Nỗi ám ảnh của những người “không bao giờ lớn”
Những người mắc bệnh này phải sống bằng những giọt máu hồng của người khác, ám ảnh lớn nhất của họ là thiếu máu.
Hai anh em Nam và Việt phải sống bằng máu của người khác từ khi 6 tháng tuổi
Đến bây giờ, chị Vân cũng chỉ cao 110 cm, nặng 31 kg. Dù hơn 27 tuổi nhưng trông chị như một đứa trẻ học lớp 1. Theo các chuyên gia y tế cho biết, chị Vân bị biến chứng của bệnh tan máu bẩm sinh.
Chị Vân cho biết, từ hồi học hết lớp 2, cơ thể chị bắt đầu mệt mỏi, biến dạng, mũi tẹt dí, trán dô ra phía trước. Sau khi đi khám, các bác sĩ phát hiện chị bị bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện tại, bệnh của chị Vân đang ở thể rất nặng, không bạn bè, mọi người ở quê ai cũng xa lánh.
“Người ta nói em bị bệnh gan, da vàng, bệnh lây lan nên không chơi, không tiếp xúc. Có người còn ác mồm nói em là “quái vật”, Vân buồn bã.
Một tháng chị phải vào viện 2 tuần để truyền máu, thải sắt. Các bác sĩ nói, mắc bệnh tan máu bẩm sinh cả đời phải truyền máu vì hồng cầu chỉ sống được một thời gian ngắn.
Video đang HOT
Tương tự như chị Vân, chị Bùi Thị Hà, 33 tuổi, Hòa Bình đang điều trị Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cũng chỉ cao 1,3 m. Nhà chị Hà có 3 anh chị em nhưng cả 3 đều có tuổi thơ gắn bó với bệnh viện do căn bệnh tan máu bẩm sinh quái ác.
Chị Hà cho biết, chị cũng có mơ ước, có hoài bão như bao người khác. Bao nhiêu năm nay chị thèm khát mái ấm gia đình nhưng không thể. Mỗi tháng chị phải vào viện 20 ngày điều trị, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, da xanh xao thậm chí mặt mũi chị còn có phần biến dạng.
“Nếu không có những giọt máu của người khác hiến tặng thì em cũng như hàng ngàn người mắc bệnh máu này khó có thể sống sót được. Dù hình dạng như vậy nhưng em vẫn có niềm tin vào sự sống”, chị Hà tâm sự.
Tình cờ gặp hai anh em Nguyễn Nhật Nam 23 tuổi, Nguyễn Hoàng Việt 13 tuổi (Yên Bái) xuống Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương để truyền máu.
Cả hai đều phát hiện mình mắc bệnh tan máu bẩm sinh từ lúc 6 tháng tuổi và cho đến nay cả hai anh em Nam và Việt đã truyền gần 2.000 đơn vị máu.
Nam bảo điều lo lắng nhất của hai anh em khi mỗi lần xuống Viện Huyết học – Truyền máu TƯ điều trị đó là nỗi lo thiếu máu bởi điều này là nỗi ám ảnh đáng sợ nhất của những người mắc bệnh tan máu bẩm sinh như máu như em.
Nam và Việt đều xem bệnh viện là nhà, bởi thời gian ở đây nhiều hơn. Đặc biệt, các em luôn coi những người hiến máu cứu mình là ân nhân.
Máu là nguồn sống của người mắc bệnh tan máu GS.TS. Nguyễn Anh Trí (Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu TƯ) cho biết, tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là căn bệnh vô cùng nặng nề ở Việt Nam. Ước tính có khoảng 10 triệu người mang gen bệnh. Bệnh đang len lỏi khắp các dân tộc, ảnh hưởng đến sức khỏe, giống nòi của cả một dân tộc. Theo ông, máu là nguồn sống của những bệnh nhân thiếu máu huyết tán bẩm sinh. Vì thế nếu không được chữa trị (truyền máu, thải sắt), người bệnh sẽ không sống quá 10 năm. Người mắc bệnh này liên tục bị thiếu máu nên cả đời họ phải truyền máu vì hồng cầu chỉ sống được một thời gian ngắn. Để phòng bệnh tan máu bẩm sinh, gia đình họ hàng, người thân có bệnh cần được xét nghiệm và tư vấn di truyền trước hôn nhân để cung cấp kiến thức và nguy cơ khi hai người cùng mang gen bệnh kết hôn với nhau.
Theo Danviet
Cây ngô đồng khiến 37 học sinh Nghệ An ngộ độc nguy hiểm thế nào?
