Nợ xấu có giá như… cổ vật
Công ty Quản lý tài sản (VAMC) ra đời với kỳ vọng sẽ xử lý được nợ xấu cho nền kinh tế. Chuyên gia kinh tế – TS Vũ Đình Ánh cho rằng cần ưu tiên nguồn lực trong nước thay vì rộng cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Bất động sản đóng băng làm cho việc giải quyết nợ xấu thêm khó khăn. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
Thưa ông, phải chăng ngay khi bàn việc thành lập VAMC, đã có nhiều băn khoăn về tính thanh khoản của nợ xấu, nợ này sẽ bán được cho ai?
Theo tôi, chuyện mua bán nợ xấu cũng khá hấp dẫn như mua đồ cổ. Nếu mua đồ mới thì bao giờ cũng có giá thị trường, không thể trả thấp hơn được. Còn nợ xấu giống như một món đồ cổ, dùng rồi, bán lại có thể thấp hơn so với giá trị mua mới.
Video đang HOT
Người mua sành sỏi sẽ là người biết định giá món hàng đó, biết khả năng sinh lời của nó trong tương lai và thế là lãi cực nhiều. Còn bán đồ tốt, đồ mới thì chỉ ăn tí xíu thôi. Càng là nợ xấu thì khả năng mua được rẻ, bán được đắt là rất lớn so với việc buôn bán đồ mới, chỉ giỏi lắm là ăn tiền hoa hồng chênh lệch chút xíu. Do đó đây là cơ hội rất tốt với giới đầu tư.
Có vẻ như việc huy động vốn của nhà đầu tư trong nước vào thị trường mua bán nợ thiếu thực tế?
Việt Nam không thiếu tiền mà là tiền tắc khó luân chuyển ra nền kinh tế. Khi không khơi thông được chính nguồn lực – nguồn tiền đang bị tắc này thì không thể xử lý được nợ xấu và lại phát sinh nợ xấu mới. Đó là hệ quả của nền kinh tế từ cả phía sản xuất và phía nhu cầu. Về sản xuất, chúng ta cứ ném tiền ra làm những sản phẩm kém hấp dẫn.
Còn về tiêu dùng, nhiều người lo ngại năm tới kinh tế tiếp tục khó khăn nên không dám tiêu tiền hoặc có những người chẳng còn tiền mà tiêu nữa. Hiện nay, nguồn cung tiền của Việt Nam đang vào khoảng trên 100% GDP, tức là khoảng 4 triệu tỉ đồng, thừa sức để xử lý 200.000 tỉ đồng nợ xấu. Vậy rõ ràng nguồn lực trong nước thừa sức xử lý nợ xấu. Đó là lý do đầu tiên mà chúng ta phải trông chờ nguồn lực trong nước.
Bản thân ở Việt Nam đã xuất hiện các quỹ, các tổ chức sẵn sàng tham gia thị trường khi có khuôn khổ pháp lý cho phép.
Xin ông giải thích rõ hơn về vấn đề này?
Cái cần quan tâm là loại nợ xấu gắn với tài sản bảo đảm. Mà tài sản bảo đảm ở Việt Nam lại chủ yếu liên quan đến bất động sản. Trong chừng mực nhất định, có những tài sản được bảo đảm bằng cổ phần, cổ phiếu… tức là giấy tờ có giá. Nhưng hiện nay, toàn bộ bất động sản và các tài sản tài chính dính dáng đến quy định về sở hữu của người nước ngoài, quy định về quyền tiếp cận bất động sản… chưa hoàn chỉnh. Muốn xử lý vấn đề này, phải sửa một loạt luật thì mới cho người nước ngoài tham gia được. Nếu không, họ sẽ tham gia theo hướng không công khai chính thức. Mà khi thị trường không công khai minh bạch thì giải quyết nợ xấu chắc chắn sẽ phức tạp hơn.
Thông thường, nếu phía nước ngoài muốn vào thị trường, họ thường tham gia sau khi có các tổ chức quốc tế, như IMF chẳng hạn, vào cuộc để giữ vai trò như tài trợ khủng hoảng, đi kèm là các điều kiện rất ngặt nghèo về vĩ mô. Trong khi đó, Việt Nam đã khẳng định từ mấy năm nay là không cần nhờ tổ chức quốc tế nào tài trợ cho chuyện đó. Nếu các tổ chức đó không đi trước thì các tổ chức đầu tư nước ngoài rất e ngại vì không có khuôn khổ nào bảo đảm cho họ khi họ tham gia thị trường nợ xấu Việt Nam. Vì lý do như thế nên phải ưu tiên cho nguồn lực trong nước xử lý nợ xấu, chứ không nên trông chờ vào nước ngoài.
Theo laodong
VAMC sẽ mua, bán nợ thực
Ngay trong đầu tháng 5 này, Công ty Quản lý tài sản quốc gia (VAMC) sẽ chính thức ra đời.
