Nở rộ các mô hình làm rau sạch
Thời gian qua, do lo ngại rau, quả mua bán ở chợ bị tồn dư chất độc, thuốc trừ sâu cao, người dân ở nhiều khu vực đô thị lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…đều có cách khác nhau để tự trồng rau sạch. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện, thời gian và biết cách làm điều này. Điều may mắn là gần đây, đã có những doanh nghiệp, tổ chức….đầu tư, phát triển mô hình trồng rau sạch.
Ở trang trại giáo dục Erahouse, trẻ em rất thích thú vừa được chơi, vừa được học
Một trong những thay đổi lớn nhất trên thị trường là từ đầu tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Vingroup đã bỏ ra 300 tỷ đồng thực hiện một chương trình liên kết vứi 1000 hợp tác xã và nông dân để hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật, giống để họ tạo nguồn thực phẩm sạch, an toàn.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, với nguồn vốn đáng kể trên và những hỗ trợ trực tiếp về kỹ thuật, cách thức kiểm soát chất lượng trong quá trình trồng rau, thu hoạch, đưa sản phẩm từ đồng ruộng ra siêu thị, Vingroup cũng đã làm được một việc tích cực là tạo ra một mô hình đủ uy tín, nguồn lực để thay đổi tư duy, cách thức trồng cấy, sản xuất rau sạch của nông dân ở nhiều địa phương phía Bắc.
Nhưng không chỉ có Vingroup, một số doanh nghiệp lớn khác cũng có những cách tiếp cận khác nhau với việc phát triển nông sản sạch. Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đòng quản trị Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) mới đây cũng lập ra Công ty mới- Công ty Cổ phần tập đoàn Pan (Pangroup) mà ông này cũng làm Chủ tịch.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Pangroup cũng đã “bơm” hơn 1.500 tỷ đồng để đầu tư, sản xuất thực phẩm, rau sạch theo các chu trình khép kín. Tập đoàn này bước đầu đã tạo ra một số sản phẩm “sạch”, có chỗ đứng trên thị trường như loại sản phẩm gạo “Ban mai”, mỗi bao đúng 5 kg có chất lượng, hương vị khác khác biệt…
Video đang HOT
Các sản phẩm rau, quả tại Trung tâm sản xuất rau sạch này cũng đạt năng suất rất cao
Theo tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, việc có các doanh nghiệp lớn “nhảy” vào lĩnh vực nông nghiệp đã giúp tạo ra những biến chuyển lớn vì các “ông lớn” này có điều kiện về nguồn lực, kỹ thuật và có khả năng tài chính, quan hệ để mở rộng, phát triển thị trường cho nông sản sạch.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là không chỉ có các doanh nghiệp lớn, gần đây cũng đã xuất hiện những mô hình sản xuất, kinh doanh rau sạch khá độc đáo và hiệu quả cho dù đó là mô hình của các tổ chức, đơn vị có qui mô nguồn lực nhỏ hơn.
Tại Hà Nội, đáng chú ý có mô hình phát triển rau sạch do Hợp tác xã Đồng Tâm liên kết với Trang trại Erahouse thực hiện tại phường Giang Biên, quận Long Biên với tên gọi “Trang trại giáo dục Erahouse”. “Trang trại” này rộng khoảng 10 ha, tại khu vực ngoài đê Sông Đuống-vùng đất phù sa mầu mỡ, thích hợp cho trồng rau, quả nhiều năm nay nhưn hiện nay được đầu tư, kết hợp với phát triển du lịch theo mô hình điểm giáo dục học đường: Nuôi ngựa, dê, gà…kết hợp với các trò chơi, giải trí, thu hút khá đông khách du lịch, nhất là các gia đình có trẻ nhỏ, học sinh các trường tiểu học, mầm non tham gia…
Nói về mô hình trồng râu sạch tại đây, bà Đặng Thu Hoa, Giám đốc Trang trại giáo dục Erahouse cho biết: “Chúng tôi đang phát triển mô hình trồng rau trên diện tích lớn, sử dụng nguồn nước sạch, không dùng phân bón hoá học, trồng rau trong nhà lưới để loại bỏ các yếu tố tác đông về thời tiết, giảm trừ sâu bệnh và có thể trồng cây trái vụ, đa dạng sản phẩm, chống sâu bệnh, trừ sâu bệnh (bằng tay)…”
“Toàn bộ quá trình sản xuất, thu hái sản phẩm ở đây phải đảm bảo kỹ thuật, không dùng hoá chất, không chất bảo quản, rửa bằng nước đá lạnh, đảm bảo rau cung ứng luôn tươi và sạch”, bà Hoa cho biết.
Nhiều gia đình Hà Nội cuối tuần đưa trẻ đến đây như một điểm du lịch kết gợp với giáo dục khá hấp dẫn
Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Chủ tịch Hợp tác xã Giang Biên cũng cho biết, việc thực hiện dự án trên có thuận lợi vì Hợp tác xã này cũng đã thành lập từ năm 2007 và từ thời điểm đó đã tập trung sản xuất rau an toàn. “Hiện nay chúng tôi còn quỹ đất 8,7 ha để tiếp tục phát triển diện tích trồng rau sạch trong thời gian tới”, ông Hoàng cho biết.
