Nợ toàn cầu đang quay trở lại xu hướng tăng
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn Cơ sở dữ liệu nợ toàn cầu (Global Debt Database) cho biết mặc dù nợ toàn cầu ghi nhận mức giảm đáng kể khác vào năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao.
Theo bản cập nhật mới nhất của Cơ sở dữ liệu nợ toàn cầu, gánh nặng nợ toàn cầu đã giảm trong năm thứ hai liên tiếp, mặc dù vẫn ở trên mức cao trước đại dịch. Tổng nợ ở mức 238% tổng GDP toàn cầu vào năm ngoái, cao hơn 9 điểm phần trăm so với năm 2019.
Bất chấp sự phục hồi tăng trưởng kinh tế từ năm 2020 và lạm phát cao hơn nhiều so với dự kiến, nợ công vẫn ở mức cao. Thâm hụt tài khóa khiến mức nợ công tăng cao, do nhiều chính phủ chi tiêu nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng và ứng phó với tình trạng giá lương thực và năng lượng tăng vọt ngay cả khi họ chấm dứt hỗ trợ tài chính liên quan đến đại dịch COVID-19.
Kết quả là nợ công chỉ giảm 8 điểm phần trăm GDP toàn cầu trong hai năm qua, chỉ bù đắp khoảng một nửa mức tăng liên quan đến đại dịch. Trong khi đó, nợ tư nhân, bao gồm nợ hộ gia đình và nợ doanh nghiệp phi tài chính’ giảm với tốc độ nhanh hơn, tương ứng với 12 điểm phần trăm GDP toàn cầu.
Video đang HOT
Trước đại dịch COVID-19, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu đã tăng trong nhiều thập kỷ. Nợ công toàn cầu đã tăng gấp ba lần kể từ giữa những năm 1970, đạt 92% GDP (hoặc hơn 91 nghìn tỷ USD) vào cuối năm 2022.
Nợ tư nhân cũng tăng gấp ba lần lên 146% GDP (hoặc gần 144 nghìn tỷ USD), nhưng trong khoảng thời gian dài hơn từ năm 1960 đến năm 2022.
Nợ ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp cũng tăng đáng kể trong hai thập kỷ qua, mặc dù từ mức ban đầu thấp hơn. Ngay cả khi mức nợ của họ, đặc biệt là nợ tư nhân, vẫn ở mức trung bình tương đối thấp so với các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi, tốc độ gia tăng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tạo ra những thách thức. Hơn một nửa số quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp đang có nguy cơ gặp khó khăn về nợ nần cao và khoảng 1/5 các thị trường mới nổi có giao dịch trái phiếu chính phủ ở mức khó khăn.
Theo báo cáo, điều quan trọng là giảm gánh nặng nợ sẽ tạo ra không gian tài chính và cho phép đầu tư mới, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Những cải cách đối với thị trường lao động và sản phẩm nhằm tăng sản lượng tiềm năng ở cấp quốc gia sẽ hỗ trợ mục tiêu đó. Hợp tác quốc tế về thuế, bao gồm cả thuế carbon, có thể làm giảm bớt áp lực lên tài chính công.
BRICS mở rộng sẽ chiếm gần 40% nền kinh tế toàn cầu
Trích dẫn các tính toán dựa trên dữ liệu toàn cầu, một số phương tiện truyền thông Nga đưa tin việc kết nạp thêm 6 thành viên mới sẽ thúc đẩy các quốc gia BRICS vượt xa đối thủ G7 về mặt kinh tế.
Theo đài RT (Nga), BRICS hiện bao gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đến tháng 1/2024, nhóm này sẽ kết nạp thêm Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Báo cáo từ các hãng tin RBK và TASS của Nga cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của BRICS mở rộng tính theo sức mua tương đương (PPP) sẽ đạt khoảng 65 nghìn tỷ USD. Điều này sẽ giúp tỷ trọng của khối trong GDP toàn cầu tăng từ 31,5% hiện nay lên 37%. Trong khi đó, tỷ trọng của nhóm G7 - gồm các nền kinh tế tiên tiến - hiện ở mức khoảng 29,9%.
Hơn nữa, với động thái kết nạp thành viên mới, các quốc gia BRICS sẽ chiếm gần một nửa sản lượng lương thực toàn cầu. Năm 2021, sản lượng thu hoạch lúa mì của khối đạt 49% tổng sản lượng toàn cầu, trong khi thị phần của G7 ở mức 19,1%.
BRICS cũng sẽ chiếm lợi thế về sản xuất kim loại dùng trong ngành công nghệ cao. 11 quốc gia trong khối sẽ chiếm 79% sản lượng nhôm toàn cầu, so với mức 1,3% do G7 nắm giữ. Đối với kim loại hiếm palladi, BRICS sẽ chiếm 77% sản lượng toàn cầu, trong khi G7 chỉ chiếm 6,9%.
Việc mở rộng khối cũng sẽ giúp BRICS chiếm khoảng 38,3% sản lượng công nghiệp toàn cầu, trong khi con số này của G7 là 30,5%. Tuy nhiên, G7 vẫn giữ được lợi thế về xuất khẩu, với thị phần 28,8% so với 23,4% của BRICS.
Saudi Arabia là nền kinh tế lớn nhất trong số các quốc gia thành viên BRICS mới. GDP của nước này tính bằng USD vào cuối năm 2022 ước tính là 1,1 nghìn tỷ USD.
Trong khi đó, UAE sẽ là thành viên "nặng ký" của BRICS nhờ vị thế là nước xuất khẩu lớn. Xuất khẩu hàng hóa của quốc gia Trung Đông này vào năm 2022 lên tới gần 600 tỷ USD.
Nhìn chung, 11 quốc gia BRICS sẽ chiếm 48,5 triệu km2, chiếm 36% diện tích đất liền thế giới. Con số này cao hơn gấp đôi so với G7. Tổng dân số của BRICS sẽ lên tới 3,6 tỷ người, chiếm 45% tổng dân số toàn cầu và cao hơn G7 gấp 4 lần.
Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg hôm 24/8, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tuyên bố Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và UAE sẽ trở thành thành viên chính thức của khối từ ngày 1/1/2024.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết tất cả các quốc gia BRICS đều nhất trí không thay đổi tên nhóm sau khi kết nạp các thành viên mới.
Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ số người tình nguyện nhập ngũ hợp đồng tăng đột biến Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố một số lượng lớn người tình nguyện ký hợp đồng phuc vụ quân ngũ chỉ trong vòng 10 ngày đầu tháng 6, tăng hơn 200% so với cùng kỳ tháng trước. Các quân nhân hợp đồng chuẩn bị lên xe buýt tại điểm tập kết ở Volgograd, Nga, ngày 23/5/2023. Ảnh: Sputnik Theo đài RT, Bộ...