Nợ quốc gia của Hàn Quốc dự báo tăng mạnh trong năm 2023
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc (MOEF) ngày 10/4 công bố kết quả quyết toán nhà nước tài khóa 2022 cho thấy nợ quốc gia của Hàn Quốc (gồm nợ chính quyền trung ương và địa phương) là 1,677 triệu tỷ won (khoảng 1.271 tỷ USD).
Đồng won của Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Nợ quốc gia của Hàn Quốc từng đạt 723.200 tỷ won (hơn 548 tỷ USD) vào năm 2019, sau đó tăng lên 846.600 tỷ won (642 tỷ USD) vào năm 2020 và 970.700 tỷ won (736,1 tỷ USD) trong năm 2021 và vượt mốc 1 triệu tỷ won vào năm 2022. Quy mô nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á có xu hướng đi lên trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2021, từ mức 42.700 tỷ won (32,4 tỷ USD) lên 124.100 tỷ won (94,12 tỷ USD). Riêng năm 2022 giảm còn 97.000 tỷ won (73,57 tỷ USD). Chỉ tính riêng trong 3 năm vừa qua, trung bình mỗi năm nợ quốc gia của Hàn Quốc tăng khoảng 100.000 tỷ won (75,84 tỷ USD).
Trong dự toán ngân sách năm 2023 được ấn định tại Quốc hội Hàn Quốc vào cuối năm 2022, nợ quốc gia năm 2023 của Hàn Quốc ước tính vào khoảng 1,134 triệu tỷ won (hơn 860,3 tỷ USD), tăng thêm khoảng 66.700 tỷ won (50,6 tỷ USD). Trong khi đó, cơ cấu nợ quốc gia của Hàn Quốc cũng được dự báo có chiều hướng xấu đi. Nợ quốc gia được chia thành “ nợ tài chính” (tức nợ có thể trả được mà không cần lấy từ ngân sách do có tài sản tương ứng) và “nợ do thâm hụt” phải trả bằng ngân sách (sử dụng tiền thuế) do không có hoặc thiếu tài sản tương ứng.
Theo dự thảo ngân sách năm 2023 và Kế hoạch quản lý nợ quốc gia 2022-2026 mà Chính phủ Hàn Quốc đã trình lên quốc hội nước này vào tháng 9/2022, nợ do thâm hụt sẽ tăng từ 678.200 tỷ won (514,37 tỷ USD) lên 721.500 tỷ won (547,21 tỷ USD) trong năm 2023. Ngoài ra, do nợ tăng nên tổng khoản tiền lãi phải trả cũng tăng theo, khoảng 22.913 tỷ won (17,38 tỷ USD).
Thâm hụt thương mại năm 2022 của Hàn Quốc có thể cao kỷ lục trong 14 năm
Số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc (KCS) công bố ngày 13/12 cho biết, cán cân thương mại lũy kế từ đầu năm tới ngày 10/12 ghi nhận mức thâm hụt cao kỷ lục lên tới 47,46 tỷ USD, vượt xa mức thâm hụt kỷ lục trước đó là 20,62 tỷ USD của năm 1996.
Do đó, cán cân thương mại của Hàn Quốc trong cả năm 2022 sẽ ghi nhận mức thâm hụt cao kỷ lục sau 14 năm (kể từ năm 2008, thời kỳ diễn ra khủng hoảng tài chính toàn cầu) với 13,26 tỷ USD.
Container hàng hóa được bốc dỡ tại cảng Busan, Hàn Quốc, ngày 1/1/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo KCS, quy mô thâm hụt cả năm 2022 của Hàn Quốc được cho là sẽ gần bằng hoặc vượt mức dự báo mà các tổ chức tài chính lớn trong nước đưa ra, như Hiệp hội Thương mại Quốc tế (KITA) dự báo 45 tỷ USD, Viện nghiên cứu Kinh tế công nghiệp và thương mại Hàn Quốc (KIET) với 42,6 tỷ USD và Viện nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc (KERI) với mức dự báo 48 tỷ USD. Bên cạnh đó, có một số tổ chức còn đưa ra dự báo rằng quy mô thâm hụt của Hàn Quốc trong năm 2022 có thể đạt 50 tỷ USD nếu quy mô thâm hụt trong tháng 12/2022 vượt 7,5 tỷ USD. Chỉ tính riêng 10 ngày đầu tháng 12 này, quy mô thâm hụt đã đạt 4,92 tỷ USD, tăng mạnh so với 10 ngày đầu tháng 10 vừa qua với 2,04 tỷ USD.
Cũng theo nhận định của KCS, cán cân thương mại năm 2022 của Hàn Quốc thâm hụt cao kỷ lục là do kim ngạch nhập khẩu tăng vọt với tác động ảnh hưởng từ việc giá nguyên vật liệu quốc tế leo thang sau khi nổ xung đột Nga - Ukraine. Theo đó, kim ngạch nhập khẩu 3 mặt hàng năng lượng lớn của Hàn Quốc là dầu thô, khí đốt và than đá từ đầu năm tới ngày 10/12 vừa qua đạt 180,41 tỷ USD, tăng 72,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, xuất khẩu lại bị thu hẹp do nền kinh tế toàn cầu đình trệ càng khiến quy mô thâm hụt cán cân thương mại của Hàn Quốc tăng mạnh. Xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 10/2022 giảm 5,8%, tháng 11/2022 giảm 14% và 10 ngày đầu tháng 12/2022 giảm 20,8% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, tính tới tháng 11/2022, xuất khẩu chíp bán dẫn (mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hàn Quốc) đã ghi nhận mức giảm bốn tháng liên tiếp. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, cũng giảm 6 tháng liên tiếp.
Giới chuyên gia nhận định cán cân thương mại của Hàn Quốc sẽ tiếp tục đà thâm hụt trong năm 2023 do xuất khẩu sẽ tiếp tục giai đoạn đình trệ tương tự năm 2022. KITA dự báo cán cân thương mại năm 2023 của Hàn Quốc sẽ thâm hụt ở mức 13,8 tỷ USD. Trong khi đó, KIET đưa ra mức dự báo thâm hụt cao gần gấp đôi, ở ngưỡng 26,6 tỷ USD.
Xuất khẩu chững lại ảnh hưởng ra sao tới tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc? Các chuyên gia cho hay Hàn Quốc đang đối mặt tình trạng xuất khẩu trì trệ và thâm hụt thương mại kỷ lục do suy thoái kinh tế toàn cầu, bên cạnh những thách thức đan xen đến từ cả trong và ngoài nước càng làm mờ đi triển vọng nền kinh tế này sẽ sớm có sự cải thiện. Cảng hàng hóa...