Nợ quá nhiều tiền, tôi tuyệt vọng nghĩ đến chuyện bán thận
Số tiền vay mượn phần nhiều do bạn bè tin tưởng giúp đỡ, nay mất sạch không trả nổi, tôi tuyệt vọng muốn tự tử, và cũng nghĩ đến chuyện bán thận.
Tôi viết bài lên mục Tâm sự của VTC News vì muốn được mọi người góp ý để thoát ra khỏi tình trạng bế tắc hiện nay. Tôi 32 tuổi, là bác sĩ có công ăn việc làm khá ổn định ở bệnh viện huyện. Tuổi thơ phải sống trong nghèo khó, đến nay vẫn canh cánh vì gia đình nên trong con người tôi luôn nung nấu quyết tâm kiếm tiền để có thể báo hiếu mẹ cha, giúp đỡ các em, sắp tới lập gia đình thì đem lại cho vợ con cuộc sống sung túc.
Vì vậy, ngoài công việc chính thức, tôi còn cố gắng kinh doanh. Do rất tin tưởng vào kế hoạch làm ăn của mình nên tôi quyết định đầu tư lớn. Ngoài việc đổ vào đó toàn bộ số tiền tích cóp được, tôi còn vay mượn bạn bè, đồng nghiệp thân thiết với lãi suất thấp hơn vay ngân hàng (không phải tôi muốn lợi dụng họ, mà vì vay được tiền ngân hàng không đơn giản và tôi cũng không đủ tài sản thế chấp).
Họ tin tưởng giao tiền cho tôi vì từ trước đến nay tôi sống đàng hoàng, được nhiều người quý, lại sòng phẳng về chuyện tiền bạc. Vài dự án kinh doanh nhỏ trước đó khá thành công. Dự án này tôi chia sẻ cũng rất thuyết phục, vài người thậm chí còn muốn coi món tiền đó là vốn góp nhưng tôi cần suy nghĩ thêm.
Ảnh minh họa.
Thế nhưng lần này tôi tính toán sai lầm, lại liên tiếp gặp chuyện đen đủi nên thất bại. Số vốn giữ lại được rất ít. Dù rất cố gắng trang trải, hiện giờ tôi vẫn nợ gần 1 tỷ đồng. Những gì có thể bán thì đã bán, tôi không còn nguồn nào nữa, cũng không thể đòi bố mẹ bán nhà, rời thị xã về huyện nơi tôi làm việc, vì như vậy cũng chỉ dôi ra được mấy trăm triệu, nợ ngập cổ vẫn hoàn ngập cổ.
Khổ tâm nhất là bây giờ số nợ còn lại đều của những người thân thiết và tin tưởng tôi nhất, bởi các món nợ khác nếu không trả ngay thì không sống nổi với họ. Những chủ nợ còn lại đều nói bỏ qua lãi suất, chỉ muốn sớm nhận lại số tiền gốc. Nhưng với thu nhập của bác sĩ nhà quê, không biết đến bao giờ tôi mới có thể trả, vì đâu còn tiền để kinh doanh kiếm thêm.
Mỗi lần bị đòi nợ, dù họ không lăng mạ hay đe dọa dùng bạo lực nhưng tôi vẫn thấy tội lỗi và nhục nhã vô cùng. Cuộc đời tôi từ lúc nhỏ đi học đến nay đây là lần đầu tiên làm người khác thất vọng, lần đầu tiên làm bố mẹ buồn bã xấu hổ như vậy.
Hiện giờ tôi không thiết ăn uống, đêm nhắm mắt mà không ngủ nổi, ngày như kẻ mất hồn, công việc ở bệnh viện cũng nhầm lẫn sai sót. Suốt bao nhiêu ngày, tôi không nghĩ đến chuyện gì khác ngoài tiền, trong khi không kiếm đâu ra tiền. Lúc nào tôi cũng ước, giá như đây chỉ là một cơn ác mộng sẽ tan biến hết khi mình tỉnh dậy.
