Nổ súng tại trụ sở đảng đối lập Campuchia
Sáng sớm nay, một vụ nổ súng đã xảy ra tại một trong những trụ sở chính của đảng đối lập tại Campuchia, chỉ một ngày sau khi ông Sam Rainsy, nhà lãnh đạo lưu vong của đảng đối lập, trở về nước.
Ông Rainsy (giữa) được chào đón khi trở về Phnom Penh
Theo hãng tin AP, vụ nổ súng xảy ra khi trụ sở tại thủ đô Phnom Penh của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) vẫn còn đóng cửa, và không ai bị thương trong vụ tấn công. Tuy nhiên vụ việc đã ngay lập tức bị lên án như là một hành động đe dọa phe đối lập sau khi ông Sam Rainsy trở về.
“Vụ tấn công này được dàn xếp bởi những kẻ đang nắm quyền”, người phát ngôn của CNRP Yim Sovann khẳng định. Ông cho biết các nhân viên bảo vệ khi đó đang ngủ thì nghe thấy tiếng cửa sổ bị vỡ, vào khoảng 3 giờ sáng. “Bọn chúng bắn vào văn phòng của chúng tôi để đe dọa tinh thần chúng tôi trước cuộc bầu cử, nhưng chúng tôi không hề lo sợ”.
Cảnh sát cho biết sẽ tiến hành điều tra vụ nổ súng.
Trong ngày hôm qua, rất đông người ủng hộ ông Rainsy đã tụ tập ăn mừng nhà lãnh đạo của CNRP trở về để lãnh đạo đảng này trong cuộc bầu cử sắp tới, với đối thủ chính là đảng của thủ tướng Hun Sen.
Ông Rainsy, 64 tuổi, đã được hoàng gia Campuchia ân xá hồi tuần trước theo yêu cầu của ông Hun Sen, đối thủ chính trị chính của ông Rainsy. Hầu như chắc chắn ông Hun Sen sẽ tiếp tục tại vị sau cuộc tổng tuyển cử ngày 28/7 tới.
Kể từ năm 2009, ông Rainsy, một người được đào tạo tại Pháp, đã phải sống lưu vong để tránh án tù 11 năm vì nhiều tội danh bị cho là được tuyên với động cơ chính trị. Ông được ân xá sau khi Mỹ và nhiều nước khác tuyên bố việc loại ông Rainsy khỏi cuộc tổng tuyển cử sẽ làm dấy lên những hoài nghi về tính hợp pháp của cuộc bầu cử.
Tuy nhiên dù đã trở về, ông Rainsy vẫn không thể ứng cử, thậm chí không thể tham gia bỏ phiếu do đã vắng mặt trong giai đoạn đăng ký bầu cử. Hiện các luật sư của ông đang tìm cách giúp ông tham gia.
Phát biểu tước đám đông người ủng hộ tại sân bay, ông Rainsy tuyên bố: “Tôi đã trở về để giải cứu đất nước” sau khi quỳ xuống và hôn xuống đất. Những người ủng hộ ông hô vang: “Chúng tôi muốn có sự thay đổi”.
Đến nay ông Hun Sen đã có 28 năm cầm quyền tại Campuchia và đảng của ông chiếm 90/123 ghế tại quốc hội nước này. Vị thủ tướng 60 tuổi mới đây cho biết ông có ý định tiếp tục nắm quyền đến khi 74 tuổi.
Video đang HOT
Sáng sớm nay, một vụ nổ súng đã xảy ra tại một trong những trụ sở chính của đảng đối lập tại Campuchia, chỉ một ngày sau khi ông Sam Rainsy, nhà lãnh đạo lưu vong của đảng đối lập, trở về nước.
Ông Rainsy (giữa) được chào đón khi trở về Phnom Penh
Theo hãng tin AP, vụ nổ súng xảy ra khi trụ sở tại thủ đô Phnom Penh của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) vẫn còn đóng cửa, và không ai bị thương trong vụ tấn công. Tuy nhiên vụ việc đã ngay lập tức bị lên án như là một hành động đe dọa phe đối lập sau khi ông Sam Rainsy trở về.