Cũng theo ông Hoàng, hiện nay, việc liên kết, phát triển dự án ở “Trang trại” Erahouse đang tiến triển rất tốt. “Hiện chúng tôi vẫn đang giao sản phẩm rau sạch hàng ngày tới 12 trường tiểu học, mầm non ở quận Long Biên và đều được các nơi nhận cung ứng đánh giá cao. Các mẫu sản phẩm chúng tôi đưa đi kiểm nghiệm định kỳ ở Chi cục bảo vệ thực vật chưa trường hợp nào có hàm lượng các chất phải hạn chế bị vượt ngưỡng yêu cầu”, ông cho biết thêm.
Theo một số chuyên gia kinh tế, xu hướng đầu tư, phát triển diện tích trồng rau sạch đang là một xu hướng rất tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đang đòi hỏi được cung ứng các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn.
“Việc nhiều nhà đầu tư lớn tham gia vào sản xuất nông nghiệp hiện nay là rất đáng trân trọng và điều này cũng có tác dụng lan toả, thúc đẩy nhiều tổ chức, cá nhân ở qui mô nhỏ hơn cũng đầu tư, sáng tạo theo cách làm riêng trong việc cung ứng sản phẩm sạch cho thị trường”, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nêu quan điểm.
Hà Anh
Theo Dantri
Phụ nữ Dao đỏ thôn Sà Xéng háo hức trồng rau sạch thoát nghèo
Chuyển đổi những diện tích trồng atiso, trồng cây dược liệu kém hiệu quả sang trồng rau an toàn, phụ nữ người Dao đỏ ở thôn Sà Xéng (xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai) không những thoát nghèo, mà còn có cơ hội làm giàu.
Theo chị Lý Mẩy Chạn - Chủ nhiệm HTX Rau an toàn thôn Sà Xéng, trước đây các chị em ở thôn Sà Xéng chủ yếu trồng cây atiso, dược liệu và thêu thổ cẩm để mang lên chợ Sa Pa bán. Trồng các loại cây dược liệu, một năm chỉ thu được một vụ, kỹ thuật chăm sóc phức tạp nên hầu hết các chị em đều chẳng có thu nhập là bao. Nếu năm nào thời tiết thuận lợi, làm cả năm trời mới thu được 3 - 5 triệu đồng/vụ.
Du lịch ở Sa Pa phát triển, nhận thấy nhu cầu rau xanh của người dân và khách du lịch đến Sa Pa rất lớn, chị Chạn đã vận động các chị em thành lập HTX trồng rau toàn, chuyển đổi những diện tích trồng thảo dược trước đây sang trồng rau.
Chị Chạn vay được vốn ưu đãi 60 triệu đồng để đầu tư ban đầu. Một năm, các chị em trong HTX trồng được 3 vụ, chủ yếu là các loại rau vụ đông, ưa lạnh như bắp cải, su su, cải ngọt, cải mèo, cải xong... Qua mỗi vụ, chị em đều thu được ít nhất từ 5 - 6 triệu đồng.
Chị Lý Mẩy Chạn - Chủ nhiệm HTX Rau an toàn thôn Sà Xéng giới thiệu sản phẩm của HTX. Ảnh: S.N
Kết hợp với Sở KHCN Lào Cai, HTX Rau an toàn của chị Chạn không những sản xuất rau an toàn mà còn hướng đến sản xuất hữu cơ. Chị Chạn cho biết: Toàn bộ diện tích 40ha rau do các tổ viên sản xuất đều không dùng phân tươi, không dùng thuốc trừ sâu, ủ phân hữu cơ. Khi rau bị sâu bọ, các xã viên cũng được hướng dẫn kỹ thuật diệt sâu bọ bằng các chế phẩm sinh học như thuốc lá, thảo dược...
Chị em trong HTX cũng học được cách chăm sóc rau trái vụ. "So với đúng vụ, rau trái vụ cho thu nhập cao hơn nhiều. Cứ trồng ra tới đâu, lại có người tới tận vườn để thu mua, chị em lại càng tích cực hơn. Trồng rau an toàn vất vả nhưng ai cũng ý thức rằng có làm tốt mới giữ được thương hiệu, mới làm ăn lâu dài được" - chị Chạn chia sẻ. Khó khăn lớn nhất của HTX của chị Chạn là chị thiếu vốn và mở rộng thị trường.
Để khắc phục khó khăn này, tháng 5.2016 vừa qua, chị Chạn cùng các xã viên đã tham gia vào Hội thi sáng kiến giảm nghèo bền vững thông qua phát huy nội lực cộng đồng do Văn phòng quốc gia về giảm nghèo, Bộ LĐTBXH phối hợp với Dự án hỗ trợ Giảm nghèo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và Đại sứ quán Ireland tổ chức.
Theo Danviet
Trồng rau quả sạch, nhà nông Đại An thu tới 200 triệu đồng/ha Chỉ trồng rau màu, nhưng mỗi ha đất sản xuất, nông dân (ND) xã Đại An, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) thu tới 180 - 200 triệu đồng/năm. Sung túc nhờ rau quả Nhiều ND ở Đại An trở nên giàu có lên nhờ trồng rau, quả sạch. Ảnh: Đoàn Hồng Với một xã thuần nông thì việc hoàn thành 19/19 tiêu chí...