Nổ tàu cá, 1 ngư dân tử vong, 6 người bị thương
Trong khi đang đánh bắt cá trên vùng biển cách đảo Mê khoảng 7 hải lý, một tàu cá của ngư dân Thanh Hóa bất ngờ phát nổ khiến 1 ngư dân tử vong và 6 người khác bị thương.
Tàu cá gặp nạn là của gia đình anh Nguyễn Văn Dũng, trú tại xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Vào sáng ngày 8/6, con tàu đang khai thác tại vùng biển cách đảo Mê, huyện Tĩnh Gia khoảng 7 hải lý thì bất ngờ nổ lớn.
Vụ nổ tàu cá vào cuối tháng 2/2013 cũng đã cướp đi sinh mạng của 4 ngư dân huyện Tĩnh Gia.
Trên tàu lúc đó có các ngư dân: Nguyễn Văn Tiến (SN 1989), Nguyễn Văn Dũng (SN 1983), Nguyễn Văn Xuân (SN 1952), Nguyễn Văn Sơn (SN 1986), Lưu Văn Đoàn (SN 1969), Nguyễn Trọng Hùng (SN 1979) và Lưu Văn Thủy (SN 1971), đều trú tại xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia.
Vụ nổ đã làm anh Nguyễn Văn Tiến tử vong trên đường đưa vào bờ cấp cứu, những người còn lại đều bị thương, đang được điều trị tại bệnh viện Đa khoa huyện Tĩnh Gia.
Theo báo cáo của UBND xã Nghi Sơn và các ngư dân làm việc trên tàu, nguyên nhân ban đầu được nhận định là do nổ bình gas trên tàu.
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn nói trên, UBND huyện Tĩnh Gia cùng các ngành chức năng đã đến thăm hỏi gia đình các ngư dân gặp nạn. UBND huyện Tĩnh Gia, chính quyền địa phương hỗ trợ ban đầu đối với gia đình có nạn nhân tử vong 5,5 triệu đồng để lo mai táng; nạn nhân bị thương 2 triệu đồng.
Video đang HOT
Công an huyện Tĩnh Gia đang phối hợp với các ngành chức năng xác định nguyên nhân nổ tàu.
Theo Dantri
Hiểm họa an toàn hàng hải sau cổ phần hóa doanh nghiệp hoa tiêu
Sau 6 tháng thực hiện thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp có một phần dịch vụ hoa tiêu, hiểm họa an ninh, an toàn hàng hải tại khu vực do Hoa tiêu Vũng Tàu quản lý tăng cao.
Chiếm dụng tiền ngân sách?
Hoa tiêu Vũng Tàu nằm trong nhóm cảng biển số 5 phục vụ cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam gồm TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hàng năm lượng tàu ra vào khu vực này rất lớn, lên tới hàng chục nghìn lượt.
Theo thống kê, hiện cả nước có 12 đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hoa tiêu hàng hải và theo Nghị định 173/2007/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải. Theo đó, dịch vụ hoa tiêu hàng hải là dịch vụ công ích và công ty hoa tiêu là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Đồng thời, Nghị định 49/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 sửa đổi một phần NĐ 173/2007 về quy chế đối với hoạt động của công ty hoa tiêu nêu rõ: "Phí hoa tiêu là nguồn thu thuộc ngân sách nhà nước. Các công ty hoa tiêu trực tiếp thu phí hoa tiêu hàng hải".
Báo cáo của Vungtau Ship gửi Bộ Giao thông vận tải.
Quy định là vậy nhưng nguồn thu phí này tại Công ty Cổ phần dịch vụ và vận tải biển Vũng Tàu (Vungtau Ship) đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác ngoài hoa tiêu. Thực tế, Vungtau Ship thành lập 3 đơn vị kinh doanh hạch toán phụ thuộc và đồng thời đây cũng là ba nhóm ngành hoạt động chính của công ty.
Theo báo cáo của Vungtau Ship tới Bộ Giao thông vận tải, tổng doanh thu năm 2010 đạt hơn 101 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ dịch vụ hoa tiêu hơn 76,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế gần 17,4 tỷ đồng và năm 2010 chi phí cho dịch vụ hoa tiêu hơn 65,9 tỷ. Tương tự, năm 2011, tổng doanh thu đạt hơn 92,5 tỷ đồng, doanh thu từ dịch vụ hoa tiêu đạt hơn 68 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 19,4 tỷ đồng và chi phí cho dịch vụ hoa tiêu hơn 57,3 tỷ đồng. Gần đây nhất, tổng doanh thu năm 2012 công ty đạt 91 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ hoa tiêu đạt 62,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 19,4 tỷ đồng và chi phí cho hoạt động hoa tiêu trên 53,1 tỷ đồng.
Thực tế, tại Vungtau Ship, trừ hoạt động của dịch vụ hoa tiêu hàng hải, trong nhiều năm nay, hầu hết các hoạt động khác của Vungtau Ship đều trong tình trạng không có lãi hoặc bị thua lỗ. Ngay như năm 2012, các hoạt động trong lĩnh vực đại lý hàng hải chỉ đạt 5,7 tỷ đồng và cung ứng dịch vụ đống bao, bốc xếp bảo trì tại trạm phân phối xi măng Nghi Sơn - Hiệp Phước đạt 9,5 tỷ đồng; riêng lĩnh vực kinh doanh khách sạn và Hàng sâm bị thua lỗ 200 triệu.
