“Nô nức” lao ra giữa dòng lũ vớt củi

Theo dõi VGT trên

Bất chấp nguy hiểm, đám trẻ vẫn liều mình lao xuống vớt những khúc củi đang trôi theo dòng nước lũ đục ngầu, chảy cuồn cuộn…

Nô nức lao ra giữa dòng lũ vớt củi - Hình 1

Đứa trẻ vui mừng khi vớt được “chiến lợi phẩm” là khúc củi to, dài

Đến hẹn lại lên, mùa này nước trên sông Tiền vùng đầu nguồn (tỉnh An Giang) đang dâng cao, lũ đổ về từ vùng đầu nguồn cuốn theo nhiều gỗ, củi trôi ngang qua địa bàn phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu. Hàng ngày, tại phường Long Thạnh có khoảng gần 20 người dân và trẻ nhỏ mạo hiểm lao xuống dòng nước lũ vớt củi bán lấy tiền.

Mặc cho dòng nước chảy xiết, đám trẻ vẫn lao xuống, bơi đuổi theo những khúc củi trôi cách bờ hàng chục mét.

Trước tình người dân đổ xô ra sông vớt củi, chính quyền địa phương đã nhắc nhở và khuyến cáo người dân không nên vớt củi khi nước sông ngày càng dâng cao và chảy xiết. Được biết, hầu hết những người vớt củi trên địa bàn đều là những dân hộ nghèo, tranh thủ mưu sinh khi lũ về.

Nô nức lao ra giữa dòng lũ vớt củi - Hình 2

Bà Ngô Thị Lớp (63 tuổi) làm nghề mót củi mưu sinh hàng chục năm nay.

Bà Ngô Thị Lớp (63 tuổi, ngụ phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu) cho biết: “Tôi đã vớt củi trên sông Tiền nhiều năm nay, so với 2 năm trước lũ không về nên không có gỗ. Năm nay, lũ về muộn nước sông dâng cao nên cuốn theo gỗ, củi trôi về nhiều. Sau khi vớt củi sẽ được phơi khô đem về nấu bắp, nấu cơm”.

Anh Mai Văn Mách (SN 1959, sống tại phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu) thường ngày ra sông vớt củi cho hay: “Mấy hôm nay nước về lớn nên gỗ, củi trôi về nhiều. Có ngày bán cũng được 50 – 100 ngàn đồng giúp dân nghèo đỡ khổ trong mùa lũ. Những năm trước lũ không về nên cũng không có củi để vớt”.

Những hình ảnh ghi lại cảnh mưu sinh trên dòng nước lũ ở sông Tiền, tỉnh An Giang:

Nô nức lao ra giữa dòng lũ vớt củi - Hình 3

Nô nức lao ra giữa dòng lũ vớt củi - Hình 4

Anh Mai Văn Mách vớt củi trên sông Tiền mỗi ngày.

Nô nức lao ra giữa dòng lũ vớt củi - Hình 5

Nô nức lao ra giữa dòng lũ vớt củi - Hình 6

Nô nức lao ra giữa dòng lũ vớt củi - Hình 7

Video đang HOT

Nô nức lao ra giữa dòng lũ vớt củi - Hình 8

Nô nức lao ra giữa dòng lũ vớt củi - Hình 9

Nhiều trẻ em tham gia vớt củi trên sông Tiền mùa lũ về, tiềm ẩn nhiều rủi ro khi nước chảy siết.

Nô nức lao ra giữa dòng lũ vớt củi - Hình 10

Nô nức lao ra giữa dòng lũ vớt củi - Hình 11

Hàng ngày có rất nhiều người vớt củi dọc bờ kè phường Long Thạnh.

Diễm My

Theo Dantri

Vì sao sông Tiền, sông Hậu sâu bất thường?

Các nhà khoa học cảnh báo sông Tiền (dài 250km) và sông Hậu (dài 200km) ngày càng bị sâu thêm, thay vì được bồi lắng như trước đây. Trong khoảng 10 năm gần đây hai sông này sâu thêm từ 5-7m.

Vì sao sông Tiền, sông Hậu sâu bất thường? - Hình 1

Nghiên cứu và khảo sát mới nhất của các nhà khoa học cho thấy sông Tiền - sông Hậu ngày càng sâu bất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Trong ảnh: một trong những thiệt hại thấy rõ ở đoạn sông Tiền khu vực huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang bị sạt lở kéo nhà dân xuống sông - Ảnh: T.B.

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó quan trọng nhất là việc khai thác cát bừa bãi và xây các đập thủy điện trên dòng chính Mekong.

