Nobel Hòa bình 2017 thuộc về Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân
Giải Nobel Hòa bình 2017 được trao cho Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân vì nỗ lực nhằm đạt hiệp ước cấm loại vũ khí này.
Bà Berit Reiss-Andersen công bố giải Nobel Hòa bình 2017. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy Berit Reiss-Andersen thông báo giải Nobel Hòa bình 2017 được trao cho Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN), Guardian đưa tin.
Theo Reiss-Andersen, giải thưởng nhằm công nhận “hoạt động của ICAN trong việc thu hút sự chú ý đến những hậu quả nhân đạo của sử dụng vũ khí hạt nhân và những nỗ lực tạo nền móng để đạt được một hiệp ước cấm loại vũ khí này”.
ICAN được triển khai năm 2007. Đây là nhóm quốc tế thúc đẩy tuân thủ và thực hiện đầy đủ Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân. ICAN hiện có 468 tổ chức đối tác tại 101 quốc gia.
Video đang HOT
“Chúng ta đang sống trong một thể giới mà nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân cao hơn so với mức được duy trì suốt thời gian dài trước đó”, bà Reiss-Anderson nói.
Giải Nobel Hòa bình được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân, trong bối c ảnh căng thẳng hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên tăng cao và thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc có nguy cơ bị hủy.
Hồi tháng 7, 122 quốc gia đã thông qua Hiệp ước Cấm Vũ khí Hạt nhân của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, một số nước sở hữu vũ khí hạt nhân như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp không tham gia đàm phán.
Giải Nobel Hòa bình năm 2016 được trao cho Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos vì những nỗ lực chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hàng chục năm ở quốc gia này. Nhóm trung gian Bộ tứ Đối thoại Quốc gia Tunisia là chủ nhân giải thưởng này năm 2015 vì những đóng góp của họ cho quá trình chuyển đổi dân chủ ở Tunisia. Nobel Hòa bình năm 2014 thuộc về Malala Yousafzai, người Pakistan, và Kailash Satyarthi, người Ấn Độ, hai nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ và trẻ em.
Như Tâm
Theo VNE
Triều Tiên vận hành các cơ sở của Hàn Quốc tại khu công nghiệp chung
Triều Tiên thông báo vận hành trở lại các nhà máy được Hàn Quốc đầu tư tại khu phức hợp công nghiệp chung Kaesong giữa hai nước.
Một công nhân Triều Tiên làm việc trong khu công nghiệp Kaesong năm 2013. Ảnh: Reuters.
"Không ai có thể can thiệp vào việc chúng tôi đang làm ở khu công nghiệp nằm trong chủ quyền lãnh thổ của chúng tôi", Uriminzokkiri, một kênh tuyên truyền ở Triều Tiên, hôm nay cho biết trong một bài viết.
Theo bài viết, Bình Nhưỡng sẽ đóng băng toàn bộ cơ sở, sản phẩm và vật liệu mà Seoul để lại, cuối cùng kiểm soát và quản lý chúng. Bài viết được đăng sau khi có thông tin Triều Tiên đang dùng các cơ sở được Hàn Quốc đầu tư để sản xuất hàng dệt may ở Kaesong.
Khu công nghiệp chung Kaesong giữa Hàn Quốc và Triều Tiên bắt đầu hoạt động từ năm 2004. Nơi đây có 124 công ty Hàn Quốc, thuê hơn 54.000 lao động Triều Tiên để sản xuất các mặt hàng cần nhiều nhân lực như hàng dệt may và đồ dùng.
Hàn Quốc ngừng các hoạt động tại Kaesong hồi tháng 2/2016 với lý do Triều Tiên dùng nguồn tiền thu được từ khu công nghiệp chung để đầu tư cho chương trình vũ khí hạt nhân.
Một hiệp hội đại diện cho các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Kaesong ước tính tổng giá trị tài sản Seoul để lại khu công nghiệp là 820 tỷ won (663 triệu USD).
Arirangmeari.com, một trang tin tuyên truyền của Triều Tiên, thông báo các nhà máy mà Hàn Quốc bỏ lại đã bị tịch thu.
Đáp trả lại thông báo từ Triều Tiên, một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói "Triều Tiên không được xâm phạm tài sản của các công ty Hàn Quốc".
Vị trí khu công nghiệp Kaesong. Đồ họa: BBC.
Như Tâm
Theo VNE
Giáo hoàng, Thủ tướng Merkel được đặt cược cao cho giải Nobel Hòa bình Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Đức Angela Merkel nằm trong số những ứng viên được đặt cược với tỷ lệ cao cho giải Nobel Hòa bình năm nay. Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters. Nhà cái nổi tiếng William Hill tuyên bố Giáo hoàng Francis là ứng viên hàng đầu cho giải Nobel Hòa bình năm nay,...