“Vụ tấn công này được dàn xếp bởi những kẻ đang nắm quyền”, người phát ngôn của CNRP Yim Sovann khẳng định. Ông cho biết các nhân viên bảo vệ khi đó đang ngủ thì nghe thấy tiếng cửa sổ bị vỡ, vào khoảng 3 giờ sáng. “Bọn chúng bắn vào văn phòng của chúng tôi để đe dọa tinh thần chúng tôi trước cuộc bầu cử, nhưng chúng tôi không hề lo sợ”.
Cảnh sát cho biết sẽ tiến hành điều tra vụ nổ súng.
Trong ngày hôm qua, rất đông người ủng hộ ông Rainsy đã tụ tập ăn mừng nhà lãnh đạo của CNRP trở về để lãnh đạo đảng này trong cuộc bầu cử sắp tới, với đối thủ chính là đảng của thủ tướng Hun Sen.
Ông Rainsy, 64 tuổi, đã được hoàng gia Campuchia ân xá hồi tuần trước theo yêu cầu của ông Hun Sen, đối thủ chính trị chính của ông Rainsy. Hầu như chắc chắn ông Hun Sen sẽ tiếp tục tại vị sau cuộc tổng tuyển cử ngày 28/7 tới.
Kể từ năm 2009, ông Rainsy, một người được đào tạo tại Pháp, đã phải sống lưu vong để tránh án tù 11 năm vì nhiều tội danh bị cho là được tuyên với động cơ chính trị. Ông được ân xá sau khi Mỹ và nhiều nước khác tuyên bố việc loại ông Rainsy khỏi cuộc tổng tuyển cử sẽ làm dấy lên những hoài nghi về tính hợp pháp của cuộc bầu cử.
Tuy nhiên dù đã trở về, ông Rainsy vẫn không thể ứng cử, thậm chí không thể tham gia bỏ phiếu do đã vắng mặt trong giai đoạn đăng ký bầu cử. Hiện các luật sư của ông đang tìm cách giúp ông tham gia.
Phát biểu tước đám đông người ủng hộ tại sân bay, ông Rainsy tuyên bố: “Tôi đã trở về để giải cứu đất nước” sau khi quỳ xuống và hôn xuống đất. Những người ủng hộ ông hô vang: “Chúng tôi muốn có sự thay đổi”.
Đến nay ông Hun Sen đã có 28 năm cầm quyền tại Campuchia và đảng của ông chiếm 90/123 ghế tại quốc hội nước này. Vị thủ tướng 60 tuổi mới đây cho biết ông có ý định tiếp tục nắm quyền đến khi 74 tuổi.
Theo Dantri
Đất nước kim tự tháp trước tương lai bất định
Tuy được bầu qua lá phiếu vào năm 2012, nhưng Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi vẫn bị quân đội lật đổ. Phương Tây gọi đây là "cuộc cách mạng trong cách mạng", nhưng bản thân người dân xứ sở Kim tự tháp vẫn chưa biết cuộc cách mạng này đang đưa họ về đâu.
Các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn hàng ngày khiến Ai Cập đang đối mặt với tương lai bất định
Khi phế truất Tổng thống dân bầu đầu tiên Mohammed Morsi trong cuộc đảo chính hôm 3/7, quân đội Ai Cập đã vi phạm các nguyên tắc nhà nước pháp quyền khi bỏ qua lá phiếu của cử tri trong cuộc bầu cử cách đây hơn một năm. Là lực lượng có nhiều ảnh hưởng lớn tại Ai Cập, quân đội cho rằng họ làm vậy chỉ nhằm cứu vãn tình hình trước làn sóng bất ổn dâng cao do phe đối lập phát động đang có có nguy cơ đẩy đất nước rơi vào nội chiến.
Để minh chứng cho lập luận của mình, quân đội tuyên bố "không có ý định lãnh đạo đất nước trong thời gian dài". Tuyên bố này càng khiến lực lượng quân đội nhận được thêm nhiều sự ủng hộ từ phe đối lập và một bộ phận lớn người dân đã quá chán chường trước những chính sách điều hành đất nước yếu kém, chuyên quyền của Tổng thống Morsi và tổ chức Anh em Hồi giáo.
Nếu nhìn từ bên ngoài, hành động của quân đội được là hệ quả tất yếu từ một loạt sai lầm của Tổng thống Morsi trong hơn một năm cầm quyền, điều cũng đã được chính ông thừa nhận sau khi bùng phát làn sóng biểu tình toàn quốc từ hôm 30/6.
