiễm vi rút Hanta ở Q.Tân Bình và Q.Phú Nhuận. Bệnh do vi rút Hanta lây truyền từ động vật sang người do loài gặm nhấm, chủ yếu là chuột bị nhiễm vi rút cắn, hoặc do hít phải các chất thải của chuột có chứa vi rút. Bệnh không lây từ người qua người. Vi rút Hanta có thể gây hội chứng sốt xuất huyết kèm suy thận với các triệu chứng sốt cao đột ngột, buồn nôn, đau bụng, giảm huyết áp, rối loạn đường tiêu hóa, suy hô hấp đột ngột và hạ huyết áp, có thể tử vong. Đáng lo ngại là kết quả khảo sát của Trung tâm y tế dự phòng TP và Viện Pasteur TP.HCM cũng đã phát hiện chuột ở Q.8 nhiễm vi rút Hanta, với tỷ lệ 21,7% trên chuột nhắt và 9,3% trên chuột cống.
Đặc biệt, lo ngại trước chùm ca bệnh tiêu chảy cấp xảy ra ở H.Bình Chánh (với 2 bệnh nhi tử vong, hơn 10 người mắc bệnh), ngày 4.8, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã trực tiếp tham gia đoàn khảo sát về tận nơi khởi phát ổ dịch tận xã Lê Minh Xuân. Theo ông Nguyễn Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, kết quả xét nghiệm cho thấy nước ao hồ ở xã Lê Minh Xuân đã bị nhiễm E.coli - loại vi khuẩn có trong phân, gây bệnh tiêu chảy. Kết quả xét nghiệm cũng cho thấy các mẫu ốc bươu, rau muống, rau giá bày bán ở chợ trên địa bàn xã này cũng hiện diện vi khuẩn gây tiêu chảy. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu chính quyền và ngành y tế địa phương phải tích cực tuyên truyền đến các hộ dân đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt nhằm ngăn chặn bệnh.
Xuất hiện vi khuẩn siêu kháng thuốc
Tại Hội nghị triển khai kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội ngày 5.8, số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế cho thấy 30 - 70% vi khuẩn gram âm (gây bệnh về đường tiêu hóa rất thường gặp: thương hàn, ngộ độc thực phẩm, tả, tiêu chảy cấp...) đã kháng với kháng sinh cephalosporin thế hệ mới (thế hệ 3 và thế hệ 4). "Đặc biệt đã xuất hiện vi khuẩn siêu kháng thuốc, kháng với tất cả các kháng sinh. Tỷ lệ tử vong lên đến 99% với các bệnh nhân bị nhiễm loại vi khuẩn này", TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cho biết.
L.C
Nỗi ám ảnh Ebola
Bệnh viện Mount Sinai tại New York (Mỹ) vừa tiếp nhận một trường hợp cấp cứu với bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao và mắc các triệu chứng dạ dày - ruột. Theo ABC News, do người này vừa mới quay về từ Tây Phi, nơi bùng nổ đại dịch Ebola, các bác sĩ tại đây nhanh chóng cách ly người bệnh và chuyển mẫu xét nghiệm cho Trung tâm phòng chống dịch bệnh (CDC) tại Atlanta và kết quả được dự kiến sẽ có trong ngày 6.8. Hiện có 2 bác sĩ Mỹ đã được chuyển về nước và đang trong tình trạng nguy kịch vì nhiễm vi rút Ebola khi đi chữa bệnh cho người dân ở Tây Phi. Tin tức mới nhất tại New York làm bùng lên nỗi sợ hãi rằng Ebola có thể đã đến Mỹ. Ebola xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976 với 2 đợt bùng nổ dịch bệnh tại Nzara (Sudan) và Yambuku (CHDC Congo), theo Tổ chức Y tế thế giới. Các chuyên gia quốc tế, bao gồm Mỹ và Nga, đang đổ đến vùng dịch bệnh, trong khi Guinea, Liberia và Sierra Leone đã điều động quân đội giữ gìn trật tự và khống chế khu vực dịch bệnh.
Thụy Miên
Vi rút Nhật Bản B hoành hành ở Sơn La
Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sơn La Lầu Sáng Chứ, các ca mắc hội chứng não cấp ở trẻ nhỏ xảy ra tại hầu hết các huyện từ tháng 6. Đến ngày 5.8, đã ghi nhận 100 trẻ em mắc hội chứng não cấp, trong đó 13 trẻ tử vong. 34/100 ca mắc được xác định do vi rút Nhật Bản B. Số mắc cao ghi nhận tại hai huyện Sông Mã và Quỳnh Nhai. Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư Nguyễn Trần Hiển cho biết, các ca mắc hội chứng não cấp ở Sơn La với các biểu hiện: sốt cao, co giật, rối loạn vận động. Bộ Y tế đã yêu cầu địa phương tăng cường hỗ trợ người dân vệ sinh môi trường, ngủ có màn - vì bệnh này lây truyền do muỗi chích.
L.C
Thanh Tùng - Liên Châu
Theo TNO
Bệnh do vi rút Ebola: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh Trong thời gian xảy ra dịch bệnh Ebola, WHO thường xuyên theo dõi và đánh giá tình hình sức khỏe cộng đồng. Đến ngày (1/8/2014) đã có 729 người tử vong vì vi rút này. Bệnh sốt xuất huyết Ebola. 1. Bệnh do vi rút Ebola là gì? Bệnh do vi rút Ebola (Ebola virus disease), từng được biết đến là bệnh Sốt...