Nổ tại nhà máy sản xuất sơn ở Iran, ít nhất 65 người bị thương
Truyền thông nhà nước Iran đưa tin vụ cháy nổ xảy ra ngày 26/12 tại một nhà máy sản xuất sơn ở tỉnh East Azerbaijan, miền Tây Bắc nước này, đã làm ít nhất 65 người bị thương.
Theo hãng thông tấn chính thức IRNA, vụ nổ xảy ra tại khu công nghiệp Shahid Salimi ở tỉnh East Azerbaijan là do rò rỉ khí gas. 22 người bị thương đã được sơ cứu ngay tại hiện trường. Những trường hợp còn lại đã được chuyển đến các trung tâm y tế ở Tabriz, thủ phủ tỉnh East Azerbaijan.
Khu công nghiệp Shahid Salimi nằm ở thành phố Azarshahr. Đây là khu công nghiệp lớn nhất tại miền Tây Bắc Iran, gồm 790 nhà máy và các cơ sở khác, với gần 28.000 công nhân.
Nga - Iran xây hành lang thách thức mọi lệnh trừng phạt, định hình lại mạng lưới thương mại
Hãng tin Bloomberg cho biết Nga và Iran đang xây dựng một hành lang thương mại xuyên lục địa mới dài 3.000 km từ Đông Âu đến Ấn Độ Dương, nằm ngoài tầm ảnh hưởng của bất kỳ quốc gia nào.
Ở cuối phía Bắc của tuyến đường thương mại này là Bán đảo Crimea nằm trên Biển Azov, được kết nối với cửa sông Don.
Video đang HOT
Tàu thuyền di chuyển trên kênh Volga-Don Shipping Canal. Ảnh: Alamy
Hành lang "miễn nhiễm" cấm vận
Với định giá lên đến 25 tỷ USD, Nga và Iran đang đẩy mạnh xây dựng hành lang thương mại này nhằm tăng tốc vận chuyển hàng hóa dọc theo các tuyến sông và đường sắt kết nối với Biển Caspian.
Ở cuối phía Bắc của tuyến đường thương mại này là Bán đảo Crimea nằm trên Biển Azov, được kết nối với cửa sông Don. Các tuyến giao thông đường sông, đường biển và đường sắt từ nơi đây sẽ dẫn đến các cảng của Iran ở Biển Caspian. Hành lang này sẽ chạy qua lãnh thổ Iran và kết thúc ở Ấn Độ Dương.
Tại một diễn đàn kinh tế được tổ chức vào tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh về nhu cầu cần thiết để phát triển cơ sở hạ tầng tàu biển, đường sắt và đường bộ dọc theo tuyến đường mới. Theo nhà lãnh đạo, điều đó sẽ mang đến cho các công ty Nga những cơ hội mới để thâm nhập thị trường Iran, Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi, đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn cung ứng ngược lại từ các quốc gia này.
Tuyến đường thương mại mới sẽ tạo cơ hội cho Nga và Iran tăng tốc vận chuyển hàng hóa bằng đường sông và đường sắt, cũng như giúp cắt giảm hàng nghìn km đi lại. Ngoài ra, giới chuyên gia cho rằng hành lang này sẽ nằm ngoài phạm vi can thiệp của phương Tây, trong khi tạo điều kiện các nước đối tác có thể thiết lập chuỗi cung ứng chống lại các biện pháp trừng phạt.
Dữ liệu theo dõi tàu biển do Bloomberg tổng hợp cho thấy hàng chục tàu của hai nước trên, có cả một số tàu đang chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, thường xuyên di chuyển trên tuyến đường này.
Các nhà quan sát tin rằng đây là ví dụ cho thấy sự cạnh tranh giữa các cường quốc đang nhanh chóng định hình lại mạng lưới thương mại trong nền kinh tế thế giới - vốn chia tách thành các khối đối đầu - như thế nào. Moskva và Tehran, dưới sức ép to lớn từ các biện pháp trừng phạt, đang hướng về nhau và cùng hướng đến phía Đông. Mục tiêu hàng đầu của hai chính phủ là bảo vệ các liên kết thương mại khỏi sự can thiệp của phương Tây, đồng thời xây dựng những liên kết mới với các nền kinh tế khổng lồ và đang phát triển nhanh của châu Á.
