Nổ ra chiến sự Đông Ukraine, thủ lĩnh Motorola bị ám sát
Lực lượng an ninh Ukraine đã phát động một cuộc tấn công ở khu vực làng Lenin ở phía Nam Cộng hòa nhân dân Donetsk (DNR) tự tuyên bố. Hãng tin Nga Sputnik dẫn lời đại diện của cơ quan quốc phòng DNR cho biết, chiến sự đang tiếp diễn.
Theo Sputnik, đại diện của Bộ Quốc phòng DNR cho biết: “Vào lúc 8 giờ sáng nay ( 12.00 giờ trưa theo giờ Hà Nội), sau khi sử dụng pháo và súng phóng lựu, đối phương đã thực hiện nỗ lực tấn công vị trí của chúng tôi gần làng Leninskoie. Hiện giờ chiến sự vẫn đang tiếp diễn, đối phương bị tổn thất”.
Theo Bộ Quốc phòng, tham gia cuộc tấn công có cả lính của trung đoàn quốc gia “Azov” và lính đánh thuê nước ngoài.
Trong một diễn biến khác, Arsen Pavlov, thường được biết đến với bí danh Motorola đã bị ám sát ở Donetsk. Người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân tự xưng (DNR) Alexandr Zakharchenko tuyên bố vụ giết hại một chỉ huy lực lượng dân quân là hành động tuyên chiến từ phía Kiev.
DNR cáo buộc Kiev nhúng tay vào vụ ám sát Arsen Pavlov.
Video đang HOT
Arsen Pavlov đã bị ám sát trong thang máy tòa nhà đang sống vì một quả bom phát nổ. Ngoài ra, một số người khác cũng bị thương. Bộ Nội vụ Ukraine và Cơ quan An ninh SBU đã bình luận về cái chết của Pavlov. Nhưng không một cơ quan nào nhận trách nhiệm về cái chết của Motorola.
Đại diện toàn quyền của DNR trong nhóm liên lạc về Ukraine là ông Denis Pushilin cho rằng, vụ giết hại Arsen Pavlov là do bàn tay của Kiev. Theo ông, sự việc có nguy cơ dẫn đến những gia tăng căng thẳng mới ở Donbass. “Ukraine không có khả năng tấn công toàn diện, vì họ biết họ sẽ thất bại, do đó họ lại trở về với những hành động khủng bố”, ông Denis Pushilin nói. Arsen Pavlov trở nên nổi tiếng trong các trận giao tranh gần Slavyasnk năm 2014, khi người chỉ huy này đã dẫn tin trực tiếp từ trận tuyến.
Arsen Pavlov cũng tham gia bảo vệ Ilovaysk, sân bay Donetsk và Debaltsevo. Vì những thành tích chiến đấu, Motorola đã được trao tặng Huy chương Thập tự Thánh Georgy của DNR và nhiều phần thưởng khác của nước Cộng hòa tự xưng.
Trước đó, ngày 21.9 nhóm liên lạc về việc giải quyết tình hình ở Ukraine đã ký kết tại Minsk quyết định khung về việc rút các lực lượng và phương tiện của các bên xung đột ở Donbass. Thời gian rút quân cần được bắt đầu thực hiện từ ngày 1.10, nhưng quá trình này đã không thể hoàn tất. Dân quân và lực lượng an ninh Ukraine cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.
Theo Danviet
Nga- Mỹ đang căng thẳng tồi tệ nhất 40 năm qua
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin cho rằng những căng thẳng hiện nay giữa Nga với Mỹ có thể là tồi tệ nhất kể từ thời chiến tranh Trung Đông năm 1973.
Tuy nhiên, ông nêu rõ quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh năm 1973 khác với quan hệ Nga - Mỹ hiện nay.
Trả lời phỏng vấn báo giới ngày 14.10, ông Churkin nói: "Cá nhân tôi cho rằng tình hình chung khá xấu vào thời điểm này, có thể là tồi tệ nhất ... kể từ năm 1973".
Khi Ai Cập và Syria phát động cuộc tấn công bất ngờ chống Israel vào ngày linh thiêng nhất trong lịch Do Thái năm 1973, Trung Đông đã rơi vào tình trạng hỗn loạn. Theo các sử gia, nguy cơ từ việc Liên Xô (ủng hộ các nước Arập) và Mỹ (đồng minh thân cận của Israel) tham chiến vào thời điểm đó là cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Churkin.
Tuy vậy, Đại sứ Churkin cũng nói rằng: "Mặc dù chúng tôi có xích mích nghiêm trọng như sự khác biệt như Syria nhưng chúng tôi tiếp tục làm việc về các vấn đề khác ... và đôi khi khá tốt."
Đại sứ Churkin chỉ ra rằng, việc Mỹ và NATO quyết định xây dựng hệ thống an ninh của họ ngay sát sườn nước Nga cũng như việc "lôi kéo" một số nước thuộc Liên xô cũ trở thành thành viên của NATO là nguyên nhân gây ra căng thẳng giữa Nga- Mỹ trong thời gian qua.
Một trong những "sự khiêu khích lớn nhất" trong chính quyền Tổng thống George W. Bush là hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2008, trong đó quyết định rằng Ukraine và Gruzia sẽ trở thành thành viên NATO, ông nói.
Quan trọng nhất, theo ông Churkin, là cuộc xung đột nổ ra ở miền đông Ukraine vào tháng 4.2014, vài tuần sau khi cựu Tổng thống Ukraine thân Nga bị bãi nhiệm. Đại sứ Churkin gọi nó là "một cuộc đảo chính có sự hỗ trợ của Mỹ". Ngay sau đó, Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine, trong đó đã dẫn đến lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Moscow.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ đã xấu đi hơn nữa trong những tháng vừa qua sau sự sụp đổ của một lệnh ngừng bắn tại Syria và cáo buộc Nga tăng cường ném bom vào Aleppo cũng như can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng tới.
Chukin cũng nhấn mạnh, Nga muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Theo Danviet
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vắng mặt bất thường Sự vắng mặt của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại hai sự kiện lớn gần đây đang làm dấy lên đồn đoán về tình hình sức khỏe của ông vào thời điểm Bình Nhưỡng được cho là chuẩn bị thử hạt nhân lần 6. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: Dailymail) Hãng tin Yonhap dẫn nguồn thạo tin hôm...