Cụ thể, với các chính sách kinh tế yếu kém chồng chất, tăng trưởng kinh tế ở Ai Cập chỉ đạt khoảng 2,2% trong năm 2012, thấp hơn nhiều so với mức 5,1% trong thời kỳ 2009 - 2010 dưới thời của cựu Tổng thống Hosni Mubarack. Đồng nội tệ livre cũng trượt giá thảm hại, mất tới 12,5% so với USD, càng làm trầm trọng thêm nạn nghèo đói và thất nghiệp ở đất nước có tới 82,5 triệu dân. Theo thống kê, hơn 3,3 triệu người (chiếm 13% dân số Ai Cập) bị thất nghiệp. Tỷ lệ này ở những người 20 - 24 tuổi lên tới 46,4%. Trong khi đó, số dân sống dưới mức nghèo khổ (thu nhập chưa tới 2 USD/ngày) chiếm 43%.
Kinh tế lao dốc, thất nghiệp tăng cao, người dân thường xuyên đối mặt với bạo lực và phải sống khổ sở do thiếu trầm trọng các mặt hàng thiết yếu đã khiến sự căm hận dần tích tụ. Oán hận và tức giận càng nhân lên khi thâm hụt ngân sách không ngừng phình to (chiếm tới 10,8% GDP), tham nhũng tràn lan, nền kinh tế mất sức cạnh tranh, trong khi chính quyền Morsi chỉ tìm cách củng cố quyền lực cho Tổng thống và các thành viên Anh em Hồi giáo.
Và khi giọt nước tràn ly, hàng chục triệu người Ai Cập đã đổ xuống đường biểu tình dưới sự kích động của các lực lượng đối lập vốn từ lâu vẫn nuôi dưỡng ý đồ chiếm lại quyền lực. Tình thế càng trở nên nguy hiểm khi quân đội cũng vào cuộc với tối hậu thư yêu cầu ông Morsi hoặc phải giải quyết khủng hoảng trong 48 giờ, hoặc quân đội sẽ ra tay hành động. Yêu cầu này không khác nào sự đánh đố đối với chính quyền Morsi vì tình hình thực tế cho thấy đây là nhiệm vụ hoàn toàn bất khả thi vào thời điểm đó.
Lý do thực tế
Câu hỏi đặt ra là: Liệu áp lực đường phố có thực sự là lý do chính thúc đẩy quân đội lật đổ ông Morsi, hay còn có nguyên nhân nào khác?
Theo chuyên gia Trung Đông Didier Billion, có thể ban đầu quân đội cũng có ý định thỏa hiệp nào đó với ông Morsi và Anh em Hồi giáo, nhưng vì bị khước từ nên mới quyết định chơi rắn.
Là lực lượng chủ chốt không do nhân dân kiểm soát, hoạt động theo kiểu "nhà nước trong lòng nhà nước" do có quyền lực rộng rãi về cả chính trị và kinh tế nên quân đội Ai Cập không thể khoanh tay đứng nhìn, nhất là khi phần đông dân chúng đang tức giận xuống đường, còn Anh em Hồi giáoluôn muốn nhân danh dân chủ để kìm chân quân đội. Vì vậy, đảo chính là cách duy nhất và tốt nhất để quân đội duy trì quyền lực và những đặc quyền vốn có, trong khi vẫn nhận được sự ủng hộ từ người dân, phe đối lập và sự hậu thuẫn của Mỹ. Cần nhớ rằng, lâu nay quân đội Ai Cập là thể thế lớn thứ hai trong khu vực, sau Israel, nhận được viện trợ của Mỹ với số tiền lên tới hàng tỷ USD mỗi năm.
Tất nhiên, sự can thiệp quân sự tại Ai Cập lật đổ một chính phủ dân bầu đang tạo ra bước ngoặt đầy rẫy nguy hiểm và có khả năng sẽ tác động đến toàn bộ khu vực Trung Đông- Bắc Phi trong thời gian tới.
Ai Cập sẽ về đâu?
Mặc dù ngay từ đầu quân đội Ai Cập đã tuyên bố không có ý định cầm quyền, song cũng không mấy người tin rằng cuộc cuộc nổi dậy của dân chúng kết thúc bằng cuộc đảo chính quân sự sẽ cho phép tái lập ổn định ngay, hay dẫn tới một lối thoát dân chủ hơn.
