“Nỗi ám ảnh” của Mỹ sở hữu tên lửa “khủng” của Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Iran – Trung tướng Hossein Dehqan hôm qua (10/5) tuyên bố rằng, hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà Nga vừa bàn giao cho nước này đã được đưa tới Căn cứ Phòng không Khatam al-Anbia.
“Hệ thống phòng không S-300 chiến lược đã đưa tới căn cứ không quân Khatam al-Anbia”, ông Dehqan hôm qua (10/5) khẳng định với hãng thông tấn Fars.
Việc Iran chính thức có trong tay hệ thống tên lửa phòng không hiện đại này chắc chắn sẽ khiến Mỹ, Israel và phương Tây “đứng ngồi không yên” và nỗi ám ảnh của họ đã thực sự hiện hữu.
Mỹ, Israel và phương Tây từ lâu đã phản đối việc Nga cung cấp S-300 cho Iran, vì lo ngại việc Iran có trong tay hệ thống tên lửa phòng không hiện đại này sẽ đe dọa nghiêm trọng tới an ninh của họ.
Năm 2007, Nga và Iran ký một hợp đồng cung cấp một số thiết bị liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa S-300. Nhưng đầu năm 2010, chính phủ Moscow đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu, kết hợp một số biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Iran, do nước này tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân bất chấp phản đối từ cộng đồng quốc tế.
Sau động thái trên của Nga, Iran đã đâm đơn kiện tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Rosoboronexport của Nga lên Tòa án Hòa giải và Trọng tài của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu tại Geneva.
Tuy nhiên, ngày 13/4/2015, Nga đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận và xúc tiến quá trình bán hệ thống S-300 cho Tehran, sau khi cuộc đàm phán tại Geneva giữa Iran và nhóm P5-1 đạt được một số thỏa thuận nhất định.
Hơn 4 tháng sau, ngày 20/8/2015, sau quá trình đàm phán, Nga và Iran đã đạt được một thỏa thuận mới liên quan tới việc bàn giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga cho Iran, nhằm giúp quốc gia Trung Đông này tăng cường sức mạnh phòng thủ. Hợp đồng bàn giao hệ thống S-300 của Nga cho Iran đã chính thức được ký kết và có hiệu lực từ ngày 9/11 cùng năm.
Video đang HOT
S-300 là hệ thống tên lửa phòng không do Nga chế tạo được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và sở hữu. Hiện có khá nhiều quốc gia trên thế giới sở hữu hệ thống S-300 của Nga, chủ yếu là ở Đông Âu và châu Á, trong đó có Ukraine, Hy Lạp, Syria, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam… Theo Wikipedia, ngay cả Mỹ cũng đã từng mua một hệ thống S-300V của Nga năm 1993 để đánh giá, áp dụng công nghệ nhằm nâng cấp các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi. S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay và tên lửa đạn đạo mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150 km và ở độ cao lên tới 27 km. S-300 cũng sở hữu sức mạnh ngăn chặn cả chiến đấu cơ tàng hình.
Hệ thống tên lửa S-300 có thể đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 chiếc trong số đó. Ở những phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của radar được tăng cường, theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay xâm phạm.
Thời gian để triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa S-300 được đặt trong những ống kim loại kín và không cần bảo trì trong suốt thời gian sử dụng.
S-300 khởi thủy được thiết kế để đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù.
Khi lần đầu tiên được Liên Xô (cũ) triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là “con cưng” và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất trên thế giới.
Việc bàn giao các tổ hợp S-300 dự kiến sẽ được hoàn tất trong năm 2016.
Theo_VnMedia
Nga "tiếp sức" quân sự cho "nỗi ám ảnh" của Mỹ
Nga đang bàn giao các hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran trước dự kiến và hai bên có thể sẽ tiếp tục ký kết thêm các hợp đồng vũ khí mới. Đó là thông tin vừa được Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga ông Alexander Fomin đưa ra hôm qua (26/4).
Khi đươc hoi vê viêc co ban giao cac vu khi khac ngoai S-300 cho Iran hay không, ông Alexander Fomin cho biêt: "Việc bàn giao S-300 cho Iran đang được tiến hành đúng kế hoạch, thậm chí còn trước cả tiến độ".