Sông sâu thêm

Công ty TNHH Trường Phát ở Tiền Giang vừa gửi văn bản cho Bộ GTVT xin tạm dừng thực hiện dự án nạo vét luồng sông Tiền đoạn từ TP Mỹ Tho đến huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang dài hơn 40km.

Ông Trần Duy Phương, giám đốc công ty, giải thích lý do tạm dừng do luồng sông Tiền thuộc địa phận Tiền Giang và Bến Tre bị sâu bất thường, không còn cát sỏi. Nếu tiếp tục nạo vét sẽ gây ra sạt lở nghiêm trọng.

Năm 2012, Công ty Trường Phát khảo sát luồng sông Tiền và ghi nhận độ sâu trung bình chỉ khoảng 9m, cần nạo vét để đạt độ sâu trên 10m cho tàu vận tải lưu thông. Bộ GTVT cũng cấp phép nạo vét tận thu cát sỏi lòng sông theo hình thức xã hội hóa.

Do trục trặc thủ tục nên mãi đến đầu năm 2016 ông Phương mới đưa phương tiện ra sông nạo vét. Tuy nhiên suốt bốn tháng trời chỉ thu được 12.000m3 cát trên đoạn sông dài gần 10km.

Khảo sát đoạn còn lại cũng thấy lòng sông bị sâu thêm vài mét, ông Phương quyết định rút lui.

"Theo tính toán lúc khảo sát thì khối lượng cát thu được ở đoạn này khoảng 1,5 triệu m3. Nhưng chỉ ba năm sau cát đâu mất hết mà luồng bị sâu thêm từ 5-7m. Hiện có nơi sâu tới 16-17m" - ông Phương nói.

Ông Hoàng Văn Hùng, chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam (Cục Đường thủy nội địa VN), cho rằng tốc độ sâu thêm của sông Tiền và sông Hậu từ năm 2008 đến nay diễn ra nhanh hơn, trung bình từ 3-7m. Tình trạng này xảy ra trên toàn tuyến chứ không riêng đoạn nào.

Vì sao sông Tiền, sông Hậu sâu bất thường? - Hình 2

Sơ đồ một số khu vực sông Tiền và sông Hậu xuất hiện tình trạng sâu hơn trước - Nguồn: Chi cục Đường thủy nội địa phái Nam, Đồ họa: Tấn Đạt

Vì sao?

Tại sao sông ngày càng bị sâu thêm? Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia sinh thái ĐBSCL, có hai nguyên nhân chính là do khai thác cát sông quá mức và tác động tiêu cực từ hệ thống đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong.

Theo nghiên cứu của GS Bravard (ĐH Lyon, Pháp)và TS Goichot, từ năm 1998-2008 sông Tiền mất khoảng 90 triệu tấn vật liệu đáy sông. Còn sông Hậu mất 110 triệu tấn.

Nhưng giai đoạn 2008-2012 tốc độ khai thác tăng vọt lên 57 triệu tấn/năm, gấp 20 lần lượng cát vận chuyển hằng năm của sông Mekong, tính tại Kratie (Campuchia).

Việc khai thác cát quá mức tạo ra những hố sâu đến 15m trên sông thuộc địa phận Campuchia. Còn ở phía VN ghi nhận nhiều hố sâu hàng chục mét, có nơi sâu đến 45m tính từ đáy sông tự nhiên.

"Cát thô và cát trung bình từ thượng nguồn sông Mekong đổ về vốn đã ít lại bị mắc kẹt ở những hố khổng lồ đó mà không di chuyển về phía hạ nguồn được" - ông Thiện nói.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện là trưởng nhóm chuyên gia VN thực hiện công trình Đánh giá môi trường chiến lược 11 đập thủy điện dòng chính Mekong năm 2010 theo ủy nhiệm của Ủy hội Mekong quốc tế.

Theo ông Thiện, các đập thủy điện ở Trung Quốc làm giảm 50% lượng phù sa mịn đến ĐBSCL. Trong khi các địa phương đang khai thác lòng sông vô tội vạ.

Sắp tới khi tất cả 11 dự án đập thủy điện chắn ngang sông Mekong ở Lào và Campuchia được thực hiện thì toàn bộ 100% lượng vật liệu di chuyển ở đáy sông (cát, sỏi) sẽ không thể về tới ĐBSCL.

Nghiên cứu của GS Bravard cho biết Campuchia lâu nay vẫn nạo vét cát sông Mekong để bán cho Singapore và Trung Quốc. Tính từ năm 1960 đến nay, diện tích Singapore tăng thêm 1/5, một phần là nhờ mua cát sông, cát biển từ nhiều nước, trong đó có từ VN và Campuchia.

