Nổ tại căn cứ Mỹ, 4 binh sĩ tử vong
4 lính thủy quân lục chiến Mỹ đã thiệt mạng khi đang thực hiện nhiệm vụ dọn dẹp thao trường tại căn cứ quân sự Pendleton của Mỹ.
Ngày 13/11, Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay một tai nạn đã xảy ra trong quá trình dọn dẹp một thao trường chuyên dùng cho pháo binh và máy bay ném bom ở căn cứ Pendleton, bang Nam California khiến 4 lính thủy đánh bộ Mỹ thiệt mạng.
Hãng tin NBC News cho biết các binh sĩ này thiệt mạng khi một quả đạn bất ngờ phát nổ, tuy nhiên Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn chưa xác nhận thông tin này mà chỉ nói rằng họ đang dọn dẹp tại khu thao trường này.
4 lính Mỹ thiệt mạng khi đang dọn dẹp thao trường bên trong căn cứ (Ảnh minh họa)
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong quá trình dọn dẹp này các binh sĩ sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để rà phá các vật cản trong thao trường, trong đó có việc chôn lấp và tiêu hủy vũ khí. Tuy nhiên họ không nói rõ là các binh sĩ thiệt mạng này có đang xử lý đạn dược khi tai nạn xảy ra hay không.
Hiện quân đội Mỹ đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn xảy ra vào sáng thứ Tư tại khu Zulu bên trong căn cứ quân sự này.
Video đang HOT
Họ cho biết tại thời điểm đó, quân đội không thực hiện bất cứ cuộc bắn đạn thật nào tại khu Zulu, và cuộc diễn tập bắn đạn thật ở khu Whiskey cạnh đó không liên quan gì tới tai nạn này.
Lính pháo binh Mỹ thực hành bắn đạn thật
Đại diện căn cứ Pendleton cho hay các binh sĩ thiệt mạng này không phải là tân binh và họ đã phục vụ trong căn cứ trong một thời gian dài, tuy nhiên họ không tiết lộ danh tính và tuổi của các binh sĩ này.
Gần đây, quân đội Mỹ liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn khiến nhiều binh sĩ thiệt mạng. Hồi tháng 3, một vụ nổ kho đạn tại căn cứ ở Nevada đã khiến 7 lính Mỹ thiệt mạng. Hồi tháng 5, một lính đặc nhiệm hải quân SEAL đã chết trong một tai nạn khi đang huấn luyện tại căn cứ Fort Knox ở Kentucky.
Theo Reuters
Chiến đấu cơ đáng gờm nhất thế giới diệt mục tiêu
Chiếc chiến đấu cơ tối tân F-35 của tập đoàn Lockheed Martin Corp, Mỹ, hôm 29/10 đã thả một quả bom nặng hơn 220kg xuống mục tiêu xe tăng dưới đất tại Căn cứ Không quân Edwards ở California. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên loại máy bay chiến đấu mới của Mỹ phóng đi một vũ khí dẫn đường bằng laser, Lầu Năm Góc hôm qua (30/10) cho biết.
Ảnh minh họa
Chiếc máy bay mô hình F-35 B đã thả quả bom dẫn đường bằng laser GBU-12 Paveway II từ khoang vũ khí bên trong khi nó đang bay ở độ cao 7620m và đã thành công trong việc xuyên thủng chiếc xe tăng đang đậu dưới mặt đất, văn phòng phụ trách chương trình phát triển F-35 của Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố. Chiếc phi cơ chiến đấu F-35B đã mất khoảng 35 giây để thả bom tiêu diệt mục tiêu.
"Vụ thử nghiệm phóng bom dẫn đường GBU-12 đánh dấu sự kiện lần đầu tiên máy bay chiến đấu F-35 thực sự trở thành một hệ thống vũ khí", Thiếu tá Thủy quân Lục chiến Mỹ - ông Richard Rusnok cho biết. Ông này chính là phi công trực tiếp lái chiếc máy bay F-35 thả bom GBU-12 phá hủy xe tăng trong lần thử nghiệm hôm 29/19. "Vụ thử đó là một bước tiến tiếp theo trong quá trình phát triển chương trình vũ khí có ý nghĩa quan trọng sống còn này", Thiếu tá Rusnok nói thêm.
