Nổ súng truy bắt cát lậu ở Cần Giờ
Vào khoảng 0 giờ 10 ngày 13.12, Đồn Biên phòng 558 (H.Cần Giờ, TP.HCM) đã ra quân truy bắt các sà lan khai thác cát trái phép ở vùng biển Cồn Ngựa.
Các trinh sát biên phòng tập kích bắt giữ các sà lan khai thác cát trái phép vào rạng sáng 13.12 – Ảnh: Nguyễn Long
Trước đó, ngày 11.12, PV Thanh Niên đã có mặt tại khu vực đáy Sông Cầu thuộc vùng biển Cồn Ngựa, ghi nhận tình hình khai thác trái phép ở đây như một công trường.
Ngày 12.12, các trinh sát Đồn Biên phòng 558 đã ra “công trường” để nắm tình hình. Một mũi trinh sát khác thuộc Biên phòng 562 (H.Cần Giờ) cũng triển khai và truy bắt 2 sà lan khai thác cát là SG 4878 và QN 5858 ở cửa Soài Rạp với tổng khối lượng khoảng 1.000 m3. Sau khi nắm bắt được tình hình, Đồn Biên phòng 558 đã quyết định ra quân truy bắt. Ngay trong đêm, PV Thanh Niên đã tháp tùng tổ công tác của Đồn Biên phòng 558 trực chỉ ra khu vực vùng biển Cồn Ngựa. Cách “công trường” khoảng 500 m đã nhìn thấy những chiếc sà lan đang ồ ạt hút cát. Khi phát hiện lực lượng chức năng, sà lan BV 1151 do Trần Ngọc Hậu (37 tuổi, ngụ Nam Định) làm thuyền trưởng vội vã tháo chạy. Sau hơn 5 phút truy đuổi, đại úy Phan Đăng Khoa, Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng 558 phải bắn 3 phát súng cảnh cáo mới khống chế buộc sà lan này quay đầu vào bờ.
Trong lúc đó, những sà lan khác cũng đồng loạt tháo chạy. Lực lượng biên phòng bắt giữ thêm 4 sà lan khác, gồm NĐ 2196 do Nguyễn Văn Tung (44 tuổi, ngụ Nam Định) làm thuyền trưởng; BV 1026 do Bùi Văn Hân (38 tuổi, ngụ Nam Định) làm thuyền trưởng; Hgi 4499 do Trần Văn Giang (29 tuổi, ngụ Nam Định) làm thuyền trưởng và Hgi 2098 do Trần Văn Chức (31 tuổi, ngụ Nam Định) làm thuyền trưởng.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Đoàn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND H.Cần Giờ, thừa nhận tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra rất phổ biến ở khu vực Cồn Ngựa (cửa biển giáp ranh giữa TP.HCM và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) trong những năm qua. Nguyên nhân là do khu vực này có nhiều dự án nạo vét luồng lạch và các sà lan khai thác cát lậu đã lợi dụng trà trộn vào. “Số sà lan đăng ký hoạt động nạo vét 10 thì số trà trộn vào để hoạt động trái phép có thể gấp đôi, gấp ba”, ông Sơn nói. Từ đầu năm 2014 đến nay, huyện đã nhiều lần tổ chức tuần tra, kiểm soát và đã xử lý 6 vụ, nhưng thực tế các sà lan hoạt động trái phép tái diễn tràn lan. Ông Sơn cho rằng “không loại trừ khả năng có tình trạng bảo kê khai thác cát lậu”.
Video đang HOT
Ông Sơn nhìn nhận, Cồn Ngựa là mỏ cát dự trữ của TP.HCM. Nếu khai thác trái phép tràn lan, không đánh giá tác động môi trường sẽ gây sạt lở bờ biển, ảnh hưởng đến dòng chảy khiến tàu bè đi lại khó khăn.
Nguyễn Long – Đình Phú
Theo Thanhnien
Vụ chìm ca nô ở Cần Giờ: "Quên" vật chứng vụ án, sẽ có oan sai
"Một áo phao cứu sinh đã qua sử dụng" là vật chứng quan trọng để cơ quan tố tụng truy tố bị can tội sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn.