Chỉ riêng năm 2011-2012, bốn nước VN, Lào, Campuchia và Thái Lan khai thác tới 31 triệu m3 cát, cao hơn nhiều so với lượng phù sa cũng như cát sỏi từ đầu nguồn sông Mekong bù lại hằng năm.

Ngoài ra cũng có khả năng do ảnh hưởng bởi việc khai thác nước ngầm làm vùng ĐBSCL bị sụp, lún.

PGS.TS Lê Mạnh Hùng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, cho biết năm 2013 ông làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về tác động của việc khai thác cát đối với sông Tiền, sông Hậu.

Số liệu cát sông mà nhóm nghiên cứu ghi nhận ở các con sông vùng ĐBSCL vào khoảng 28 triệu m3/năm. Ông cho rằng việc quy hoạch và cấp phép khai thác hiện nay chưa xem xét tới yếu tố ổn định lâu dài của lòng dẫn sông để hạn chế chiều sâu khai thác.

Quy hoạch của các tỉnh chưa xem xét định lượng việc khai thác có gây ra xói lở lòng sông hay không; chưa có quy trình hợp lý để khai thác mà không gây sạt lở bờ và xói lở lòng sông.

Thông thường các địa phương chỉ đánh giá trữ lượng mỏ rồi cấp phép cho khai thác mà không đánh giá khối lượng cát từ thượng nguồn về bù vào.

Ông lo ngại: "Với khối lượng khai thác cỡ đó thì chưa tới 30 năm nữa ĐBSCL sẽ khai thác hết toàn bộ trữ lượng cát trên sông Tiền, sông Hậu. Nếu khai thác toàn bộ trữ lượng này mà không xem xét tác động của việc khai thác cát đến môi trường thì sẽ xảy ra nhiều hậu quả rất khó lường".

Bà Huỳnh Yến Vân, phó phòng tài nguyên biển và khí tượng thủy văn Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Bến Tre, nói khảo sát mới đây của sở cho thấy quá trình bồi đắp phù sa trên sông Tiền, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên diễn ra rất chậm, thậm chí có nơi không được bồi đắp.

Điều này trái ngược hoàn toàn với quy luật tự nhiên từ xưa đến nay là sau khi khai thác cát một thời gian thì mỏ sẽ được phục hồi.

Hãy dừng "bức tử" sông

Theo UBND tỉnh Tiền Giang, suốt từ năm 2013 đến nay tỉnh không cấp phép khai thác cát trên sông Tiền để lòng sông được phục hồi, tránh bị sâu thêm và gây sạt lở.

Đến nay toàn bộ giấy phép cũng đã hết hạn, trên địa bàn không có mỏ cát nào đang được khai thác.

Tuy nhiên, trên sông Tiền đang có tới ba giấy phép của Bộ GTVT cho doanh nghiệp nạo vét luồng dài gần như suốt tuyến, từ cửa biển cho đến địa phận tỉnh Đồng Tháp.

Đầu tháng 8-2016 tỉnh chính thức đề nghị Bộ GTVT dừng các dự án đang triển khai, đồng thời không cấp phép dự án mới.

Tương tự, UBND tỉnh Đồng Tháp cũng có văn bản đề nghị Bộ GTVT giữ nguyên hiện trạng, không tiến hành nạo vét luồng đoạn thuộc địa phận xã An Hiệp, huyện Châu Thành và xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh.

Còn tại Bến Tre, Ủy ban MTTQ VN tỉnh đưa ý kiến của cử tri đến cuộc họp HĐND tỉnh hồi đầu tháng 8-2016 phản đối dự án nạo vét luồng dự kiến thực hiện trên sông Tiền tại khu vực huyện Chợ Lách và huyện Châu Thành.

Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, nguồn tài nguyên cát sỏi ít ỏi còn lại trên sông Tiền, sông Hậu rất quý, cần phải được quản lý, giữ gìn cẩn thận.

Ông Thiện nói: "Tôi cho rằng các cơ quan chức năng không nên xem nhẹ thông tin sông Tiền và sông Hậu sâu bất thường. Cần phối hợp toàn vùng đề điều tra, khảo sát, đánh giá chính xác hiện trạng để lập quy hoạch bảo vệ cũng như khai thác hợp lý nhằm tránh thảm họa có thể xảy ra trong tương lai".