Đáng chú ý là, VAMC sẽ bắt tay mua, bán nợ thực, chứ không chỉ là nơi gom giữ nợ xấu như những lo ngại trước đây.
VAMC không chỉ gom, giữ nợ
Theo Dự thảo Nghị định thành lập và quản lý VAMC được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra cách đây 1 tháng, mô hình VAMC ở Việt Nam có nhiều điểm sáng tạo so với các nước.
Trong đó, VAMC sẽ không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu, mà sẽ phát hành trái phiếu để mua nợ. VAMC sẽ mua lại nợ xấu bằng 100% giá trị sổ sách (trừ đi phần đã trích lập dự phòng rủi ro).
Trái phiếu của VAMC phát hành chỉ có giá trị trong 5 năm, trong 5 năm đó, mỗi năm ngân hàng bán nợ phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu.
TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, giải pháp này khiến nợ xấu chưa được xử lý triệt để (bản chất của xử lý nợ xấu là phải mua và bán thật).
Nhiều bộ, ngành cũng băn khoăn cho rằng, cơ chế mua, bán nợ và đối tượng mua nợ của VAMC chưa rõ ràng. Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng, VAMC chỉ là nơi gom giữ nợ, giãn nợ cho ngân hàng trong 5 năm, chứ chưa xử lý được nợ xấu.
Tuy vậy, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, thực chất, Dự thảo Nghị định đã quy định rõ, VAMC được phép thực hiện rất nhiều hoạt động: thu hồi nợ, đòi nợ, xử lý tài sản đảm bảo, điều chỉnh cơ cấu các khoản vay, chuyển nợ thành cổ phần... Tóm lại, theo cơ chế, VAMC hoàn toàn có thể tham gia mua, bán nợ thực, chứ không chỉ là nơi gom nợ, giữ nợ. Dĩ nhiên, hiệu quả đến đâu, còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Đồng quan điểm, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cũng khẳng định, VAMC thành lập không chỉ để chuyển nợ xấu của hệ thống ngân hàng sang VAMC, mà còn để mua, bán nợ thực. Đây mới là yếu tố quyết định thành công của xử lý nợ xấu.
Cũng theo TS. Lê Xuân Nghĩa, có rất nhiều hình thức để VAMC bán nợ, như chứng khoán hóa khoản nợ, biến nợ thành cổ phần của doanh nghiệp, đấu thầu công khai khoản nợ, phát mại tài sản thế chấp... Dĩ nhiên, để bán nợ thành công, cùng với việc thành lập VAMC, Chính phủ cần có những giải pháp đồng bộ để thị trường mua bán nợ Việt Nam phát triển.
Cho nước ngoài mua nợ?
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, nhà đầu tư nước ngoài là đối tượng mua nợ xấu tiềm năng lớn nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Vì vậy, cần phải tháo gỡ về mặt cơ chế pháp lý để nhà đầu tư nước ngoài có thể mua nợ, đặc biệt là nợ bất động sản và quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng gây nhiều quan điểm trái chiều. PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng, việc việc tham gia của yếu tố nước ngoài vào quá trình mua bán nợ xấu Việt Nam cần thận trọng, đặc biệt là vào thời điểm giá tài sản đảm bảo đang xuống thấp.
"Có thể không cho phép nước ngoài tham gia để hạn chế đến mức cao nhất việc thất thoát tài sản quốc gia và cá nhân, tổ chức. Khi cơ chế thử nghiệm VAMC đã thuần thục, Chính phủ mới nên cho phép nước ngoài mua bán nợ, thành lập các VAMC để mua nợ", ông Lạng nhấn mạnh.
Trong khi đó, nhiều ngân hàng thương mại cho rằng, việc bán nợ để giải quyết nợ xấu là cần thiết. Tuy nhiên, VAMC không nên bán tống, bán tháo nợ xấu bằng mọi giá, mà cần phân loại nợ và có phương án giải quyết nợ xấu với từng loại theo một lộ trình thích hợp (3 - 5 năm). Việc bán tháo nợ xấu không chỉ khiến ngân hàng thiệt hại lớn, mà còn có thể khiến thị trường bất động sản sụp đổ.
Theo nguồn tin, cùng với thành lập VAMC, NHNN sẽ đưa một số lãnh đạo cốt cán, có kinh nghiệm và năng lực xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại về tham gia điều hành VAMC.
Theo vietbao
Quốc hội thảo luận về tình hình KT-XH: Tìm giải pháp đối với nợ xấu, giá vàng chênh... Ngày 30-5 trong phiên làm việc của quốc hội thảo luận về tình hình KT-XH: Tìm giải pháp đối với nợ xấu, giá vàng chênh... nhiều đại biểu (ĐB) không khỏi quan ngại về tình hình KT-XH đang ở mức báo động. Những "bệnh mới" Nhiều ĐB đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ khi kịp thời ban hành các chính sách...