“Nở rộ” những cánh đồng tiền tỷ ở Thủ đô
Nhờ đẩy nhanh chương trình dồn điền đổi thửa, trên địa bàn TP.Hà Nội đã hình thành nhiều cánh đồng sản xuất tập trung cho thu nhập cao, góp phần giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo và làm giàu. Được biết, hiện mức thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nông thôn của thành phố đã đạt 33 triệu đồng/người/năm.
Thắng lớn từ dồn điền đổi thửa
Ông Chu Phú Mỹ – Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, đến nay toàn thành phố đã thực hiện dồn điền đổi thửa (DĐĐT) được trên 78.000ha (đạt 103%), tăng 1.670ha so với năm 2015, do có 9 huyện có diện tích DĐĐT vượt trên 3.000ha so với kế hoạch của thành phố giao như Sóc Sơn, Ba Vì, Phú Xuyên… “Sau DĐĐT, thành phố đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/ha/năm như vùng cây ăn quả, vùng trồng hoa, cây cảnh ở một số xã thuộc huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai… Đặc biệt, một số huyện đã hình thành các vùng chăn nuôi xa khu dân cư như Sơn Tây, Ba Vì, Gia Lâm… với doanh thu từ 5 – 6 tỷ đồng/hộ/năm, một số hộ nuôi quy mô lớn thu tới 200 tỷ đồng/năm…” – ông Mỹ nói.
Mô hình nuôi lợn trên nhà tầng mang lại thu nhập hàng chục tỷ đồng cho gia đình ông Nguyễn Trọng Long ở huyện Thanh Oai (Hà Nội). Ảnh: Trần Quang
Thông tin thêm về tình hình sản xuất 6 tháng đầu năm 2016, ông Mỹ cho biết, tổng diện tích gieo trồng của thành phố đạt trên 121.000ha, trong đó diện tích lúa gần 100.000ha (đạt 100% kế hoạch), năng suất trên 60 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 609.000 tấn; rau màu đạt khoảng 21.000ha (đạt trên 97% kế hoạch)…
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội phát biểu:”Thời gian qua nông nghiệp đã đạt được kết quả tăng trưởng tốt, tuy nhiên chúng ta chưa thể bằng lòng với kết quả đó mà phải tiếp tục đầu tư các giống mới, đặc biệt là đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao hơn nữa thu nhập cho nông dân. Để hỗ trợ cho các huyện về việc này, sắp tới thành phố sẽ phối hợp Viện Di truyền (Bộ NNPTNT) đưa các giống mới về địa phương và chuyển giao cho nông dân”.
Đẩy nhanh cấp, đổi sổ đỏ
hát biểu chỉ đạo tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và bàn kế hoạch giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 tại Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng, quá trình triển khai thực hiện Chương trình 02 – CTr/TƯ của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020″, đến nay đã đạt được kết quả hết sức phấn khởi. Tuy nhiên nhiệm vụ cuối năm 2016 còn rất nặng nề, cần sự vào cuộc quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị thành phố.
“Hết năm 2016, toàn thành phố phấn đấu đưa thêm ít nhất 35 xã về đích NTM. Để đạt được kết quả trên, tôi yêu cầu các đơn vị liên quan tiến hành rà soát chính xác, nhanh chóng các xã gần đạt đủ 19 tiêu chí về xây dựng NTM để từ đó có cơ sở đề nghị lên Sở Tài chính thành phố hỗ trợ kinh phí cho các xã hoàn thiện nốt tiêu chí còn lại. Hiện đã có 22 xã được Sở Tài chính hỗ trợ 5 tỷ đồng/xã. Làm sao phải rà soát được ít nhất 13 xã nữa để hỗ trợ đưa về đích” – bà Hằng nhấn mạnh.
Cũng theo bà Hằng: “Dù có kế hoạch và đặt ra mục tiêu đưa thêm ít nhất 35 xã về đích NTM vào năm 2016, tuy nhiên không phải vì thế mà các địa phương nóng vội, chạy theo thành tích mà phải rà soát chính xác, thực chất, làm đến đâu chắc đến đó thì mới bền vững được”.
Phó Bí thư thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu, hiện nay tại các địa phương đã làm xong DĐĐT phải nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2016 để nông dân yên tâm sản xuất. “Hiện nay, các địa phương DĐĐT xong nhưng do chưa có sổ đỏ nông dân rất lo lắng. Từ nay đến hết năm 2016, thành phố sẽ hỗ trợ kinh phí để các địa phương làm xong việc cấp sổ đỏ cho bà con yên tâm, tự tin làm giàu trên chính mảnh đất của mình” – bà Hằng nói.