Theo Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện
14:27:49 15/11/2024
Phạt nặng 2 phòng khám ở TPHCM hù dọa để "moi tiền" thai phụ trên bàn mổ
13:28:59 14/11/2024
Một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ ở TP.Thủ Đức
22:33:22 14/11/2024
Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"
12:34:57 15/11/2024
Xuất hiện đợt triều cường mới ở ven biển Đông Nam Bộ
12:41:00 14/11/2024
Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại huyện Đông Anh, cột khói cuồn cuộn
10:05:15 15/11/2024
Tai nạn trên cao tốc, xe container cháy rụi cabin, một người nhập viện
10:07:01 15/11/2024
Bình Dương: Tài xế có nồng độ cồn rất cao gây tai nạn liên hoàn, 1 người tử vong
10:03:18 15/11/2024

Tin đang nóng

Vụ nam TikToker thuê trọ ở phòng từng có người tự tử để livestream: Một sao Việt bức xúc lên tiếng
20:26:04 15/11/2024
Người mẹ ngã quỵ khi nhận tin con bị ung thư máu: Hé lộ hoàn cảnh gia đình
19:10:44 15/11/2024
Em trai An Tây viết dòng trạng thái đầy xót xa, cầu cứu cộng đồng mạng sau khi chị gái bị bắt
22:08:24 15/11/2024
Phim 18+ gây sốc tột độ vì cảnh nóng bỏng mắt, nam chính U50 vẫn trẻ đẹp khiến netizen mê mẩn
21:27:10 15/11/2024
Lời xin lỗi muộn màng của Chi Dân, An Tây
22:15:13 15/11/2024
Đi họp lớp, người bạn giàu tranh thanh toán hoá đơn 200 triệu: Về đến nhà, mở nhóm chat thì chết sững vì 1 cảnh tượng
21:09:35 15/11/2024
Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lâm đường cùng, phải vội vàng bán nhà 69 tỷ?
23:30:13 15/11/2024
Quang Linh Vlogs "chiều hư" Hoa hậu Thuỳ Tiên
18:18:22 15/11/2024

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Điều tra chiếc ô tô cháy trơ khung ở đèo Con Ó

12:25:40 15/11/2024
Người tham gia giao di chuyển đến khu vực đèo Con Ó (Lâm Đồng), phát hiện ô tô con hiệu Huyndai cháy trơ khung nên trình báo công an.

Voọc bất ngờ lao xuống phố tấn công người đi đường

12:23:29 15/11/2024
Một cá thể voọc đã tấn công người đi đường ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Lực lượng chức năng đang triển khai phương án đưa cá thể voọc trở lại rừng.

Bão Usagi khả năng vào Biển Đông hôm nay, trở thành bão số 9

12:18:50 15/11/2024
Bão Usagi sẽ vượt qua đảo Lu Dông (Philippines) vào Biển Đông, nhưng sau đó quay ngược ra, ít có khả năng ảnh hưởng tới đất liền nước ta.

Mua pháo về nhà tự chế, nam thanh niên 27 tuổi tử vong

05:55:54 15/11/2024
Theo chính quyền địa phương, N.T.A. (27 tuổi, ở TP Hà Giang) mua pháo về nhà tự chế, bất ngờ pháo phát nổ khiến nam thanh niên tử vong.

Bão Toraji chưa tan, bão Usagi đã ngấp nghé Biển Đông

20:06:54 14/11/2024
Trong khi bão số 8 (Toraji) mạnh cấp 8, giật cấp 10 đang hoạt động trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông thì một cơn bão khác có tên quốc tế Usagi đang tiến sát Biển Đông.

Nỗi lo lũ quét của thầy trò trường vùng cao Nghệ An

11:35:17 14/11/2024
Được biết, vấn đề này trước đây cũng được UBND xã Lượng Minh khảo sát nhưng do địa phương còn nghèo, không đủ nguồn lực nên xã đang đề xuất sự hỗ trợ của cấp trên cũng như các nhà hảo tâm trong việc chuyển trường.

Gia Lai: Nước đã rút, thôn Mơ Nang 2 hết bị cô lập

11:32:54 14/11/2024
Sáng ngày 14-11, ông Lê Hữu Hưng, Chủ tịch UBND xã Kim Tân (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) cho biết, người dân thôn Mơ Nang 2 (xã Kim Tân) đã hết bị cô lập.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

11:25:13 14/11/2024
Sự cố không gây thương vong về người nhưng khiến đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh bị ách tắc. Hành khách trên tàu SE7 sau đó được hỗ trợ di chuyển bằng ô tô về khu vực ga Chu Lễ.