Cây ngô đồng khiến nhiều học sinh Nghệ An ngộ độc là loại gỗ lớn, thân cao, hạt dù nhiều dầu nhưng ít được khai thác do có chất gây tẩy và độc không thể làm thức ăn, một số nước dùng làm phân bón.
Liên quan đến loài cây khiến hàng chục học sinh Nghệ An nhập viện ngày 21.4, ông Phạm Văn Thế, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, đó là cây ngô đồng, tên khoa học Hura crepitans L., thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Nó còn được gọi mã đầu, vông đồng hoặc ba đậu tây.
"Loài này khác với ngô đồng cảnh Jatropha podagrica, hay dầu lai lá sen, sen bình lục. Ngô đồng cảnh ra hoa đỏ, được trồng khắp thế giới, cao khoảng một mét, thân không gai và gốc phình to như củ. Cây chứa chất độc nên cần cẩn trọng khi trồng trong nhà nếu có trẻ em", ông Thế nói.
Ngô đồng được trồng trong sân trường ở Nghệ An có tên Hura crepitans (bên trái). Còn ngô đồng cảnh Jatropha podagrica (bên phải) được trồng để làm cảnh. Cả hai cùng chứa độc tố.
Theo mô tả của giáo sư Đỗ Tất Lợi trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, thân cây ngô đồng có gai, lá dài 20-30 cm, rộng 15-20 cm; hoa đực mọc thành bông nhiều hoa, còn hoa cái mọc đơn độc. Quả của loài to cứng với khoảng 15-20 mảnh hình múi nổi tròn, cao 5 cm và rộng 10 cm. Hạt của nó có hình mắt chim, phía trên phủ lớp lông.
Cây Hura crepitans có nguồn gốc từ nước nhiệt đới ở châu Mỹ, nhưng được trồng phổ biến ở hầu hết nước nhiệt đới làm cây bóng mát ven đường và vườn hoa. Dù trong hạt có 37% là chất dầu béo, hơn 25% protein, nhưng các nước ít khai thác, chủ yếu dùng làm phân bón do trong trong hạt có chất gây tẩy và độc không thể làm thức ăn cho gia súc.
Tại Congo (châu Phi), hạt cây được dùng làm thuốc tẩy với liều hai đến ba hạt trong ngày, cao hơn có thể gây ngộ độc chết người.
Hạt và quả cây ngô đồng. Ảnh: Kế Kiên.
Nhựa của cây ngô đồng cũng có độc, nếu vô tình để bắn vào mắt có thể gây sưng đỏ. Người dân Java (Indonesia) thường sử dụng nhựa cây làm thuốc trừ sâu; còn người Brazil dùng nước sắc vỏ thân với liều 1-5 g chữa hủi, nước sắc này có tác dụng tẩy mạnh.
Một chuyên gia khác cho biết, trong Đông y thường dùng vỏ cây ngô đồng làm thuốc tẩy, trị táo bón, chữa mụn nhọt, có thể sắc nước uống. Tuy nhiên, nhựa và hạt của cây chứa chất dầu, độc, gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và gan, nên nếu trẻ ăn phải sẽ đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn. Nhiều người cho rằng hạt ngô đồng chứa chất toxin độc nhưng hiện ít có nghiên cứu.
Trước đó chiều 21.4, 37 học sinh khối 6 và 7 ở huyện Quỳ Châu bị đau bụng, buồn nôn do trong giờ ra chơi vô tình ăn quả hạt cây ngô đồng rơi xuống. Ba ngày trước, hơn 20 học sinh tiểu học ở thị xã Cửa Lò gặp tình cảnh tương tự do ăn phải hạt quả của loài cây này. Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã yêu cầu tất cả trường học loại bỏ ngay cây có độc, trong đó có ngô đồng. Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo về một số loại cây, hoa có chứa chất gây độc hoặc nghi ngờ gây độc thường gặp như cây ngô đồng, cây thầu dầu... chứa protein độc.
Theo Phạm Hương (VNE)
Thu nhập gấp đôi chồng, vợ vẫn dạ vâng Thu nhập của tôi chỉ bằng một nửa của vợ, nhưng lúc nào cô ấy cũng dạ vâng, tôn trọng chồng và gia đình chồng... Thu nhập của tôi chỉ bằng một nửa của vợ, nhưng lúc nào cô ấy cũng dạ vâng, tôn trọng chồng và gia đình chồng... (Ảnh minh họa) Tôi năm nay ngoài 40 tuổi, cưới vợ cũng đã...