Tôi không muốn gặp hay nói chuyện với ai, hằng ngày ép mình đến bệnh viện để làm hết công việc. Rất may tôi không phải bác sĩ ngoại khoa, nhưng nếu tình trạng này kéo dài, tôi rất sợ xảy ra sự cố đáng tiếc. Tôi không thể xin ngừng công việc vì đây là nguồn thu duy nhất lúc này.
Vì bế tắc, đã vài lần tôi nghĩ đến chuyện tìm đến cái chết để chạy trốn, thậm chí đã tính toán mình chết theo cách nào để không đau đớn và ít làm tổn thương gia đình nhất. Nhưng dù sợ hãi thực tại, tôi vẫn đủ lý trí để không làm việc đó. Nhiều lúc tôi nghĩ mình sẵn sàng bán đi một quả thận để trang trải nợ nần. Có khi quẫn quá, tôi nghĩ hay mình làm việc gì xấu xa để kiếm số tiền lớn một cách nhanh chóng, nhưng chẳng có gan, mà lương tâm cũng không cho phép.
Hiện giờ tôi chỉ có thể nghĩ ra được mấy phương án, một là nhờ bố mẹ cầm sổ đỏ vay mượn để đi xuất khẩu lao động, vừa để tránh mặt chủ nợ vừa dồn tiền trả họ sau vài năm. Hai là xin bố mẹ bán nhà như nói ở trên, coi như tôi vay bố mẹ trong tương lai sẽ trả, đồng thời bán một quả thận để trả phân nửa số nợ, số còn lại tìm mọi cách cày cuốc làm thêm để trả.
Video đang HOT
Cách nào tôi cũng thấy không ổn. Đi nước ngoài thì tôi vứt bỏ nghề nghiệp bao nhiêu năm học hành, khi trở về liệu có thể xin được công việc đúng chuyên môn nữa không? Còn bán thận, là bác sĩ tôi hiểu điều đó quá rẻ rúng, vừa vi phạm pháp luật vừa ảnh hưởng sức khỏe về sau, nếu quả thận còn lại có làm sao thì hết chỗ trông đợi.
Có lúc, tôi nghĩ hay thôi kệ, cứ làm việc bình thường, kiếm được đến đâu trả đến đó, chục năm sẽ xong, chẳng lẽ người ta giết mình hay sao. Nhưng nếu có thể chai mặt đến vậy thì tôi đã không khổ sở thế này. Những người cho tôi vay tuy không khó khăn nhưng đồng tiền của họ cũng mồ hôi nước mắt, và cái chính là họ từng yêu quý, đặt niềm tin vào tôi. Mà chục năm nữa, tôi cũng già rồi, cả tuổi thanh xuân chỉ dành để trả nợ thì cay đắng quá.
Liệu có cách nào tốt hơn mà tôi vì quẫn quá mà chưa nghĩ đến không? Xin mọi người tư vấn giúp tôi.
Những điều phụ nữ cần làm trước năm 30 tuổi để khỏi hối hận cả đời
Để có đời sống hạnh phúc lâu dài, rất nhiều việc cần được đặt nền móng từ khi bạn còn trẻ. Sai lầm trong giai đoạn này đôi khi khiến bạn phải hối hận cả đời.
Độc lập tài chính
Tài chính độc lập giúp phụ nữ tự tin đương đầu với khó khăn. Ảnh minh họa
Ở độ tuổi từ 20 đến 25, chị em có thể thỏa sức trải nghiệm, nhảy việc từ mảng nọ sang lĩnh vực kia không cần bận tâm đến sự ổn định, miễn sao cảm thấy được thỏa mãn đam mê và đảm bảo lương bổng.