Phân tích từ báo cáo năm 2012 cho thấy, với tổng doanh thu 91 tỷ trừ đi ba lĩnh vực hoạt động trên còn lại 76 tỷ; tiếp tục trừ đi 62,5 tỷ từ phí dịch vụ hoa tiêu, còn lại 13,5 tỷ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế đạt 19,4 tỷ đồng. Tại báo cáo này đã phát hiện được 5,9 tỷ đồng doanh thu từ hoa tiêu được chuyển hóa thành lợi nhuận của Vungtau Ship.
Ngoài ra, Vungtau Ship hiện có 286 cán bộ công nhân viên thì chỉ 71 người thuộc Xí nghiệp hoa tiêu Vũng Tàu và năm 2012 thu nhập bình quân của công ty là 9 triệu đồng/người/tháng. Như vậy, có khoảng 215 người ngoài Xí nghiệp hoa tiêu hưởng lương từ doanh thu chung của công ty. Đặt một phép tính đơn giản có thể thấy được với 215 người này, công ty đã phải chi hơn 23,2 tỷ đồng tiền lương mỗi năm và số tiền này được lấy từ doanh thu chung của công ty, trong đó doanh thu của hoa tiêu chiếm tỷ lệ lớn.
An toàn hàng hải đang bị đe dọa
Thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, ngày 31/10/2012, Vungtau Ship đã chính thức tổ chức đại hội cổ đông với vốn điều lệ 164 tỷ đồng, nhà nước vẫn giữ 79,17% cổ phần. Tại báo cáo của Vungtau Ship sau cổ phần hóa (CPH), mô hình hoạt động hầu như vẫn giữ nguyên và chỉ có đẩy mạnh việc đầu tư vào cảng quốc tế Thị Vải.
Thế nhưng, hàng loạt vấn đề khiến cho nhiều người không khỏi băn khoăn trước kế hoạch do Vungtau Ship đề ra. Trong kế hoạch hoạt động kinh doanh các năm 2013-2014-2015, hoạt động chính của Vungtau Ship vẫn là dịch vụ hoa tiêu (chiếm khoảng 60%). Sau CPH, hiện thu nhập của hoa tiêu và nhân viên làm việc tại Xí nghiệp hoa tiêu Vũng Tàu đã giảm chỉ bằng 1/2 so với trước khi CPH. Nhiều chế độ của Hoa tiêu và cán bộ công nhân viên của công ty bị cắt.
Đội ca-nô của Hoa tiêu Vũng Tàu đang neo đậu tại cầu tàu Đá Vũng Tàu.
Kể từ khi CPH đến nay, trong một thời gian ngắn đã có 4 trong số 14 hoa tiêu ngoại hạng của Vungtau Ship chuyển công tác đi nơi khác. Nếu tiếp tục CPH Hoa tiêu, nhiều Hoa tiêu giỏi của Vungtau Ship sẽ chuyển đi làm việc ở các công ty khác, điều này sẽ ảnh hưởng đến an toàn và an ninh hàng hải khu vực Vũng Tàu.
Đồng thời, việc quản lý bị chồng chéo và phương tiện đưa đón Hoa tiêu không đảm bảo chất chất lượng, ca-nô phục vụ cho hoa tiêu quá cũ, tốc độ chậm không theo kịp tàu để đưa đón Hoa tiêu an toàn.
Cụ thể, trong số 4 ca-nô đang hoạt động thì có 3 ca-nô đã quá cũ, chỉ có 1 cano được đầu tư từ năm 2011 có công suất lớn, phù hợp với việc đưa đón Hoa tiêu. Trong khi đó, trên các tuyến, luồng hàng hải vùng hoạt động Hoa tiêu bắt buộc do Vungtau Ship quản lý như Côn Đảo, Thị Vải, sông Dinh... nhiều tàu có trọng tải lớn từ đây đi các cảng của Châu Âu, Mỹ và các công trình dầu khí quan trọng thường xuyên ra vào. Hoa tiêu Vũng Tàu đã từng dẫn thành công một trong những con tàu lớn nhất trên thế giới CMA-CGM LAPEROUSE trọng tải khoảng 157 nghìn tấn, dung tích hơn 14.000 tues (container).
Ngoài ra, hàng năm nhà nước đã bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để duy tu luồng hàng hải trên cả nước. Luồng Cái Mép - Thị Vải riêng năm 2010 nhà nước đã đầu tư gần 2 nghìn tỷ đồng để nạo vét, nâng cấp luồng. Hàng năm, nhà nước phải bỏ hàng trăm tỷ để nạo vét và duy tu tuyến luồng này, toàn bộ nguồn kinh phí duy tu luồng hàng hải đều từ ngân sách. Nguồn thu chính để bù đắp nguồn kinh phí nạo vét từ phí luồng lạch và phí hoa tiêu.
Trước những thực trạng tại Vungtau Ship với mô hình thí điểm CPH của Chính phủ, các chuyên gia hàng hải cho rằng, cần tách riêng hoạt động của Hoa tiêu Vũng Tàu ra khỏi Vungtau Ship và chỉ có vậy mới có thể minh bạch được những khoản thu từ dịch vụ hoa tiêu. Đồng thời, để có được hoạt động đảm bảo cho an toàn hàng hải nên chuyển Hoa Tiêu của Vungtau Ship về cơ quan chuyên ngành quản lý là hợp lý nhất.
Theo Dantri
2 học sinh chết đuối ở sông Hồng vì lấy thân chuối làm thuyền Khi chúng tôi tìm đến nhà học sinh xấu số Nguyễn Văn Trọng, không cầm được nước mắt, anh Nguyễn Văn Xuân (37 tuổi, bố Trọng) nghẹn ngào nói: "Mới hôm qua, nó bảo, bố ơi con nhổ tóc trắng cho bố nhé". Trò chơi dại dột Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh lớp 8A, trường THCS Văn Khê, Mê Linh,...