Nở rộ chiêu trò bán cắt lỗ căn hộ chung cư trong mùa dịch
Trên nhiều trang mua bán bất động sản xuất hiện rầm rộ thông tin rao bán cắt lỗ căn hộ chung cư, tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia cảnh báo, khách mua nhà cần tìm hiểu kỹ thông tin, giá cả kẻo mắc bẫy chiêu trò của môi giới trong mùa dịch.
Căn hộ cắt lỗ nhưng giá vẫn ngang thị trường
Khảo sát qua nhiều trang mạng mua bán bất động sản, PV không khó nhìn thấy các thông tin rao bán căn hộ cắt lỗ căn hộ chung cư. Đơn cử như, một căn hộ tầng 21, diện tích 73,5 m2, nội thất liền tường, 2 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh, view bể bơi nằm trong dự án trên đường Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang được chào bán cắt lỗ gần 200 triệu đồng.
Trong vai người mua nhà, PV được người rao bán tên C.T. giới thiệu, căn hộ được mua cách đây 2 năm với mục đích đầu tư. Giá mua vào hơn 3 tỷ đồng (40 triệu đồng/m2), giờ bán ra hơn 2,8 tỷ đồng (37,3 triệu đồng/m2).
Theo chia sẻ anh T., anh là một trong những nhà đầu tư cá nhân, chuyên “săn” các căn hộ chung cư, mua vào từ khi đào móng và bán ra khi dự án cơ bản hoàn thiện hạ tầng. Bình thường, mỗi căn hộ đều có lãi từ 10 – 30%. Nếu không vì dịch Covid-19, anh phải bán giá tầm 3,2 – 3,4 tỷ đồng.
Thông tin rao bán cắt lỗ căn hộ chung cư tại một dự án ở quận Hai Bà Trưng (Ảnh chụp màn hình).
“2 năm nay, nhiều đợt dịch Covid-19 đã xảy ra, tài chính khó khăn nên đành bán cắt lỗ để lấy vốn quay vòng. Căn này view đẹp, hướng Đông Nam rất mát, nếu chốt luôn mình hỗ trợ thêm chi phí sang tên, không phải nghĩ”, anh T. nói.
Mặc dù rốt ráo giục khách đặt cọc chốt căn hộ nhưng anh T. nhiều lần từ chối cung cấp hợp đồng gốc với lý do không mang theo và khẳng định sẽ cung cấp đầy đủ khi nào ký hợp đồng.
Đáng chú ý, khi PV tìm kiếm các thông tin rao bán liên quan, một số căn hộ cùng diện tích ở tòa nhà anh T. đang rao bán cũng chỉ có giá 2,7-2,8 tỷ đồng.
Tương tự, chị Thu Minh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cũng đang rao bán căn hộ tầng 12, diện tích 32 m2 ( căn hộ Studio) tại một khu đô thị thuộc địa bàn phường Tây Mỗ. Theo nội dung rao bán, căn hộ có giá mua vào 1,2 tỷ đồng (37,5 triệu đồng/m2), giờ chỉ bán giá 1 tỷ đồng, chịu lỗ gần 200 triệu đồng.
Video đang HOT
Giới thiệu PV căn hộ về căn hộ đang rao bán cắt lỗ, chị N.T.Đ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, mục đích ban đầu chị mua để đầu tư. Hiện chị còn khoảng 4 căn có diện tích khác nhau. Như mọi năm, dự án cơ bản hoàn thiện hạ tầng là ra hàng, thanh khoản tốt nên khoản nọ gối khoản kia.
Từ năm ngoái tới nay, không có khách mua vì dịch nối tiếp dịch. Gánh trên vai 5,3 tỷ đồng tiền nợ ngân hàng, mỗi tháng chị Đ. phải trả ngót nghét 100 triệu đồng nên đành cắt lỗ để lấy tiền trả cho các khoản vay.
“Từ giờ tới cuối năm vãn dịch, ra được hàng thì may có cơ gỡ gạc. Riêng căn này tới cuối năm chắc chắn sẽ lên 20 – 30% nhưng chị kẹt quá phải bán. Em cứ xem, nếu ưng, chị sẽ ra lộc thêm khi về nhà mới”, chị Đ. thúc giục.
Cẩn trọng với chiêu trò môi giới
Trao đổi với Dân Việt, anh Trần Mạnh Quân – một nhân viên môi giới bất động sản ở Hà Nội thừa nhận, hiện nay, một số môi giới sử dụng những chiêu bài quảng cáo, rao bán cắt lỗ căn hộ chung cư để thu hút sự chú ý của người có nhu cầu mua nhà.