Ông cũng thêm rằng, cac hơp đông vũ khí khac cung co thê se đươc ky kêt, tuy nhiên, ông nhận mạnh rằng đó sẽ là những loại vu khi không năm trong danh sach câm vân cua Liên Hơp Quôc, trong đo co cac hê thông vu khi phi sat thương, các loại vũ khí nhỏ va các hệ thống vũ khí tac chiên điên tư...
Trước đó, ngày 11/4 vừa qua, Nga đã chính thức bàn giao lô hệ thống tên lửa phòng không S-300 đầu tiên cho Iran. Việc bàn giao các tổ hợp S-300 dự kiến sẽ được hoàn tất trong năm 2016.
Năm 2007, Nga và Iran ký một hợp đồng cung cấp một số thiết bị liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa S-300. Nhưng đầu năm 2010, chính phủ Moscow đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu, kết hợp một số biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Iran, do nước này tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân bất chấp phản đối từ cộng đồng quốc tế.
Sau động thái trên của Nga, Iran đã đâm đơn kiện tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Rosoboronexport của Nga lên Tòa án Hòa giải và Trọng tài của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu tại Geneva.
Tuy nhiên, ngày 13/4/2015, Nga đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận và xúc tiến quá trình bán hệ thống S-300 cho Tehran, sau khi cuộc đàm phán tại Geneva giữa Iran và nhóm P5-1 đạt được một số thỏa thuận nhất định.
Hơn 4 tháng sau, ngày 20/8/2015, sau quá trình đàm phán, Nga và Iran đã đạt được một thỏa thuận mới liên quan tới việc bàn giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga cho Iran, nhằm giúp quốc gia Trung Đông này tăng cường sức mạnh phòng thủ. Hợp đồng bàn giao hệ thống S-300 của Nga cho Iran đã chính thức được ký kết và có hiệu lực từ ngày 9/11 cùng năm.
Vì sao Mỹ lo ngại khi Iran sở hữu S-300?
Việc Iran chính thức có trong tay hệ thống tên lửa phòng không hiện đại này chắc chắn sẽ khiến Mỹ, Israel và phương Tây "đứng ngồi không yên" và nỗi ám ảnh của họ đã thực sự hiện hữu.
Mỹ, Israel và phương Tây từ lâu đã phản đối việc Nga cung cấp S-300 cho Iran, vì lo ngại việc Iran có trong tay hệ thống tên lửa phòng không hiện đại này sẽ đe dọa nghiêm trọng tới an ninh của họ.
Có lẽ, chính sức mạnh "vô đối" với những tính năng vượt trội của S-300 đã khiến Mỹ và phương Tây thực sự lo ngại khi nó nằm trong tay Iran quốc gia mà họ liệt vào danh sách "trục ma quỷ".
S-300 là hệ thống tên lửa phòng không do Nga chế tạo được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và sở hữu. Hiện có khá nhiều quốc gia trên thế giới sở hữu hệ thống S-300 của Nga, chủ yếu là ở Đông Âu và châu Á, trong đó có Ukraine, Hy Lạp, Syria, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam... Theo Wikipedia, ngay cả Mỹ cũng đã từng mua một hệ thống S-300V của Nga năm 1993 để đánh giá, áp dụng công nghệ nhằm nâng cấp các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi. S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay và tên lửa đạn đạo mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150 km và ở độ cao lên tới 27 km. S-300 cũng sở hữu sức mạnh ngăn chặn cả chiến đấu cơ tàng hình.
Hệ thống tên lửa S-300 có thể đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 chiếc trong số đó. Ở những phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của radar được tăng cường, theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay xâm phạm.
Thời gian để triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa S-300 được đặt trong những ống kim loại kín và không cần bảo trì trong suốt thời gian sử dụng.
S-300 khởi thủy được thiết kế để đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù.
Khi lần đầu tiên được Liên Xô (cũ) triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là "con cưng" và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất trên thế giới.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ảnh chưa từng công bố về cựu Tổng thống Bush ngày 11/9 Mới đây 12 bức ảnh hiếm ghi lại những biểu cảm của Tổng thống Bush vào thời điểm bất ngờ nhận hung tin về vụ khủng bố ngày 11/9 đã được công bố. Thời khắc nhận được thông tin về vụ việc tòa tháp đôi ở New York bị tấn công, Tổng thống đương nhiệm khi đó George W Bush đang trong chuyến...