“Nở rộ” thủ đoạn lừa đảo qua mạng
Thời gian qua, Công an các tỉnh, thành Tây Nam bộ tiếp nhận hàng trăm vụ lừa đảo qua mạng xã hội.
Riêng tại Tiền Giang, từ tháng 5/2021 đến tháng 7/2022, cơ quan Công an tiếp nhận, xử lý 157 vụ lừa đảo, gây thiệt hại hơn 60 tỷ đồng.
Trong đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng chiếm gần 80% (124/157 vụ), gây thiệt khoảng 30 tỷ đồng.
Theo cơ quan điều tra, trước đây thủ đoạn lừa đảo qua mạng chủ yếu là thông báo trúng thưởng, thông báo nhận quà từ nước ngoài hoặc giả danh cán bộ cơ quan tố tụng thì gần đây xuất hiện thêm thủ đoạn cho vay tiền qua mạng. Khi người vay có nhu cầu, đối tượng yêu cầu chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin tài khoản để chuyển tiền, sau đó chiếm đoạt tiền có trong tài khoản của nạn nhân. Một thủ đoạn khác là kêu gọi đầu tư sinh lời trên mạng.
Nạn nhân đến trình báo bị lừa đảo qua mạng tại Công an tỉnh Tiền Giang.
Video đang HOT
Ban đầu, nạn nhân bị dẫn dụ đầu tư số tiền nhỏ và có lợi nhuận. Những lần sau, số tiền đầu tư lớn dần lên. Đến lúc thấy nạn nhân mắc bẫy, đối tượng không cho rút tiền, đánh sập tài khoản, chiếm đoạt tiền. Một thủ đoạn khác nhiều người mắc bẫy là thông báo tuyển dụng nhân viên chốt đơn hàng online.
Một phụ nữ sinh sống trên địa bàn TP Mỹ Tho từng bị lừa tuyển nhân viên bán hàng online kể lại vào cuối năm 2021, chị thấy thông tin tuyển dụng trên mạng xã hội Facebook nên đã nhắn tin và được một người tự xưng là quản lý nhân sự của công ty hướng dẫn chốt đơn mua hàng online để nhận tiền hoàn đơn cùng với hoa hồng. Tin lời, chỉ trong vòng 4 ngày, theo yêu cầu của các đối tượng, chị chuyển vào 2 tài khoản ngân hàng với số tiền gần 2,5 tỷ đồng. Sau khi không nhận lại được tiền vốn cùng với hoa hồng và không liên lạc được với các đối tượng, chị mới biết bị lừa và làm đơn tố giác gửi cơ quan Công an.
Một trường hợp khác là sinh viên sinh sống trên địa bàn huyện Chợ Gạo đã mất 250 triệu đồng vì chuyển tiền chốt đơn hàng để hưởng hoa hồng. Khi trình báo với cơ quan Công an, sinh viên này cho biết đã tham gia trang mua, bán hàng của công ty và được chiêu dụ “đầu tư”. Trong 3 ngày đầu, nam sinh viên này chuyển “đầu tư” 3 lần với tổng số tiền gần 10 triệu đồng và được trả hoa hồng 1,5 triệu đồng. Thấy thu lợi nhuận khá dễ dàng, từ ngày 15/6 đến ngày 24/6, nam sinh viên này vay tiền của bạn bè và người thân tiếp tục chuyển “đầu tư” gần 250 triệu đồng, sau đó bị chiếm đoạt.
Theo Đại tá Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông ngày càng đa dạng và phức tạp, đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, càng về sau tính chất, mức độ và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Người dân khi phát hiện đối tượng nghi vấn lừa đảo, cần bình tĩnh điện thoại báo ngay cho Công an để được hỗ trợ hoặc đã lỡ chuyển tiền, phát hiện bị lừa đảo phải báo ngay cho ngân hàng để kịp thời phong tỏa, ngăn chặn.
Còn theo báo cáo của Công an tỉnh Đồng Tháp, từ đầu năm đến nay, tội phạm lừa đảo qua mạng tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Cơ quan Công an tiếp nhận 47 vụ đối tượng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng số tiền thiệt hại trên 23 tỷ đồng.