Tuy nhiên, chỉ 5 năm sau đó, tiền bạc và sự độc lập tài chính lại là thứ khiến bạn để tâm hơn cả. 30 tuổi, bạn cần có nguồn tài chính ổn định để không chỉ nuôi sống bản thân mà còn có đủ năng lực để xây dựng tương lai. Người phụ nữ ổn định, tự tin và độc lập sẽ có trong tay sự tự chủ, không phải dựa dẫm vào chồng hoặc gia đình nhà chồng.
Nhiều cô gái vẫn nghĩ, lấy chồng giàu là cuộc đời vô lo. Thế nhưng, chẳng ai biết trước được chuyện gì sẽ xảy ra. Bạn chỉ có thể tin tưởng tuyệt đối vào bản thân mình mà thôi.
Hơn nữa, một công việc có thu nhập ổn định sẽ làm phụ nữ trở nên độc lập, can đảm, tự tin và có cảm giác an toàn.
Khi phụ nữ có được cảm giác an toàn, dù cho có chuyện gì đi nữa, họ cũng không hề sợ hãi và vượt qua chúng.
Báo hiếu với bố mẹ
30 tuổi là thời điểm bạn sắp có gia đình và đã tự chủ về kinh tế. Hãy tận dụng lúc này, trước khi thời gian dành cho gia đình nhỏ của bạn choán hết lịch sinh hoạt. Sau khi sinh con, bạn sẽ có rất ít cơ hội hoặc thậm chí không có điều kiện báo hiếu bởi phải lo lắng cho cuộc sống mới của mình nhiều hơn.
Bạn có thể mua bảo hiểm cho cha mẹ phòng khi ốm đau tuổi già, sửa lại cho họ ngôi nhà, đưa họ đi du lịch đến những nơi mới...
Từ nhỏ, chúng ta lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc dưới sự chăm sóc của cha mẹ. Bây giờ chúng ta đã lớn, chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ và thường xuyên về nhà để thăm nom, chăm sóc họ bằng tất cả tấm lòng như họ đã từng chăm sóc chúng ta. Khi chúng ta còn nhỏ, họ là cánh tay của chúng ta, còn khi chúng ta lớn lên, chúng ta hãy là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của họ.
Học cách đầu tư cho bản thân
Phụ nữ đừng bao giờ bỏ quên chăm sóc bản thân mình.
Phụ nữ dù ở độ tuổi nào đi nữa, đừng quên yêu bản thân mình. Người ta nói: "Người không vì mình, trời tru đất diệt". Nên, dành tiền để đầu tư vào bản thân, không chỉ có thể gặt được hạnh phúc mà còn giúp chúng ta duy trì thái độ tốt mỗi ngày.
Phụ nữ cũng có thể lan tỏa bầu không khí thoải mái và hạnh phúc này đến mọi người trong gia đình một cách khéo léo và tinh tế.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều phụ nữ sau khi lấy chồng, do áp lực kinh tế hoặc định kiến của những người xung quanh, đã dần bỏ qua mọi sở thích, đam mê của bản thân để trở thành "dâu hiền", "mẹ đảm". Để rồi đến một ngày, chính bản thân họ cũng không nhận ra được bản thân mình nữa. Khi gặp trắc trở, mất chỗ dựa, họ khó có khả năng giải quyết đương đầu do đã đánh mất cái "tôi" của mình từ lâu.
Rèn luyện kỹ năng sống
Phụ nữ trước 30 tuổi cần chủ động rèn luyện kỹ năng để chuẩn bị làm vợ, làm mẹ, hay chỉ đơn giản là chăm sóc người khác. Cần rèn luyện để có được phong cách sống tươm tất, chỉn chu, ngăn nắp. Điều này sẽ khiến cho bản thân bạn thành công và định hướng cuộc sống đúng đắn trong tương lai.
