Nỗi ám ảnh Covid-19 của dân nghèo Morocco
Kể từ Morocco áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc do dịch Covid-19, những biện pháp ‘giãn cách xã hội’ và tự cô lập là thứ xa xỉ đối với nhiều gia đình nghèo tại đất nước này.
AP cho biết, có tới hơn 900 người nghèo đang sống trong các căn phòng san sát nhau tại một tổ hợp chung cư thuộc khu chợ cổ tại thành phố Sale, Morocco. Nhiều gia đình đã sống ở nơi đây hơn 40 năm. Mỗi căn phòng trong chung cư này có tới mười người thuộc nhiều thế hệ chung sống cùng nhau.
Gần như tất cả bọn họ đều bị gạt ra bên lề xã hội, và kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở đất nước Bắc Phi này thì những người có việc làm cư trú tại đây đã mất đi kế sinh nhai nuôi sống gia đình họ.
Giống với nhiều quốc gia khác trên khắp thế giới, Morocco cũng đang phải đối mặt với thách thức về việc làm thế nào để bảo vệ người dân trước sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh Covid-19, trong khi cũng không thể áp đặt lệnh trừng phạt đối với tầng lớp dân nghèo.
Kể từ đầu tháng Ba, Chính phủ Morocco đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, trong đó đỉnh điểm là lệnh phong tỏa toàn quốc đang áp dụng hiện nay đã biến các thành phố từng một thời tấp nập ở quốc gia này trở thành những thành phố ‘bị bỏ hoang’.
Biên giới, trường học, các cửa hàng, công ty và nhà thờ đều đã phải đóng cửa. Việc đi lại giữa các thành phố cũng bị cấm. Mỗi gia đình chỉ được cử một thành viên đi ra ngoài mua nhu yếu phẩm cần thiết, và những người làm việc trong các ngành nghề quan trọng sẽ phải có giấy phép đi lại qua các chốt kiểm soát. Nếu phạm luật, người vi phạm có thể sẽ bị phạt ba tháng tù giam.
Quay trở lại tổ hợp chung cư thuộc khu chợ cổ tại thành phố Sale, ông Abdelkader Gourmai cùng vợ là Halima cho biết, trước khi dịch bệnh bùng phát, vợ ông thường hay làm công việc dọn dẹp hoặc bán rau tại khu chợ. Nhưng kể từ khi lệnh phong tỏa có hiệu lực, họ bắt đầu chuyển sang việc bán tạp hóa qua tín dụng, dù biện pháp này giờ cũng không còn khả thi.
“Con trai tôi không thể tìm được việc làm. Chúng tôi không nghèo, mà chúng tôi đã trở nên bần cùng. Chúng tôi không có các khoản tiết kiệm hay tiền lương để sinh sống. Nếu chúng tôi không ra ngoài làm việc trong một ngày, thì cả gia đình sẽ phải đi ngủ với cái bụng đói”, AP trích lời ông Ilyas sống tại khu dân cư trên nói.
Video đang HOT
Những người phụ nữ sống trong khu chung cư giặt quần áo xong thường phơi đồ trên sảnh hoặc trên những bức tường, và tất cả quần áo của bọn họ đều tiếp xúc chung trên cùng một bề mặt. Cô Warda, một cư dân sống trong khu chung cư nói rằng cô biết về nguy cơ nhiễm bệnh nhưng không còn cách nào khác.
“Tôi rất lo lắng cho những đứa con của mình, và tôi đã buộc phải để chúng ở trong nhà và ở lại cùng với chúng. Nhưng tôi sẽ phải nuôi chúng như thế nào đây”, cô Warda nói.
