“Nọc độc quỷ”- nhiêu liệu của chương trình tên lửa Triều Tiên?
Triều Tiên dường như đang vận hành chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của nước này bằng loại nhiên liệu nguy hiểm được mệnh danh là “nọc độc quỷ”, báo New York Times đưa tin.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát cơ sở sản xuất tên lửa (Ảnh: KCNA/Reuters)
Theo NYT, theo lực lượng tình báo Mỹ, Triều Tiên có thể đang sử dụng loại nhiên liệu dimethyl hydrazine bất đối xứng (UDMH) cho chương trình tên lửa của nước này. Lực lượng này tin rằng, Triều Tiên có thể đã sở hữu loại nhiên liệu nguy hiểm từ thời cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush.
UMDH được mệnh danh là “nọc độc của quỷ” vì sự nguy hiểm của nó. Trong vụ thử tên lửa của Liên Xô những năm 1960, một vụ nổ đã xảy ra. Lửa và khói độc từ UMDH được cho là gây nên cái chết của 124 người.
Mỹ đã ngừng sản xuất thứ nhiên liệu nguy hiểm này từ khi NASA có cảnh báo về mức độ độc hại và nguy hiểm của UMDH. Hiện Mỹ đang chuyển sang sử dụng nhiên liệu rắn ổn định hơn, điều mà Triều Tiên cũng đang theo đuổi nhưng theo các chuyên gia, khoảng 10 năm nữa Bình Nhưỡng mới có thể làm chủ công nghệ tích hợp nhiên liệu này vào tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Chính phủ Mỹ cho rằng nếu như có thể ngăn chặn Triều Tiên sử dụng UMDH thì Bình Nhưỡng sẽ phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa hiện tại. “Nếu Triều Tiên không sở hữu UMDH họ không thể sản xuất được tên lửa và không thể gây nguy hại tới Mỹ. Đơn giản là vậy”, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Edward Markey chia sẻ.
Tuy nhiên, điều quan trọng là chính phủ Mỹ cần phải biết nếu Triều Tiên sở hữu UMDH thì đó là từ nguồn nào. Cơ quan tình báo Mỹ tin rằng Trung Quốc, một số nước châu Âu và Nga đã cung cấp cho Triều Tiên UDMH từ hàng thập kỷ trước. NYT trích lời chuyên gia tình báo Timothy Barrett cho biết có lẽ quá muộn để ngăn chặn nguồn cung từ 2 nước này vì dường như Bình Nhưỡng đã có thể tự sản xuất được loại nhiên liệu này.
Mặt khác, một số chuyên gia hoài nghi về quan ngại trên. Họ đưa ra lý do rằng việc sản xuất và sử dụng nhiên liệu có tính độc hại cao như UMDH là rất khó khăn. Những nước có công nghệ và kỹ thuật hơn Triều Tiên từng xảy ra những vụ tai nạn cháy nổ liên quan đến nhiên liệu này.
Video đang HOT
Về phía Trung Quốc, nước này luôn luôn phủ nhận những cáo buộc liên quan đến việc cung cấp nguyên vật liệu sản xuất vũ khí cho Triều Tiên. Thế nhưng theo 1 bản báo cáo bí mật do Wikileaks tiết lộ, có bằng chứng cho thấy “có sự thiếu tương đồng trong hồ sơ theo dõi việc xuất khẩu nguyên liệu liên quan tới chế tạo tên lửa”.
Cuối cùng, câu hỏi quan trọng nhất vẫn là liệu Triều Tiên có tự sản xuất được UMDH hay không. Eckhart W. Schmidt, người từng viết sách về UDMH, cho rằng Triều Tiên có thể học được cách tự sản xuất “nếu nguồn cung từ nước ngoài bị cắt”.
Ông Van Diepen, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định rằng Triều Tiên trải qua hàng chục năm, chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã đạt được những thành tựu trong công nghệ chế tạo nhiên liệu tên lửa, dù đôi khi có thể xảy ra những thảm kịch kinh hoàng.
“Có lẽ họ không ngại những tai nạn. Tôi đoán thế”, ông Diepen chia sẻ.
Theo Dân Trí
Hệ thống phòng thủ Mỹ - Nhật - Hàn bất lực trước tên lửa Triều Tiên?
Trong khi Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tại Anh nhận định Triều Tiên có thể phát triển một tên lửa mới nhắm mục tiêu tới toàn bộ lục địa Mỹ vào cuối năm nay, giới chuyên gia cho rằng khả năng hệ thống phòng thủ Mỹ - Nhật - Hàn đánh chặn thành công tên lửa Bình Nhưỡng là rất thấp.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ (Ảnh: Reuters)
Theo NHK, Viên Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, Anh ngày 20/9 đã công bố Khảo sát chiến lược thường niên, trong đó đánh giá năng lực phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
IISS đánh giá các vụ thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên trong năm 2017 đã tăng tốc đáng kể, đồng thời cho rằng Bình Nhưỡng đủ khả năng để tấn công Hàn Quốc, Nhật Bản cũng như lực lượng quân sự Mỹ trong khu vực bằng vũ khí hạt nhân trang bị trên tên lửa.
