Nổ súng tại bữa tiệc Mỹ, hai người chết
Hai người chết và 14 người bị thương khi nổ súng xảy ra tại một bữa tiệc ở thành phố Rochester, bang New York, Mỹ.
Cảnh sát có mặt tại hiện trường vụ nổ súng vào sáng sớm 19/9 đã chứng kiến một “cảnh tượng hỗn loạn” với khoảng 100 người hoảng hốt tháo chạy.
“Tổng cộng chúng tôi xác nhận được 16 nạn nhân trong vụ nổ súng. Và tôi rất buồn phải thông báo rằng hai trong số đó bị thương nặng dẫn tới thiệt mạng”, quyền cảnh sát trưởng Rochester, ông Mark Simmons, cho biết.
Những người thiệt mạng bao gồm một nam, một nữ, từ 18 đến 22 tuổi, và chưa được xác định danh tính chính thức. 14 người bị thương đã được chuyển tới bệnh viện và không gặp nguy hiểm về tính mạng.
Xe cảnh sát tại hiện trường vụ nổ súng ở thành phố Rochester, bang New York, sáng sớm 19/9. Ảnh: WHAM.
Video đang HOT
Billy, một nhân chứng kể với kênh 13WHAM News rằng tiếng súng vang lên như “vùng chiến sự”. “Nhiều người tháo chạy theo nhiều hướng, lái xe lên bãi cỏ, cố gắng thoát khỏi đây”, Billy nói.
Chưa có nghi phạm nào bị bắt và cảnh sát cũng chưa xác định được liệu có nhiều hơn một tay súng liên quan đến sự việc hay không.
“Với cộng đồng của chúng ta, phải chịu đựng thảm kịch này là điều không may mắn và đáng xấu hổ”, ông Simmons nói.
Ông thêm rằng sự kiện diễn ra khi súng nổ là “một kiểu tiệc tùng ở sân sau”. Cảnh sát không biết về bữa tiệc này và cũng không nhận được cuộc gọi nào than phiền về nó. Cuộc điều tra về vụ nổ súng đang diễn ra.
Giới chức Rochester đã ban hành quy định người dân hạn chế các cuộc tụ tập tại nhà các thành viên và không tụ tập thành nhóm để đề phòng nCoV lây lan. Những cuộc tụ họp không cần thiết như tiệc sinh nhật, cưới hỏi và picnic vẫn bị cấm, theo website của thành phố.
Phe Dân chủ Mỹ công bố kế hoạch đối đầu Trung Quốc
Phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ ngày 17/9 trình bày một kế hoạch toàn diện nhất từ trước tới nay nhằm đối đầu và cạnh tranh với Trung Quốc.
Kế hoạch hướng tới ban hành một đạo luật cung cấp hơn 350 tỷ USD trong vòng 10 năm nhằm xây dựng năng lực công nghiệp Mỹ, thách thức Trung Quốc.
Dự luật được dẫn dắt bởi Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bang New York Chuck Schumer và Thượng nghị sĩ bang New Jersey Bob Menendez, thành viên cấp cao của đảng Dân chủ trong Ủy ban Quan hệ Đối ngoại. Nó đặt mục tiêu tăng cường khả năng sản xuất và củng cố cơ sở hạ tầng để dần tách rời nền kinh tế Mỹ khỏi nền kinh tế Trung Quốc và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bang New York Chuck Schumer, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện, phát biểu trước phóng viên tại Washington hồi năm 2018. Ảnh: Reuters.
Kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử, giữa lúc Tổng thống Donald Trump và các nghị sĩ đảng Cộng hòa đang tìm cách khai thác thái độ thù địch ngày càng tăng của người Mỹ đối với Trung Quốc, biến nó thành vũ khí chính trị chống lại phe Dân chủ.
Đạo luật tập trung nhiều vào việc thúc đẩy nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ, cấp 300 tỷ USD trong vòng 4 năm cho những nỗ lực hướng tới mục tiêu này, đồng thời đầu tư thêm khoảng 16 tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ nhằm giúp Washington duy trì lợi thế trước Bắc Kinh.
Nó cũng yêu cầu tổng thống Mỹ phải đệ trình lên quốc hội kế hoạch sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng nhằm tăng khả năng sản xuất trong nước đối với các thiết bị bán dẫn và yêu cầu tìm nguồn cung ứng nội địa cho những sản phẩm đó.
Dự luật cũng nhắm tới phá vỡ thế kìm kẹp của Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và sẽ yêu cầu Lầu Năm Góc mua một số hàng hóa nhất định từ Mỹ và những quốc gia được coi là thân thiện, thay vì từ Trung Quốc.
Theo kế hoạch của phe Dân chủ, chính phủ Mỹ sẽ chi tiêu 125 triệu USD cho quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Giới chức quân sự Mỹ hồi tháng 4 kêu gọi quốc hội phê duyệt thêm 20,1 tỷ USD trong giai đoạn từ 2021 đến 2026 nhằm tăng cường khả năng răn đe trước Trung Quốc, động thái tiềm ẩn nguy cơ thổi bùng căng thẳng. Một trợ lý đảng Dân chủ cho biết 125 triệu USD dự kiến được đề xuất nhằm đảm bảo sẽ có thêm nguồn vốn để tăng cường liên minh và quan hệ đối tác cũng như vị thế của Mỹ trong khu vực.
Bên cạnh đó, dự luật còn tìm cách trừng phạt Trung Quốc vì các cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương.
Một số biện pháp mà phe Dân chủ nêu ra đã thu hút được ủng hộ từ lưỡng đảng tại Thượng viện. Ví dụ, các nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ tại cả Hạ viện lẫn Thượng viện mùa hè vừa qua cùng đề xuất đầu tư hàng tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ trong vòng 5 đến 10 năm tới.
Tuy nhiên, dự luật mà phe Dân chủ vừa công bố cũng nêu các sáng kiến mới liên quan nhiều đến việc sử dụng quyền lực mềm, trong đó bao gồm chương trình cấp kinh phí cho một dự án thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm "hỗ trợ và đào tạo các nhà báo về kỹ năng điều tra cần thiệt để đảm bảo trách nhiệm giải trình công liên quan tới hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước ngoài".
Ngoại trưởng Trung - Ấn nhất trí giảm căng thẳng biên giới: Liệu có đủ? Bất chấp việc Ngoại trưởng Ấn Độ và Trung Quốc vạch ra một lộ trình 5 điểm nhằm tháo gỡ căng thẳng biên giới, các chuyên gia vẫn tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả thực tế. Căng thẳng biên giới Trung - Ấn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trên thực tế sau tuyên bố chung giữa Ngoại trưởng hai nước (ảnh:...