Tiếp loạt bài viết về vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ, TP HCM vào ngày 2/8/2013, khiến 9 người tử nạn, trong cáo trạng số 474/CT-VKS-P1A, cơ quan tố tụng của TP HCM xác định: Đối với ông Đinh Văn Phúc - người trực tiếp điều khiển tàu BP 12-04-02 gây tai nạn - hành vi của ông này đã cấu thành tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy" quy định tại điều 212, Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, sau tai nạn Phúc đã tử nạn, nên cơ quan cảnh sát điều tra không khởi tố, điều tra về hành vi này.
Đối với hai ông Vũ Văn Đảo - Giám đốc Công ty Việt Séc, đơn vị sản xuất ca nô BP 12-04-02 và ông Đinh Văn Quyết - Giám đốc Công ty Cổ phần Vũng Tàu Marina, Viện kiểm sát Nhân dân TP HCM đã truy tố về tội "Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn" theo điều 214, Bộ luật hình sự.
Chiếc ca nô BP12-04-02 được trục vớt lên sau vụ tai nạn
Theo nội dung của vụ án, phương tiện bị nạn dẫn đến 9 người tử nạn ở khu vực biển thuộc địa phận xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP HCM được xác định là ca nô BP12-04-02.
Như vậy, chiếc ca nô này là chứng cứ quan trọng để chứng minh hành vi phạm tội của các bị can theo điều 214, Bộ luật Hình sự.
Điều 64, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, chứng cứ được xác định bằng: Vật chứng; lời khai của người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; kết luận giám định; Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật liên quan.
Chứng cứ cũng được Bộ luật Tố tụng hình sự xác định rõ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không hành vi phạm tội. Người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Trong bản cáo trạng truy tố, vật chứng của vụ án chỉ được cơ quan tố tụng ghi một dòng ngắn gọn: "Một áo phao cứu sinh đã qua sử dụng".
Vấn đề này, Thạc sĩ Mai Thanh Hiếu - Phó trưởng Khoa luật Hình sự - Đại học Luật Hà Nội phân tích: Dấu hiệu bắt buộc quy định tại điều 214 Bộ luật hình sự là "phương tiện không đảm bảo an toàn", do vậy, chiếc ca nô BP12-04-02 là vật chứng vô cùng quan trọng có giá trị buộc tội.
Vật chứng của vụ án chỉ đưa ra được chiếc áo phao, không liên quan đến hành vi bị truy tố của hai bị can về tội sử dụng phương tiện không đảm bảo
Tuy nhiên với "Một áo phao cứu sinh đã qua sử dụng" mà cơ quan tố tụng còn "quên" ghi rõ được thu thập ở đâu, thời điểm nào trong vụ án rõ ràng thiếu cơ sở để chứng minh hành vi phạm tội đối với bị can.
Ngoài ra, để khẳng định việc hai ông Đảo và Quyết đưa vào sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn thì cần phải có kết luận giám định đối với phương tiện đó, mà cụ thể ở đây là chiếc ca nô BP12-04-02.
Trong bản cáo trạng số 474/CT-VKS-P1A không có vật chứng là ca nô BP12-04-02 bị nạn; không có kết luận giám định để khẳng định phương tiện bị lỗi kỹ thuật hay không đảm bảo chất lượng.
Và với đồ vật liên quan đến vụ án là "Một áo phao cứu sinh đã qua sử dụng" được dùng làm vật chứng, TP HCM sẽ có một bản án oan sai./.
Theo_VOV
Vụ chìm ca nô ở Cần Giờ, TP HCM: Bị can kêu oan Trong vụ chìm ca nô, bị truy tố về tội sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn, nhà sản xuất ca nô kêu oan. Ngày 10/11, ông Vũ Văn Đảo (SN 1968, trú tại TP Bà Rịa Vũng Tàu, tỉnh Vũng Tàu) - người được cơ quan tố tụng TP HCM xác định là bị can trong...