Điều tra vụ nổ nhà dân ở Bắc Giang làm một người tử vong

11:23:10 14/11/2024
Hậu quả làm anh C. tử vong, nhà ở bị hư hỏng nặng. Ngoài ra không có ai khác trong gia đình anh C. bị thương.

Bạc Liêu chuẩn bị ứng phó với triều cường có cường độ rất mạnh

11:20:35 14/11/2024
Khi có thông báo triều cường, cảnh báo mưa lớn, người dân cần chủ động theo dõi, kê cao đồ đạc để tránh bị ngập, tuân thủ lịch mùa vụ trong sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Cuối cùng thì Hồng Loan cũng làm điều này cho Vũ Linh

Sao việt

23:32:21 15/11/2024
Theo đó, Hồng Loan đã ký kết với một đơn vị bản quyền và quyết định lập kênh YouTube mới cho cố nghệ sĩ Vũ Linh.

Phim hài đen của Việt Nam dám đương đầu với bom tấn 7500 tỷ của Hollywood

Phim việt

23:20:00 15/11/2024
Giải cứu anh thầy - bộ phim hài đen hiếm hoi của Việt Nam chọn ngày ra rạp cùng thời điểm với bom tấn 7500 tỷ Võ sĩ giác đấu II (Gladiator II) của Hollywood.

Haaland tạo thống kê lịch sử

Sao thể thao

23:19:36 15/11/2024
Rạng sáng 15/11 (giờ Hà Nội), Erling Haaland ghi bàn và kiến tạo trong chiến thắng 4-1 của Na Uy trước Slovenia ở League B, UEFA Nations League.

Ca sĩ Hà Anh không ngại so sánh với Đức Phúc

Nhạc việt

23:16:14 15/11/2024
Ra mắt MV Giao bái mang phong cách nhạc đám cưới, ca sĩ Hà Anh không ngại so sánh với Đức Phúc, người có sản phẩm tương tự.

Diễn viên bắt đầu sự nghiệp bằng 15 chiếc xúc xích, đổi đời nhờ bom tấn 7.500 tỷ

Hậu trường phim

23:12:52 15/11/2024
Paul Mescal - nam diễn viên thủ vai chính trong bom tấn 7.500 tỷ chia sẻ câu chuyện được nhận vai chính trong Võ sĩ giác đấu II (Gladiator II) theo một cách điên rồ và kỳ quặc .

Chàng trai khiến danh ca Thái Châu, Họa Mi bồi hồi nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Tv show

23:00:41 15/11/2024
Thể hiện ca khúc Em đi bỏ mặc con đường , Trần Minh Dũng khiến các giám khảo như Thái Châu, Họa Mi bồi hồi nhớ về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Drama twist chóng mặt: Hàng loạt nhân chứng đứng ra bênh vực Hwayoung, tố cáo T-ara bắt nạt

Sao châu á

22:12:12 15/11/2024
Sau 12 năm ngủ yên, bê bối bắt nạt nội bộ T-ara bất ngờ bị khơi lại. Lần này, Hwayoung lên tiếng tố cáo các thành viên T-ara bạo hành, chửi bới mình.

Philippines chao đảo khi 5 cơn bão lớn tấn công chỉ trong 3 tuần

Thế giới

22:08:37 15/11/2024
Tần suất bất thường của những cơ bão khiến người dân vốn đã phải vật lộn với hậu quả của những trận mưa lớn và lũ lụt trước đó không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho trận bão tiếp theo.

Không diện đồ hở bạo, vợ Kanye West vẫn khiến người đối diện "đỏ mặt"

Sao âu mỹ

22:04:38 15/11/2024
Ngày 14/11, xuất hiện tại Los Angeles (Mỹ), kiến trúc sư Bianca Censori, gây bất ngờ khi diện đồ kín đáo, thanh lịch, khác với phong cách hở bạo trước đây.

Bom tấn mới chiếu đã đứng top 1 phòng vé Việt, dàn cast toàn "danh hài quốc dân" khiến khán giả cười không ngừng

Phim châu á

21:31:07 15/11/2024
Với phong độ thu hút khán giả như hiện tại, dự án hài - hành động của xứ sở kim chi được dự đoán sẽ còn bùng nổ hơn nữa trong thời gian tới.

Sự thật trần trụi về các "idol mạng" trước và sau ống kính, hóa ra bao lâu nay chúng ta đã bị lừa...?

Netizen

21:05:08 15/11/2024
Sự phát triển nhanh chóng của nền tảng livestream đã mang lại nhiều thay đổi đáng kể trong lĩnh vực truyền thông và giải trí trực tuyến.