Cảng Solyanka tại thành phố Astrakhan của Nga. Ảnh: Maxar
Chuyên gia về Vùng Vịnh Nikolay Kozhano tại Đại học Qatar, người từng là nhà ngoại giao của Nga tại Tehran từ năm 2006 - 2009, cho biết: "Với việc mạng lưới giao thông của châu Âu bị đóng cửa, hai bên tập trung vào phát triển các hành lang thương mại thay thế để hỗ trợ Nga chuyển hướng sang phương Đông. Bạn có thể áp đặt biện pháp kiểm soát đối với các tuyến đường biển, nhưng các tuyến đường bộ lại rất khó theo dõi".
Dự án này chắc chắn đối mặt với rất nhiều trở ngại nên cả Nga và Iran đều đang chi mạnh tay để khắc phục chúng. Điển hình, Nga đang lên kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD để cải thiện khả năng giao thông qua Azov, vào sông Don và qua kênh đào nối với sông Volga.
Theo dữ liệu của Bloomberg, mỗi ngày có hàng trăm con tàu đi qua tuyến đường nối biển Đen và biển Caspian, gây ra tình trạng ùn tắc giao thông xung quanh những điểm hẹp nhất. Kênh đào nhân tạo Don - Volga dài 101 km cũng thường bị ảnh hưởng bởi các tảng băng vào mùa đông.
Phía Điện Kremlin cũng đang hoàn tất bộ quy tắc cho phép các tàu từ Iran có quyền đi qua các tuyến đường thủy nội địa trên sông Volga và sông Don. Độ sâu của một số đoạn kênh đã hạn chế kích thước tàu vận chuyển xuống còn khoảng 3.000 tấn. Do vậy, việc hiện đại hóa kênh đào này có thể cho phép những con tàu có kích thước lớn gấp đôi đi qua dễ dàng.
Tập đoàn tàu biển IRISL có trụ sở tại Tehran đã đầu tư 10 triệu USD vào bến cảng Solyanka nằm dọc sông Volga. Mục tiêu của họ là nhằm tăng gấp đôi công suất hàng hóa tại bến cảng này lên 85.000 tấn mỗi tháng.
Năm 2022, Nga và Iran đã phát triển mối quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ. Kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2021 đạt hơn 4 tỷ USD. Nhưng từ tháng 1 đến tháng 10/2022, khối lượng thương mại vượt quá con số kỷ lục của cả năm 2021. Hai nước này chủ yếu giao dịch các sản phẩm nông nghiệp, nhưng gần đây các bên đã ký kết thỏa thuận cung cấp sản phẩm máy móc cũng như phụ tùng và thiết bị chế tạo máy bay dân dụng.
Phản ứng của phương Tây
Các nước phương Tây đã bày tỏ lo ngại về tuyến hàng lang mới của Moskva và Tehran.
Bloomberg dẫn lời điều phối viên chính sách trừng phạt của Mỹ James O'Brien cho biết: "Chúng tôi đang theo dõi sát sao vấn đề này và nói chung là mối liên hệ giữa Iran và Nga. Chúng tôi lo ngại về bất kỳ nỗ lực nào giúp Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt".
Ngoài ra, kế hoạch xây tuyến hàng lang mới của Nga - Iran cũng khiến Mỹ và các đồng minh phải nâng cao cảnh giác, trong bối cảnh họ muốn ngăn chặn kịch bản Iran gửi máy bay không người và khí tài cho Nga để duy trì chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Đặc phái viên Iran Robert Malley của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhận định bất kỳ hành lang thương mại mới nào cũng cần được xem xét kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo ngăn chặn các nước vận chuyển vũ khí trái phép.
Hồi tháng 8, tờ Washington Post đã công bố một báo cáo cáo buộc rằng Iran đã gửi máy bay không người lái đến Nga. Chính quyền Mỹ sau đó cũng đưa ra những cáo buộc tương tự.
Về phần mình, Moskva và Tehran đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc Nga sử dụng máy bay không người lái của Iran ở Ukraine. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố những cáo buộc trên là vô căn cứ và khẳng định rằng Quân đội Nga đã sử dụng máy bay không người lái do Nga sản xuất.
Nga, Mỹ chúc mừng ông Netanyahu thành lập được chính phủ mới ở Israel Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã điện đàm, chúc mừng ông Benjamin Netanyahu thành công trong việc đàm phán xây dựng chính phủ mới tại Israel. Ông Benjamin Netanyahu, lãnh đạo đảng Likud, phát biểu trước những người ủng hộ trong chiến dịch vận động tranh cử tại Jerusalem, ngày 1/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Tờ...