Chỉ rõ chiêu thức này, anh Quân cho biết, khách hàng có thể làm phép đối chiếu thực tế thì thấy ngay, giá bán cắt lỗ vẫn ngang bằng với giá bán trên thị trường, không có chuyện giảm giá vài trăm triệu đồng như những người này quảng bá.
“Trước khi thực hiện giao dịch, khách mua nhà cần tìm hiểu kỹ thị trường, giá cả, tránh tin vào thông tin “cắt lỗ” mà dễ bị mua hớ”, anh Quân nhấn mạnh.
Giá căn hộ chung cư đang có xu hướng tăng (Ảnh: M.K).
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Khải, Giám đốc công ty địa ốc ở Việt Nam cũng khẳng định, thông tin cắt lỗ là hoàn toàn phi lý. Theo ông Khải, so với những ngày cuối năm 2020, hiện nay giá vật liệu xây dựng đã tăng 20 – 70%, chưa nói đến giá nhân công, tiền sử dụng đất tăng cùng với tâm lý sở hữu nhà trong mùa dịch… Chi phí đầu vào tăng buộc chủ đầu tư dự án phải tăng giá bán, vô hình chung đẩy giá thị trường tăng, thiết lập một mặt bằng giá mới.
Ông Khải phân tích, năm 2017, giá chung cư trên địa bàn quận Thanh Xuân trung bình khoảng 26 triệu đồng/m2; năm 2020 mặt bằng tăng lên 30 – 33 triệu đồng/m2; đến nay tiếp tục lên 42 – 50 triệu đồng/m2.
Như vậy nếu chủ nhà bán thấp hơn thị trường 1 – 2 giá chỉ có thể gọi là bán rẻ chứ không thể gọi là cắt lỗ. Giả sử giá mua vào 26 triệu đồng, bán ra 25 triệu đồng mới gọi là cắt lỗ. Ở đây, mua vào 26 triệu đồng bán ra 49 triệu đồng, là lãi 23 triệu đồng chứ không lỗ.
Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia, bên cạnh nguyên nhân khan hiếm nguồn cung, giá chung cư đang được dự báo sẽ tăng mạnh khi giá nguyên vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, cát… đang “leo thang”. Chi phí xây dựng (vật liệu, nhân công, lắp đặt thiết bị,…) thường chiếm khoảng 60% giá thành xây dựng của bất động sản. Trong chi phí xây dựng thì chi phí vật liệu lại chiếm khoảng 60%. Do đó, khi giá vật liệu xây dựng tăng thì giá bất động sản đương nhiên sẽ tăng theo.
“Có quá nhiều yếu tố đang tác động lên giá nhà và sự tác động này đều theo chiều hướng buộc thị trường phải tăng giá bán trong tương lai.
Giá trị tiền sử dụng đất và chi phí phát triển dự án là hai yếu tố chủ chốt sẽ khiến giá nhà tăng cao trong các năm tới đây. Quỹ đất ngày càng khan hiếm, giá trị tiền sử dụng đất gia tăng kéo theo chi phí phát triển của doanh nghiệp tăng lên.
Việc giá nguyên vật liệu, đặc biệt là giá thép tăng cao buộc các chủ đầu tư phải tăng giá bán. Chính vì vậy, việc tăng giá bán bất động sản là sự điều tiết bình thường trong cấu thành giá”, bà Hằng nhận định.
Mùa giãn cách, hai cô cháu SG giúp TNV trẻ "sạc pin" trà sữa mỗi ngày
Tình nguyện viên là một lực lượng góp sức không nhỏ trong cuộc chiến chống dịch của thành phố. Đội hình này phần lớn là các bạn trẻ.
Dù biết có thể gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng các bạn vẫn hăng hái tham gia hỗ trợ người dân. Chính vì thế mà cô Nguyễn Bảo Lan (Q.10, TP.HCM) đã mỗi ngày đều nấu trà sữa, trà đào mang đến các chốt chặn trên địa bàn phường 8 (Q.10, TP.HCM) để tiếp sức tinh thần cho các bạn trẻ.
Hơn 1 tuần nay, cô Lan và Đình Duy mỗi ngày đều chuẩn bị thức uống cho tình nguyện viên. Ảnh: Thanh Niên
Ly trà sữa của cô Lan chính là niềm vui tiếp sức tinh thần cho các bạn trẻ. Ảnh: Thanh Niên
Từ khi Sài Gòn giãn cách theo chỉ thị 16, tiệm trà sữa của cô Bảo Lan phải tạm ngưng hoạt động. Hơn 1 tuần nay, cô bắt đầu nấu trà sữa trở lại nhưng không phải để bán mà là để mang đến cho các tình nguyện viên trực tại các chốt chặn trên địa bàn phường. Công việc đầy nghĩa này còn có sự giúp sức của cháu trai cô - Trần Đình Duy (21 tuổi), sinh viên Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn.