Theo Danviet
Huyện phải chủ động giúp dân tiêu thụ sản phẩm
Ông Lê Minh Dũng - Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết, 6 tháng đầu năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội của huyện phát triển khả quan với tổng giá trị sản xuất ước đạt gần 4.000 tỷ đồng (tăng hơn 12%).
Ông Lê Minh Dũng - Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết, 6 tháng đầu năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội của huyện phát triển khả quan với tổng giá trị sản xuất ước đạt gần 4.000 tỷ đồng (tăng hơn 12%). Trong đó, thế mạnh của huyện là phát triển thủy sản với giá trị sản xuất ước đạt 732 tỷ đồng. Toàn huyện hiện có 4.111ha thả nuôi thủy sản, trong đó có 1.234ha thả nuôi ao, tăng 52% so cùng kỳ. Kết quả, có 70% diện tích thu hoạch có lãi với mức lãi bình quân 151,6 triệu đồng/ha, tăng 2,4% so cùng kỳ.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, Chánh Văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chỉ ra nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Cần Giờ không đạt, như: Tổng giá trị sản xuất chỉ đạt 43% kế hoạch năm; phát triển thủy sản được 35%; nông nghiệp 41%... Trước tình hình này, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu lãnh đạo huyện Cần Giờ phải có biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng mà Đảng bộ huyện đã xác định: Dịch vụ, du lịch và thủy sản. "Phải làm kế hoạch cụ thể, sát với thực tế, không nói dịch vụ chung chung mà cần tạo cơ chế thu hút đầu tư để Cần Giờ phát triển"- ông Phong nhấn mạnh.
Một thực trạng khác mà Chủ tịch thành phố cũng yêu cầu huyện giải quyết là tiêu thụ muối cho diêm dân. Nửa đầu năm 2016, diêm dân trúng mùa với sản lượng thu hoạch đạt trên 140.000 tấn, tuy nhiên giá muối lại giảm liên tục nên hiệu quả sản xuất giảm nhiều so với năm trước. Tính đến tháng 6, chỉ có gần 35.000 tấn được tiêu thụ, chưa bằng 25% lượng muối dân sản xuất. Ông Nguyễn Phương Đông - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM phân tích, thành phố đang có 10 triệu dân, mỗi năm tiêu thụ khoảng 18.000 tấn muối, trong khi Cần Giờ lại sản xuất hơn 140.000 tấn, cao gấp 7 lần. Vì vậy, Cần Giờ nên xem lại quy hoạch phát triển ngành muối của địa phương.
Ông Nguyễn Thành Phong không đồng ý với ý kiến của đại diện Sở Công Thương. Sản lượng muối Cần Giờ dồi dào thì cần phải kết nối, mở rộng thị trường, kết nối doanh nghiệp với diêm dân để tiêu thụ muối. Chính quyền phải chủ động và nỗ lực tìm đầu ra, hướng đến thị trường cả nước và chế biến xuất khẩu. "Chủ tịch các xã phải hết sức chủ động, có gì khó khăn thì điện thoại thẳng cho chủ tịch huyện vào cuộc để phục vụ dân cho tốt. Thay vì thảo văn bản rồi chờ đợi, chủ tịch huyện hãy gọi điện thẳng cho tôi, để tôi cùng với các anh giải quyết khó khăn cho người dân" - Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo.
Ông Phong cũng lưu ý huyện cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng NTM để nâng cao đời sống người dân. Muốn vậy, cần phải tổ chức lại khâu sản xuất để người dân có thu nhập ngày càng cao. Huyện cũng cần có giải pháp căn cơ để hỗ trợ, giúp đỡ 39% số hộ nghèo trên địa bàn...
Theo Danviet
Đồng bào Ca Dong hiến đất làm đẹp bản làng Chỉ riêng năm 2015, trong tổng số 46 trường hợp được UBND huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đề nghị tỉnh khen thưởng vì đã hiến đất xây dựng các công trình nông thôn mới, thì xã Sơn Bua chiếm đến 34 trường hợp. "Làng được, mình cũng lợi" Trong ngôi nhà nằm ngay bên tuyến đường Trường Sơn Đông, đoạn đi qua thôn...