Ngoài ra, bạn cũng cần luyện kỹ năng trong giao tiếp. Giao tiếp tốt không chỉ mang lại thuận lợi trong công việc mà còn khiến cuộc sống gia đình thêm hạnh phúc. Mối quan hệ với gia đình chồng sẽ trở nên suôn sẻ, ít áp lực, ít mệt mỏi hơn.
Học cách kiềm chế tính nóng nảy
Để đối mặt với căng thẳng trong cuộc sống, giận dữ không phải là cách duy nhất, chúng ta phải học cách xoa dịu và giải quyết. Đặc biệt là tìm một cách tương đối lành mạnh để "xả cơn giận" chính mình. Bây giờ, khi bạn mất bình tĩnh, hãy kiểm soát nó kịp thời.
Đã gần 30 tuổi, chúng ta nên biết suy ngẫm, đừng mất bình tĩnh. Bởi vì vẻ mặt của bạn khi giận dữ rất khó coi, nó cũng dễ làm tổn thương những người chúng ta yêu thương. Vậy nên, hãy thư giãn tâm trí của bạn và vứt bỏ gánh nặng của bạn. Con đường sẽ dài hơn và trái tim bạn sẽ ngày càng bình lặng hơn.
Tiết kiệm
Nếu trong độ tuổi 20 -25, bạn có thể nông nổi trong mọi chuyện và chi tiêu hôm nay không biết đến ngày mai thì khi sắp bước vào tuổi 30, bạn cần chi tiêu tiết kiệm hơn.
Khi công việc dần ổn định và cho thu nhập tốt lên, bạn cũng cần để ra một khoản nho nhỏ để thực hiện những dự định ấp ủ hoặc để lo chuyện cưới xin sau này.
Việc chi tiêu hợp lý và tiết kiệm ngay từ thời điểm này sẽ dần giúp bạn trở thành người vợ, người mẹ khéo thu vén kinh tế gia đình trong tương lai. Vợ chồng bạn sau này sẽ có thêm nhiều khoản tích lũy cho cuộc sống thêm êm ấm, hạnh phúc.
Tỉnh táo để giữ mình và hạnh phúc gia đình
Trước khi bước vào tuổi 30, chị em nên tỉnh táo để giữ mình, không sống buông thả. Như vậy, bạn sẽ không phạm phải nhiều sai lầm nghiêm trọng trong cuộc sống và tình yêu để sau này phải ân hận hay trả giá cho quá khứ.
Xác định mục đích sống sau này
Sự trưởng thành của một người không tính bằng tuổi của người đó. Nhưng khi tích lũy nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ thực sự hiểu những gì mình muốn.
Trong suốt cuộc đời, mục đích sống của con người có thể thay đổi nhiều lần nhưng nếu xác định đúng, nó lại là ngọn hải đăng dẫn đường làm bạn bớt hoang mang, mê man trên đường đời. Đó là điều cần thiết để cuộc sống của bạn trở nên đầy thử thách và tràn ngập những điều tốt đẹp chờ được khám phá. Đừng vì sợ hãi mà từ bỏ ước mơ và đừng vì sợ tổn thương mà từ chối việc trưởng thành.
Những người từng thành công trong cuộc sống đã tổng kết lại rằng, đôi khi việc đạt được mục đích không khiến họ hưởng thụ bằng quá trình trải nghiệm khi làm điều đó.
Khi bạn vượt qua khó khăn, bạn sẽ thấy biết ơn trải nghiệm khó khăn này vì nhờ đó bạn biết cố gắng để đạt được điều mình muốn, biết trân trọng những thứ và những người xung quanh.
7 điều phụ nữ phải làm trước năm 30 tuổi Có thu nhập ổn định, báo hiếu với cha mẹ, có gia đình và biết cách yêu thương bản thân là những điều phụ nữ phải làm trước năm 30. Độc lập tài chính Ở độ tuổi từ 20 đến 25, chị em có thể thỏa sức trải nghiệm, nhảy việc từ mảng nọ sang lĩnh vực kia không cần bận tâm đến...