Nọc độc kinh hoàng của loài nhện “đoạt mạng” cũng chính là thuốc giải
Con nhện tám chân giống nhện mạng phễu Úc được đặt tên là Colossus, có kích thước khoảng 7,8 cm, bằng chiều dài thẻ tín dụng.
Con nhện được chuyển đến Công viên Reptile, Úc để phục vụ cho việc chế xuất thuốc giải độc từ chính nọc nguy hiểm của chúng.
Cá thể nhện Colossus có nọc độc chết người.
Các chuyên gia phát hiện ra Colossus ở vùng duyên hải miền trung nước Úc trước khi đưa vào công viên.
Liz Gabriel, người quản lý công viên Reptile cho biết: “Đầu năm luôn là mùa cao điểm, nhện độc xuất hiện nhiều. Thời tiết nóng ẩm đặc biệt hấp dẫn những con vật đáng sợ này”. Nhện độc sống trong khu rừng mưa nhiệt đới ẩm ướt.
Video đang HOT
Con nhện Colossus có nọc độc rất nguy hiểm. Nọc độc của chúng có thể giết chết kẻ thù trong 15 phút. Người ta đưa nhện vào công viên để phục vụ cho việc chế xuất thuốc giải độc từ chính nọc của chúng.
Hàng ngày, nhân viên công viên có nhiệm vụ “vắt” những giọt nọc độc của nhện ở răng khi chúng tự làm vệ sinh tám chân lông của chúng.
Sau đó họ sẽ chuyển nọc độc đến Seqirus, một cơ sở sản xuất kháng sinh ở Melbourne để được kiểm tra, chế xuất tạo thuốc giải độc nhện.
Theo các chuyên gia để tạo một liều thuốc, nhân viên phải vắt đến 70 lần.
Trong số tất cả loài nhện độc được biết đến hiện nay, loài độc nhất là những con nhện mạng phễu Úc.
Vết cắn của chúng gây tử vong cho trẻ nhỏ trong vài phút hoặc vài tiếng và khiến một người trưởng thành chết trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, sau khi thuốc chống nọc độc ra đời, chưa có ca tử vong nào được ghi nhận ở Úc.
Theo Hoàng Dung/Infonet
Kinh ngạc trước cảnh rắn nước 'vật lộn' để nuốt chửng cá trê "khủng"
Cảnh tượng đáng kinh ngạc khi một con rắn nước nuốt chửng con cá trê to đã lọt vào ống kính của người dân địa phương ở con sông ở George bang Texas, Mỹ.
Con rắn há miệng rộng nuốt gọn con cá da trơn.
Beverly Heacker, 57 tuổi và bạn mình đang đi bộ dọc sông ở Georgetown, thì phát hiện con rắn đang săn mồi dưới nước.
Beverly Heacker đã nhanh chóng bấm máy ghi lại khoảnh khắc ấn tượng này và chia sẻ lên mạng xã hội. Những hình ảnh được lan truyền rộng rãi.
Con cá vùng vẫy nhưng không thoát được hàm răng sắc nhọn của rắn.
Beverly Heacker kể rằng họ đã phát hiện con rắn bơi rất nhanh, trong chốc lát nó đã bắt được con cá da trơn khá lớn. Con cá cố gắng giãy giụa nhưng không thể nào thoát nạn. Con rắn nước há miệng rộng để nuốt gọn con mồi.
Rắn nước Nerodia rhombifer là một loài rắn trong họ Rắn nước, sinh sống chủ yếu ở miền nam mỹ và bắc Mexico, được coi là một trong những loại rắn nước lớn nhất châu Mỹ.
Rắn Nerodia rhombifer không tiết ra nọc độc, vết cắn của nó chỉ gây đau đớn vì hàm răng sắc nhọn. Khi bị đe dạo, rắn sẽ rít lên, tiết ra mùi hôi thối, nhả phân, nôn thức ăn để xua đuổi kẻ thù.
Theo Hoàng Dung/Infonet.vn
1001 thắc mắc: Rắn có thể tự sát bằng nọc độc của chính mình không? Hầu như ai cũng biết nọc độc của rắn rất nguy hiểm và nếu tiêm vào bất cứ loài sinh vật nào, bao gồm cả con người, nó sẽ khiến đối tượng tử vong chỉ sau vài phút. Vậy đã bao giờ bạn tử hỏi liệu một con rắn khi tự cắn vào mình, nó có chết vì nọc độc không? Nếu nọc...