Tại thời điểm này, lợi thế đang nghiêng về phe đối lập dưới sự lãnh đạo của Tổng thống lâm thời Adly Mansour, nhưng việc tiến hành ngay lập tức các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong vòng 6 tháng như Tuyên bố Hiến pháp lâm thời đề ra không phải là nhiệm vụ đơn giản, vì rằng:
Thứ nhất, Tuyên bố Hiến pháp lâm thời vừa được ban hành đã chịu đòn phản kháng nặng nề từ các đảng Hồi giáo và phi Hồi giáo trong xã hội. Liên minh đối lập chính tại Ai Cập Mặt trận Cứu quốc (NSF) và đảng Người Ai Cập tự do theo đường lối tự do cho rằng văn kiện này gây "thất vọng lớn", vì đề ra thời gian biểu quá tham vọng, trao quyền lực quá lớn cho Tổng thống và dành đặc quyền phi kiểm soát cho quân đội. Những phe nhóm đối lập khác cũng tỏ ra bực tức khi không được tham vấn trước khi Hiến pháp lâm thời được công bố. Điều này phản ánh thực tế về sự thiếu đồng thuận trong giới lãnh đạo mới ở Ai Cập.
Thứ hai, phong trào phản kháng chống Tổng thống Morsi không có tính đồng nhất cao. Trong phong trào này có đại diện của tất cả các thành phần khác nhau, nhưng không phải tụ họp vì có chung chí hướng, mà là vì sợ bị mất quyền ưu đãi một khi lực lượng mới lên nắm quyền. Với thành phần pha tạp và mang tính cơ hội như vậy, tính bền vững của phong trào phản kháng sẽ khó có thể duy trì được lâu một khi phải đối mặt với những nhiệm vụ khó khăn sắp tới, hay khi cần phân chia quyền lợi thực tế. Sửa đổi dự thảo Hiến pháp và tổ chức bầu cử sớm trong 6 tháng tới, vì thế, sẽ trở thành thách thức rất lớn đối với chính phủ lâm thời hiện nay.
Thứ ba, tiến trình chuyển tiếp dân chủ ở Ai Cập xưa nay không dễ thực hiện do tồn tại nhiều yếu tố mang tính đối kháng như cạnh tranh giữa chính trị và tôn giáo, mâu thuẫn giữa quyền lợi của dân chúng với lợi ích của thế lực cầm quyền, và sự kình địch của một số nước Ả-rập trong khu vực không muốn thấy Ai Cập lấy lại vị thế đã mất trong khu vực. Những đối kháng này là nguyên nhân chính khiến chính quyền Morsi không thể mạnh tay giải quyết nhiều vấn đề trong hơn một năm cầm quyền vừa qua.
Thứ tư, các phe phái đối đầu ở Ai Cập tuyên bố sẽ đấu tranh đến cùng cho các nhà lãnh đạo của mình. Điều này báo hiệu cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập sẽ tiếp tục leo thang nghiêm trọng, nhất là phe ủng hộ Tổng thống Morsi tuyên bố sẽ phản kháng đến cùng, trong khi lực lượng cầm quyền lâm thời hiện nay lại không có được sự gắn kết cần thiết.
Trong bối cảnh có quá nhiều mâu thuẫn và chia rẽ như vậy, quân đội Ai Cập đương nhiên sẽ được xem là lực lượng gác cổng. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm lớn khi quân đội phế một Tổng thống dân bầu chỉ để đưa lên một nhà lãnh đạo khác thiếu năng lực đoàn kết xã hội, hay chịu sự chi phối quá lớn của các thế lực trong và ngoài nước. Bởi nếu làm vậy, quân đội sẽ chỉ bảo vệ một bộ phận xã hội chống lại một bộ phận khác, hay tệ hơn là bị khuất phục và giật dây bởi các cường quốc vùng cũng như thế giới, đẩy đất nước vào vòng xoáy bất ổn không có hồi kết cho dù Ai Cập có được dẫn dắt bởi một tổng thống dân bầu hay không.
Theo Dantri
Tiếng khóc của người đàn bà mất con "Ông trời ơi! Sao ông không trút tai họa lên đầu tôi mà lại giáng xuống đầu thằng bé... Rồi mai này tôi biết sống ra sao"! Đó là những tiếng than khóc như xé lòng của một người đàn bà mất con tại phiên tòa hôm qua, 11-4. Không chỉ bảo vệ phiên tòa, chiến sỹ CAND này còn phải đến an...