Nobel Hóa học vinh danh 3 nhà khoa học nhờ phát minh những cỗ máy siêu nhỏ
Ba nhà khoa học đã trở thành chủ nhân của giải Nobel Hóa học 2016 nhờ “thiết kế và tổng hợp các cỗ máy phân tử”, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm, Thụy Điển cho biết trong một tuyên bố ngày 5/10.
Thông báo của Ủy ban Nobel về các chủ nhân của giải Nobel Hóa học 2016
Tuyên bố của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho hay 3 nhà khoa học Jean-Pierre Sauvage (Đại học Strasbourg, Pháp), Sir J. Fraser Stoddart (Đại học Northwestern, Mỹ) và Bernard L. Feringa (Đại học Groningen, Hà Lan) chia nhau giải Nobel Hóa học 2016 nhờ “thiết kế và tổng hợp các cỗ máy phân tử”.
“Họ đã phát triển các phân tử với khả năng di chuyển có thể kiểm soát được, vốn có thể thực hiện một nhiệm vụ khi năng lượng được bổ sung”, tuyên bố nói thêm.
Theo BBC, các “cỗ máy” do các nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học 2016 phát triển có kích thước siêu nhỏ, nhỏ hơn một nghìn lần so với một sợi tóc. Ví dụ, chúng có thể được đưa vào cơ thể con người để đưa thuốc trực tiếp tới các tế bào ung thư.
Video đang HOT
Lĩnh vực công nghệ nano này có thể mang lại các ứng dụng trong việc thiết kế các vật liệu thông minh.
Giải thưởng cũng công nhận sự thành công của các nhà khoa học trong việc kết nối các phân tử với nhau để thiết kế mọi thứ, từ các động cơ tới một chiếc ô tô và các cơ bắp siêu nhỏ.
(Từ trái sang phải) Các nhà khoa học Jean-Pierre Sauvage, J Fraser Stoddart và Bernard L Feringa (Ảnh: Reuters)
Ông Jean-Pierre Sauvage sinh năm 1944 tại Paris (Pháp) và hiện đang công tác tại Đại học Strasbourg (Pháp). Ông Sir J. Fraser Stoddart sinh năm 1942 tại Edinburgh (Anh) và hiện đang công tác tại Đại học Northwestern (Mỹ). Nhà khoa học Bernard L. Feringa sinh năm 1951 tại Barger-Compascuum (Hà Lan) và hiện đang công tác tại Đại học Groningen (Hà Lan).
Nobel Hóa học là giải Nobel thứ 3 được công bố trong mùa giải năm nay, sau các giải Nobel Y học và Vật được công bố ngày 3 và 4/10.
Các giải Nobel do Alfred Nobel, một doanh nhân và là nhà phát minh người Thụy Điển, trong đó nổi bật nhất là phát minh về thuốc nổ, sáng lập. Giải Nobel đầu tiên được trao tặng lần đầu tiên vào năm 1901, năm năm sau khi ông Nobel qua đời.
Ban đầu giải thưởng chỉ có 5 hạng mục bao gồm các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hòa bình. Đến năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đã đưa thêm vào một giải về lĩnh vực kinh tế.
Theo nguyện vọng của Nobel, giải Nobel Hòa Bình được quyết định bởi Ủy ban Giải Nobel Na Uy do Quốc hội Na Uy lập ra. Trong khi đó, các giải Nobel khác được trao tại Thụy Điển và do Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển quyết định.
Giải Nobel Hòa bình được trao hàng năm vào ngày 10/12, ngày mất của Alfred Nobel, tại thủ đô Oslo của Na Uy, trong khi các giải khác được trao ở Stockholm, Thụy Điển.
Hiện thời, mỗi giải thưởng bao gồm một huy chương vàng, một giấy chứng nhận và số tiền thưởng trị giá 8 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 930.000 USD).
An Bình
Theo Dantri
Nobel Hóa học về tay người Mỹ, Pháp, Hà Lan
Hội đồng giải thưởng Nobel đã công bố giải Nobel Hóa học năm 2016 đã thuộc về ba nhà khoa học Pháp, Mỹ và Hà Lan.
Ngày 5.10, Hội đồng giải thưởng Nobel đã công bố giải Nobel Hóa học năm 2016 đã thuộc về ba nhà khoa học Jean-Pierre Sauvage thuộc trường Đại học Tổng hợp Strasbourg của Pháp, J. Fraser Stoddart thuộc trường Đại học Northwestern của Mỹ và Bernard L. Feringa thuộc trường Đại học Tổng hợp Groningen của Hà Lan nhờ thiết kế và chế tạo ra máy phân tử.
Giải Nobel Hóa học 2015 đã được trao cho hai nhà khoa học Tomas Lindahl người Thụy Điển, Paul Modrich người Mỹ và Aziz Sancar mang hai quốc tịch Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ nhờ công trình nghiên cứu cơ chế tế bào sửa chữa những ADN bị hư hại. Ủy ban Nobel cho biết, các khám phá của ba nhà khoa học này "đã cung cấp kiến thức cơ bản về cách một tế bào sống hoạt động như thế nào và có thể được sử dụng để phát triển các phương pháp chữa trị ung thư mới ra sao
Các nhà khoa học sẽ nhận giải tại buỗi lễ trao giải chính thức vào ngày 10.12 tới ở thành phố Stockholm của Thụy Điển.
Giải thưởng này trị giá 8 triệu crown Thụy Điển (969.000 USD). Đây là giải thưởng thứ 3 trong chuỗi giải thưởng Nobel được trao trong năm 2016.
Theo Danviet
Làn sóng robot tấn công con người Một ngày không xa, nhiều khả năng loài người chúng ta sẽ phải đương đầu trước những cỗ máy tối tân "bội bạc" kia. Những bộ phim đã quá đỗi quen thuộc trên màn ảnh nhỏ, màn ảnh rộng như RoboCop, Chappie, Robot hay series phim Kẻ hủy diệt lừng danh đều là những bộ phim khai thác rất nhiều khía cạnh khác...