Chia sẻ với Thanh Niên, cô Lan cho biết: "Mấy anh, em ở khu phố tôi thấy các em tội nghiệp quá, hằng ngày phải trực chốt từ sáng đến đêm, rồi trưa nắng phải đẩy cơm cho từng nhà... nên mọi người đã đóng góp chút tiền của mình để đưa tôi nấu trà sữa cho các em. Ngày nào không có tài trợ thì tôi làm trà đào, hồng trà. Bắt đầu từ 10 giờ sáng, chúng tôi chuẩn bị nguyên liệu để nấu, đến 15 giờ chiều là các em sẽ có thức uống để thưởng thức".
Mùa dịch, nhiều công tác cần sự hỗ trợ của lực lượng tình nguyện viên. Ảnh: TTXVN
Còn Đình Duy, tuy bận rộn với việc học online nhưng vẫn dành thời gian để hỗ trợ việc làm ý nghĩa của cô Lan. Mỗi ngày, sau khi hoàn thành tiết học, anh chàng liền tranh thủ qua hỗ trợ cô chia trà sữa đã nấu thành nhiều phần. Tuy không được khéo léo nhưng anh chàng rất vui khi được tham gia vào công việc ý nghĩa này.
Anh chàng chia sẻ: "Khi thấy cô Lan chia sẻ về việc hỗ trợ các bạn tình nguyện viên tại địa phương bằng những ly trà sữa thì tôi đã xung phong hỗ trợ cô ở các khâu như: đổ trà sữa vào ly, thêm đá, múc trân châu... để kịp thời mang đến cho các bạn tình nguyện viên đang trực ở các chốt" .
Hiểu được điều đó, các bạn trẻ hăng hái tham gia để giúp đỡ cho thành phố. Ảnh: Báo Bình Dương
Trà sữa là thức uống yêu thích của nhiều bạn trẻ. Ảnh:123RF
Mỗi ngày, sau khi chuẩn bị xong 50 phần trà sữa, cô Lan đều kiểm tra kỹ lưỡng từng ly rồi mới mang đi chia chia đều cho tình nguyện viên đang trực ở hơn 20 chốt chặn. Được biết, ý tưởng về việc "tiếp tế" trà sữa cho các tình nguyện viên trẻ xuất phát từ chính mong muốn của các bạn. Trà sữa vốn là thức uống ưa thích của nhiều bạn trẻ nhưng vì giãn cách kéo dài, các tình nguyện viên vẫn chưa có cơ hội thưởng thức món đồ uống "gây nghiện" này.
Nhiều bạn tuần nào cũng uống tận 3 ly trà sữa nên mùa dịch không tránh khỏi cảnh "nhớ nhung". Ảnh: Việt Giải Trí
Mùa dịch, việc mua một ly nước yêu thích ngoài hàng là điều không thể. Các tình nguyện viên luôn mong ngày thành phố sẽ lại khoẻ mạnh để có một cuộc hẹn trà sữa với bạn bè. Ảnh: Kênh Sinh Viên
Nguyễn Khắc Quốc Huy, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên P.8, Q.10 cho biết: "Trong một buổi trao đổi, các bạn đều có một mong muốn là rất thèm trà sữa. Tôi cũng hiểu được tâm lý này nên đã kêu gọi trên trang mạng xã hội để tìm nguồn hỗ trợ, rất may là đã được cô Lan đồng hành hỗ trợ. Khi nhận được những ly trà sữa, bản thân tôi và các bạn đều cảm thấy "cuộc đời nở hoa", rất là hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm của nhiều người dành cho lực lượng tình nguyện viên đang thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19".
Vậy mới thấy sự yêu thương mà người dân dành cho những lực lượng tham gia chống dịch. Tuy không phải là thực phẩm thiết yếu, những ly trà sữa của cô Lan lại tiếp thêm sức mạnh vô cùng lớn cho các tình nguyện viên trẻ. Mỗi ngày đều bận rộn với các hoạt động hỗ trợ người dân, hẳn các bạn sẽ thấy được "sạc pin" khi nhận được một ly trà sữa. Bạn nghĩ sao về năng lượng tinh thần này của cô Lan?
Mua chung cư mini, nhiều chủ nhà ôm 'bom' Nhiều người trót bỏ tiền mua chung cư mini đang khốn khổ khi phân khúc này không hề dễ bán lại do vướng nhiều bất cập. Trong hơn 10 năm qua, nhất là từ 2010 đến nay, chung cư mini, chung cư hộp diêm nở rộ tại các đô thị, quận nội thành. Ở Hà Nội, hàng trăm khu nhà ở được gọi...