Theo IISS, Bình Nhưỡng hoàn toàn có thể phát triển một tên lửa với thiết kế mới và nhắm mục tiêu tới toàn bộ lục địa Mỹ vào cuối năm nay.
IISS cho biết tên lửa đạn đạo 2 giai đoạn Hwasong-14 của Triều Tiên có tầm phóng tối đa hơn 7.500 km. Với tầm phóng này, tên lửa Triều Tiên hoàn toàn có thể vươn tới khu vực bờ biển phía tây của Mỹ nếu đầu đạn gắn trên tên lửa có trọng lượng dưới 650 kg.
Theo IISS, để ngăn Triều Tiên phát triển tên lửa, ngoài nỗ lực ngoại giao của các nước ở khu vực Đông Bắc Á, các cường quốc trên thế giới cũng cần phải vào cuộc. IISS cũng đề xuất phương án giải quyết như yêu cầu các nước cắt nguồn cung nhiên liệu tên lửa cho Triều Tiên.
Hệ thống tên lửa Mỹ - Nhật - Hàn bất lực?
Các hệ thống phòng thủ Aegis, THAAD và PAC sẽ đồng loạt vào cuộc để đánh chặn tên lửa Triều Tiên (Ảnh: Nikkei)
Hàn Quốc và Nhật Bản ngày 15/9 cho biết Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo Hwasong-12 bay qua lãnh thổ Nhật Bản. Tên lửa này ước tính đã đạt độ cao 770 km và bay xa 3.700 km trước khi rơi xuống Thái Bình Dương. Dựa trên các thông số này, chuyên gia về vũ khí hạt nhân Joe Cirincione nhận định các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện hành của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều bất lực trước tên lửa Triều Tiên.
"Độ cao 770 km là quá cao, cao hơn vài trăm km so với hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis được triển khai trên các tàu hải quân ở ngoài khơi Nhật Bản, thậm chí còn cao hơn hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) được lắp đặt ở Hàn Quốc và đảo Guam. Độ cao này cũng vượt trội hơn hẳn so với hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đặt tại Nhật Bản", chuyên gia Joe cho biết.
Cả 3 hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, THAAD và Patriot đều được thiết kế để đánh chặn tên lửa ở sau giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng liệu các hệ thống phòng thủ có thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên trước khi nó đạt độ cao đó không.
"Gần như không có cơ hội bắn hạ tên lửa Triều Tiên lúc đang bay trừ khi tàu chiến có hệ thống Aegis được triển khai rất gần địa điểm phóng, tức là nằm trong vùng biển của Triều Tiên. Sau đó, tên lửa đánh chặn sẽ phải đuổi theo tên lửa Triều Tiên và đây là cuộc đua mà tên lửa đánh chặn không nắm chắc phần thắng. Trong thời gian cảnh báo dành cho hệ thống phòng thủ chỉ từ 1-2 phút, cơ hội đánh chặn thành công gần như bằng 0", chuyên gia Joe nhận định.
Tên lửa Triều Tiên không thể tấn công Mỹ?
Một vụ phóng tên lửa diễn ra ở tỉnh Bắc Pyongan, Triều Tiên (Ảnh: KCNA)
Nhận định về khả năng an toàn của Mỹ, Giám đốc điều hành bộ phận quốc phòng, hàng không và an ninh của tập đoàn Boeing, bà Leanne Caret, cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại của tập đoàn này hoàn toàn đủ khả năng bảo vệ lục địa Mỹ trước một cuộc tấn công tên lửa từ Triều Tiên.
Bà Caret cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đang "làm đúng những gì cần thiết" để đánh chặn tên lửa Triều Tiên.
"Tôi đã có cơ hội tới nơi thử nghiệm (hệ thống phòng thủ tên lửa) hồi cuối tháng 5. Chúng ta sẽ bắn hạ một tên lửa bằng một tên lửa", bà Caret cho biết trong cuộc phỏng vấn với CNBC.
Leanne Caret cho biết chính bà đang dẫn dắt một nhóm phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân của Mỹ. Lãnh đạo Boeing gọi nhóm của bà là "400 người bảo vệ 400 triệu người".
Bà Caret cũng cho biết Boeing đang lên kế hoạch cung cấp 44 hệ thống đánh chặn mới cho quân đội Mỹ vào cuối năm nay.
Theo Dân Trí
Nhật đặt hệ thống đánh chặn ngay dưới đường bay của tên lửa Triều Tiên Quân đội Nhật Bản hôm 19/9 đã di chuyển một hệ thống phòng không tới căn cứ Hakodate ở phía bắc đảo Hokkaido, gần đường bay của tên lửa Triều Tiên trong hai vụ phóng gần đây. Một hệ thống đánh chặn tên lửa đất đối không PAC-3 của Nhật Bản (Ảnh: Reuters) Triều Tiên hôm 15/9 phóng một tên lửa tầm trung...