Nổ ở Istanbul: Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc PKK chủ mưu
Ngày 14/11, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu cáo buộc đảng Công nhân người Kurd ( PKK) tiến hành vụ đánh bom tại một khu mua sắm sầm uất ở Istanbul làm ít nhất 6 người thiệt mạng và 81 người khác bị thương.
Lực lượng chức năng điều tra tại hiện trường vụ nổ ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 13/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Soylu nêu rõ các bằng chứng cho thấy PKK đứng sau vụ đánh bom. Ông cho biết nghi phạm tiến hành vụ đánh bom và 21 đối tượng khác liên quan đã bị bắt giữ.
Vụ đánh bom xảy ra chiều 13/11 (giờ địa phương) ở phố đi bộ Istiklal nổi tiếng ở Istanbul. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định đây là vụ tấn công khủng bố. Tổng thống Tayyip Erdogan và Phó Thổ thống Fuat Oktay cho biết một phụ nữ đã thực hiện vụ tấn công. Theo Bộ trưởng Tư pháp Bekir Bozdag, người phụ nữ này đã ngồi trên ghế dài hơn 40 phút và rời đi vài phút trước khi vụ nổ xảy ra, cho thấy khả năng một quả bom đã được hẹn giờ hoặc được kích nổ từ xa.
Istanbul và các thành phố khác của Thổ Nhĩ Kỳ đã từng là mục tiêu tấn công của lực lượng ly khai người Kurd, các chiến binh Hồi giáo và các nhóm khác, bao gồm một loạt vụ tấn công vào các năm 2015 và 2016. Vụ đánh bom kép bên ngoài một sân vận động ở Istanbul vào tháng 12/2016 đã làm 38 người thiệt mạng và làm 155 người khác bị thương.
Video đang HOT
PKK chống lại nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1984 và bị Ankara coi là một tổ chức khủng bố. Để đối phó với lực lượng này, Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào các căn cứ và trại huấn luyện của PKK ở phía Bắc Iraq, giáp biên giới.
Cùng ngày 14/11, Bộ Ngoại giao Pakistan đã lên án vụ đánh bom ở Istanbul, đồng thời khẳng định nước này sẽ sát cánh cùng Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố.
Quốc gia thành viên NATO thông báo mở chiến dịch quân sự mới tại Bắc Syria
Ngày 24/5, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo nước này sẽ mở chiến dịch quân sự mới ở miền Bắc Syria nhằm đảm bảo một "Vùng an toàn" rộng 30 km dọc theo toàn tuyến biên giới giáp với Syria.
Hãng tin AP dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ, một nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ sớm mở một chiến dịch quân sự mới ở khu vực miền Bắc Syria.
Dù ông Recep Erdogan không nêu rõ thời điểm hay cung cấp thông tin liên quan, song chiến dịch quân sự này có lẽ là nhằm vào các vùng lãnh thổ đang nằm dưới sự kiểm soát của nhóm tay súng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp nội các, Tổng thống Recep Erdogan nói: "Chúng tôi sẽ sớm triển khai những bước đi mới liên quan tới các chiến dịch dở dang mà Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động nhằm thiết lập một vùng an toàn rộng 30km dọc đường biên giới phía Nam của chúng tôi... Mục tiêu chính của chiến dịch này sẽ là những khu vực đóng vai trò trung tâm trong các vụ tấn công nhắm vào các vùng an toàn và đất nước chúng tôi".
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết thêm chiến dịch sẽ được phát động một khi quân đội, các lực lượng tình báo, an ninh nước này hoàn tất công tác chuẩn bị.
Kể từ khi phát động "Chiến dịch Lá chắn Euphrates" năm 2016 tới nay, Ankara đã ba lần đưa quân thâm nhập vào Syria. Chiến dịch gần đây nhất, mang tên Chiến dịch Mùa Xuân Hòa bình, đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng chịu các đòn trừng phạt của Mỹ và sự lên án của nhà lãnh đạo Pháp Emmanuel Macron.
Thời gian gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát một phần các thành phố Aleppo, Raqqa và Hasakah của Syria. Tháng trước, Ankara cũng đã đưa quân vào Iraq để truy quét các tay súng người Kurd ở các khu vực miền Bắc nước này như Metina, Zap và Avasin-Basyan. Chính phủ Iraq đã lên án chiến dịch là hành động vi phạm chủ quyền của Iraq.
Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc lực lượng dân quân người Kurd YPG ở Syria có liên hệ với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) mà Ankara liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. Từ năm 2015, Mỹ đã sử dụng YPG làm cơ sở cho cái gọi là Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), một nhóm dân quân ủy nhiệm được Washington vũ trang và hỗ trợ để đương đầu với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Được hậu thuẫn của khoảng 2.000 lính Mỹ, lực lượng SDF đang kiểm soát khu vực phía Đông Bắc của Syria, bao gồm hầu hết các giếng dầu và đất canh tác.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan mới đây cũng lên tiếng phản đối việc Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO, với lý do chính phủ hai nước Bắc Âu này đã cấp tị nạn chính trị cho một số nhà hoạt động người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.
Ngày 18/5, Thụy Điển và Phần Lan chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO. Dù nhận được sự ủng hộ của hầu hết các nước NATO nhưng kế hoạch này vẫn đang vấp phải sự phản đối từ Thổ Nhĩ Kỳ. Trong bài phát biểu trước các nghị sỹ thuộc Đảng Công lý và Phát triển cầm quyền ngày 18/5, Tổng thống Tayyip Erdogan bày tỏ mong muốn các đồng minh NATO hiểu, tôn trọng những quan ngại của Ankara về hai nước trên.
Ngoài ra, Tổng thống Erdogan cũng cho biết các đại diện Thụy Điển và Phần Lan đã đề nghị đến Ankara vào tuần tới nhưng ông cho rằng điều này không cần thiết. Cùng ngày, báo Sabah dẫn các nguồn thạo tin cho hay Thổ Nhĩ Kỳ đang lên kế hoạch đưa ra tuyên bố dự thảo 10 điều kiện, mà Phần Lan và Thụy Điển cần phải đáp ứng nếu muốn Ankara ủng hộ hai nước này gia nhập NATO. Ankara nhấn mạnh tiến trình gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển chỉ có thể tiến triển nếu Helsinki và Stockholm triển khai các bước đi cụ thể nhằm giải quyết những quan ngại an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tín hiệu lạc quan từ tàu chở phân bón Nga rời cảng EU Chuyến hàng 20.000 tấn phân bón Nga kẹt ở châu Âu sẽ khởi hành sang châu Phi trong tuần tới. Ảnh minh họa: Sputnik Theo kênh truyền hình RT, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 11/11 thông báo số phân bón của Nga đang mắc kẹt tại cảng Rotterdam, Hà Lan do các lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột Ukraine sẽ được...