Nhiều người phụ nữ sống trong khu chung cư tại thành phố Sale đang tụ tập đông đúc. Ảnh: AP
Cư dân Ilyas sống trong khu chung cư tại thành phố Sale. Ảnh: AP
Quần áo người dân sống trong khu dân cư được phơi san sát với nhau, tạo nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Ảnh: AP
Cô Warda cùng hai đứa con của mình sống trong khu chung cư tại thành phố Sale. Ảnh: AP
Một bé gái sống trong khu dân cư đi mua bánh mì về cho gia đình mình. Ảnh: AP
Nơi giặt quần áo chung của người dân nghèo sống trong khu chung cư. Ảnh: AP
Một số phụ nữ và trẻ em sống trong khu dân cư đang tụ tập. Ảnh: AP
Tuấn Trần
Pháp kêu gọi dân ở nước ngoài 'ở đâu, yên đó', ai muốn về phải tự trả tiền vé
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian khẳng định sẵn sàng đón 130.000 người Pháp ở nước ngoài về nước nhưng chính phủ sẽ không trả tiền vé, bù lại người về sẽ không cần cách ly tập trung bắt buộc.
Xếp hàng làm thủ tục tại sân bay Charles de Gaulle ở thủ đô Paris, Pháp - Ảnh: REUTERS
"Chúng tôi đang cố gắng giúp 130.000 người này về nước nhưng trước mắt tôi cần họ bình tĩnh và kiên nhẫn", ông Le Drian chuyển thông điệp qua Đài phát thanh France Info ngày 20-3.
Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh rằng những người trở về sẽ phải tự trả tiền vé máy bay và kêu gọi khoảng 3,5 triệu người Pháp đã sống lâu năm ở nước ngoài "hãy ở yên ở đó".
Khoảng 17.000 người Pháp tại Morocco đã được đưa về nước kể từ ngày 13-3 tới nay. Hiện chỉ còn khoảng 3.000 người ở lại quốc gia Bắc Phi này.
Ngoại trưởng Pháp xác nhận không phải tất cả những người vừa trở về Pháp đều tự động bị cách ly bắt buộc.
Tuy nhiên ông cảnh báo các biện pháp kiểm soát đi lại tại Pháp sẽ cứng rắn hơn nữa nếu tình hình phức tạp và ý thức tuân thủ lệnh hạn chế hiện tại của người dân kém. Khoảng 67 triệu người đang nằm trong diện bị hạn chế đi lại theo các sắc lệnh chống dịch COVID-19.
Pháp đang chứng kiến đợt bùng phát số ca nhiễm mới và tử vong vì dịch COVID-19 với tỉ lệ tăng khoảng 40% mỗi ngày. Tổng số ca nhiễm tại Pháp là gần 11.000 người, trong đó có 372 người chết, 1.295 đã được chữa trị khỏi và xuất viện.
Ngoại trưởng Pháp xác nhận Trung Quốc đã gửi trả lại các thiết bị y tế mà Pháp đã gửi sang Trung Quốc khi nước này đang đương đầu với dịch COVID-19. Một máy bay chở theo 1 triệu khẩu trang từ Trung Quốc cũng đã hạ cánh xuống Pháp vào ngày 19-3.
"Cuộc chiến chỉ mới bắt đầu và chúng ta cần rất nhiều khẩu trang", ông Le Drian đặt vấn đề.
"Thế giới ngày mai sẽ không giống với thế giới mà chúng ta biết trước đây. Chúng ta sẽ không thể giao phó các nhu cầu của bản thân về an ninh, sức khỏe và thực phẩm cho người khác như bây giờ được nữa. Chúng ta cần rút ra bài học từ điều này", ngoại trưởng Pháp lập luận.
BẢO DUY
Hàng chục nước đề phòng Hàn, Nhật vì ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh Số quốc gia và vùng lãnh thổ hạn chế hoặc siết chặt nhập cảnh với người Hàn Quốc đã vọt lên 42 tính đến trưa 27-2, trong khi một ngày trước đó chỉ là 30. Mỹ vẫn thể hiện sự kiên nhẫn với hai đồng minh là Nhật Bản và Hàn Quốc. Phun thuốc khử trùng tại một khu chợ ở Seoul của...