Theo trình bày của chị T. (ngụ TP Cao Lãnh), khi lướt bài đăng trên Facebook với nội dung giới thiệu công việc và thông qua một người là nhân viên công ty SIMON hướng dẫn đã tải App để đăng ký tài khoản và làm nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành và được rút lãi ở nhiệm vụ đầu tiên, chị T. tiếp tục nạp thêm tiền vào ứng dụng để làm nhiệm vụ. Sau đó, công ty mời chị cùng thực hiện nhiệm vụ với 3 người khác. Trong quá trình làm nhiệm vụ, chị và người chơi cùng đặt cược lỗi nên công ty yêu cầu nạp thêm tiền tiếp nếu không sẽ mất hết tiền. Các đối tượng đưa ra nhiều lí do khác và buộc chị phải nạp thêm tiền và bị chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng.
Công an tỉnh Đồng Tháp đã liệt kê 20 thủ đoạn của tội phạm lừa đảo sử dụng công nghệ cao để khuyến cáo người dân. Người dân tuyệt đối không nghe theo những lời mời, quảng cáo làm nhiệm vụ trên các App không rõ nguồn gốc, với lãi suất cao, đó là chiêu trò, thủ đoạn của các đối tượng dựng lên để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi phát hiện dấu hiệu nghi vấn hoặc là nạn nhân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, người dân cần kịp thời báo ngay với Công an địa phương nơi gần nhất
Chồng lừa đảo bằng công nghệ cao, chuyển tiền về cho vợ
Sơn nhờ vợ mở 3 tài khoản ngân hàng để lừa những người có nhu cầu vay tiền. Sau khi Sơn lừa được tiền, vợ đối tượng lập tức khóa các tài khoản đó.
Chiều 18/2, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao - Công an TP Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ Phạm Văn Sơn (sinh năm 1987, quê tại Thanh Miện, Hải Dương) để điều tra hành vi "sử dụng máy tính, mạng internet lừa đảo, chiếm đoạt tài sản".
Trước đó, chiều 16/2, lực lượng chức năng ập vào nhà của Sơn tại phường Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) bắt quả tang Sơn đang có hành vi sử dụng máy tính để lừa đảo qua mạng. Khám xét ngôi nhà, cảnh sát tạm giữ nhiều tang vật liên quan đến việc phạm tội.
Phạm Văn Sơn tại cơ quan công an (Ảnh: Công an Đà Nẵng)
Tại cơ quan công an, bước đầu Sơn đã thừa nhận hành vi phạm tội. Qua kiểm tra, xác minh ban đầu, cơ quan công an thống kê có hơn 60 bị hại tại TP Đà Nẵng và các địa phương trên cả nước bị Sơn lừa đảo, chiếm đoạt với số tiền lớn.
Thủ đoạn của Sơn là sử dụng sim rác, tạo các tài khoản trên mạng xã hội tên "Vốn tư nhân", "Hungvon", "Nguyenvo", đăng tải thông tin trên các hội nhóm về việc cho vay tiền với thủ tục đơn giản, không cần thế chấp tài sản.
Nhiều bị hại liên hệ và được Sơn yêu cầu chuyển tiền phí bảo hiểm khoản vay. Sau khi bị hại tin tưởng chuyển tiền, Sơn chặn liên hệ.
Sơn khai nhận đã lên mạng tải hình ảnh giấy tờ tùy thân của các cá nhân, nhờ vợ hiện đang là nhân viên ngân hàng tự ký vào tờ khai mở 3 tài khoản tại ngân hàng nơi vợ Sơn công tác. Sau thời gian dùng 3 tài khoản trên để nhận tiền từ các bị hại, vợ Sơn đã làm thủ tục khóa các tài khoản.
Hiện vụ việc được Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao - Công an TP Đà Nẵng tiếp tục điều tra, làm rõ.
Nữ Chủ tịch công ty "qua mặt" ngân hàng chiếm đoạt tài sản Lập khống 2 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nữ Chủ tịch Hội đồng quản trị một công ty ở Hà Nội đem thế chấp 2 thửa đất trên, chiếm đoạt hơn 3,8 tỷ đồng của ngân hàng. Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Khâu Thị Thu Huyền (SN 1980),...