Các mô hình F-35 khác nhau đều phải trải qua các cuộc thử nghiệm phóng tên lửa trong khi đang bay hoặc trên mặt nước. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên loại chiến đấu cơ đỉnh cao này phóng đi một vũ khí dẫn đường nhằm vào một mục tiêu dưới mặt đất.
Sau hơn một thập kỷ phát triển, chương trình phát triển Chiến đấu cơ F-35 có trị giá lên tới 392 tỉ USD đang đạt được nhiều bước tiến trong quá trình thử nghiệm, sản xuất và đi vào hoạt động. Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ có kế hoạch đưa vào biên chế của họ những chiếc máy bay chiến đấu thiện chiến này vào giữa năm 2015.
Ông Frank Kendall - người phụ trách hoạt động mua bán vũ khí của Lầu Năm Góc tuần này cho biết, chương trình F-35 đang đạt được những tiến bộ đủ để được cấp ngân sách cho việc tăng cường sản xuất loại máy bay chiến đấu này trong năm tài khóa 2015. Tuy nhiên, ông Kendall vẫn bày tỏ sự lo ngại về tiến bộ đạt được trong việc phát triển phần mềm, tính đáng tin cậy và hệ thống hậu cần của máy bay.
Sau cuộc thử nghiệm với bom GBU-12, một cuộc thử nghiệm về khả năng của F-35 trong việc thả loại bom GBU-32 nặng gần 500kg do Công ty Boeing sản xuất sẽ được lên kế hoạch vào tháng tới.
GBU-12 Paveway II là loại bom do tập đoàn Lockheed và Raytheon phối hợp chế tạo. Vụ thử hôm 29/10 không được xem là một vụ thử nghiệm bằng đạn thật bởi qua bom đó không mang theo chất nổ, một phát ngôn viên của chương trình phát triển F-35 cho biết. Theo lời nữ phát ngôn viên này, không có chất nổ nào được sử dụng nhằm để tiết kiệm chi phí bởi mục đích chính của vụ thử chỉ là để đảm bảo rằng chiếc chiến đấu cơ F-35 có thể thả bom chính xác xuống mục tiêu giả định dưới mặt đất.
Trước vụ thử nghiệm lần đầu tiên thả bom dẫn đường bằng laser, F-35 của Mỹ hồi tháng 6 mới đây cũng đã lần đầu tiên tiến hành phóng tên lửa khi đang bay. Khi đó, chiếc máy bay F-35A đã bắn đi một tên lửa AIM-120 C5 AAVI của hãng Raytheon ở một bãi thử trên biển thuộc khu vực Point Mugu, California. Sự kiện này đã được giới chức Mỹ miêu tả là "một bước ngoặt về năng lực của loại máy bay F -35". Nó chứng tỏ, chiếc chiến đấu cơ được đánh giá là thiện chiến hàng đầu thế giới đang tiến sát gần hơn tới khả năng sẵn sàng chiến đấu.
F-35 được đánh giá là một trong 10 máy bay chiến đấu đáng gờm nhất thế giới hiện nay. Chiến đấu cơ F-35 do hãng Lockheed Martin thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35 trước đó, nằm trong dự án hợp tác phát triển chiến đấu cơ tiêm kích giữa Anh, Mỹ và một số chính phủ liên minh khác. Đây là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.
Các thông số kỹ thuật của F-35 cho thấy đây là một thế hệ máy bay tàng hình vượt bậc, với chiều dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7.200 lít nhiên liệu và có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1.920 km/h. Vũ khí mà F-35 được trang bị cũng hết sức tối tân, bao gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U 25 mm - gắn từ 180 quả đạn đến 220 quả đạn tùy phiên bản nâng cấp. F35 được trang bị tên lửa, bom nhiều hơn và một thùng nhiên liệu phụ. Trong thân máy bay, tối đa có 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.
Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ từng tự tin tuyên bố loại máy bay tiêm kích tàng hình F-35 mới của họ có thể tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga - một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất trên thế giới. Vì thế, F-35 được rất nhiều nước thèm muốn.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
"Gót chân Achilles" của Trung Quốc ở Đông Nam Á Vì nhiều lý do, mưu đồ bá chủ khu vực và gạt Mỹ ra khỏi Đông Nam Á của Trung Quốc là khó khả thi. Tàu đổ bộ trực thăng Mỹ trên Vịnh Subic, Philippines. Thứ nhất, các nhà lãnh đạo khu vực hiểu rất rõ rằng việc hủy bỏ chuyến đi Đông Nam Á của Tổng thống Obama không phải là một...