Nổ nhà máy pháo hoa hoạt động trái phép ở Ấn Độ, 10 người thiệt mạng
Ít nhất 10 người đã thiệt mạng trong vụ nổ xảy ra ngày 23/2 tại một nhà máy sản xuất pháo hoa trái phép ở bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.
Theo cảnh sát địa phương, ngoài thương vong về người, vụ nổ còn gây thiệt hại vật chất nghiêm trọng. Lực lượng cứu hộ đã được triển khai tới hiện trường để tìm kiếm những người sống sót, cũng như đưa xác các nạn nhân ra khỏi đống đổ nát.
Các đơn vị rà phá bom mìn và lực lượng pháp y cũng đã có mặt tại hiện trường để làm nhiệm vụ. Nguyên nhân vụ nổ đang được điều tra làm rõ.
Nhà máy sản xuất pháo hoa nói trên hoạt động dưới vỏ bọc là một doanh nghiệp sản xuất thảm. Truyền thông địa phương đưa tin lực lượng chức năng đã phát hiện một lượng lớn thuốc nổ được sản xuất trái phép tại nhà máy này.
Video đang HOT
Nổ thường xuyên xảy ra tại các nhà máy sản xuất pháo hoa trái phép ở Ấn Độ, đặc biệt vào dịp lễ Diwali của người Hindu. Tháng 10/2018, cũng tại bang Uttar Pradesh đã xảy ra một vụ nổ nhà máy pháo hoa tương tự khiến 7 người thiệt mạng./.
Theo Thùy An/TTXVN
Quảng bá Thanh Long Việt Nam tại Hội chợ Asean - Ấn Độ lần thứ 4
Chiều tối ngày 21/2, tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ, ông Suresh Prabhu, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Hàng không Ấn Độ, cùng Bộ trưởng các nước Asean và Đại sứ Phạm Sanh Châu đã cắt băng khai trương khu gian hàng Việt Nam tại Hội chợ ASEAN - Ấn Độ lần thứ 4.
Hội chợ năm nay có sự tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của trên 200 doanh nghiệp Ấn Độ và các nước ASEAN, tập trung các lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản, dược phẩm, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp ô tô, tài chính ngân hàng, trang sức đá quý, thủ công mỹ nghệ, thiết bị y tế, đồ gia dụng, nội thất...
Với sự tham dự của hơn 20 doanh nghiệp Việt Nam từ trong nước sang và các đại diện công ty tại Ấn Độ, khu gian hàng Việt Nam tập trung trưng bày các sản phẩm truyền thống, có thế mạnh xuất khẩu như nông sản thực phẩm, trái cây, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch và vận tải biển. Bên cạnh đó cũng có các doanh nghiệp trong nước sang tham dự Hội chợ để tìm kiếm các cơ hội hợp tác, đầu tư-kinh doanh với các đối tác Ấn Độ và các nước Asean.
Đây là sáng kiến của Thủ tướng Ấn Độ đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ năm 2009 tại Thái Lan, sau khi Hiệp định Thương mại tự do về hàng hóa ASEAN - Ấn Độ được ký kết, với mục tiêu tăng cường quan hệ thương mại - du lịch - đầu tư và tăng cường kết nối giữa các nước.
Trước đó, phát biểu tại phiên khai mạc toàn thể, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu đánh giá Diễn đàn này và các sự kiện liên quan là một biểu hiện rõ nét về chính sách "Hành động hướng Đông" của Ấn Độ, mà trong đó ASEAN đóng vai trò chủ chốt. Theo Đại sứ, sự hội nhập toàn diện giữa ASEAN và Ấn Độ không chỉ được phản ánh qua sự gia tăng các dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và vốn mà trong cả các hoạt động giao lưu nhân dân, kết nối hạ tầng và trao đổi về văn hóa, giáo dục cũng như các giá trị tinh thần khác. Đại sứ đồng thời nhấn mạnh, sự hợp tác giữa hai bên còn được mở rộng sang lĩnh vực an toàn trên biển cũng như tự do hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do về hàng hóa ASEAN - Ấn Độ có hiệu lực (01/01/2010), thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ đã tăng 3,88 lần từ mức 2,76 tỷ USD năm 2010 lên 10,69 tỷ USD năm 2018, đặc biệt xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ có mức tăng trưởng vượt bậc, tăng 6,6 lần trong vòng 8 năm, từ mức 993 triệu USD năm 2010 tăng lên 6,54 tỷ trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng thương mại bình quân trong 8 năm qua đạt 20%/ năm, trong đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình đạt gần 30%/ năm. Riêng trong năm 2018, thương mại song phương tăng 38,85% và xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ tăng 74,08%.
Chương trình do Bộ Công Thương Ấn Độ phối hợp với Liên đoàn Các phòng Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ (FICCI) và Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Ấn Độ (AIBC) tổ chức và kéo dài đến hết ngày 23/02.
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (kiêm nhiệm Nê pan, Bu-tan)
Theo BCTVN
'Kinh doanh' tâm linh: Một vốn bốn lời? Kinh doanh tâm linh được coi như loại hình kinh doanh "một vốn bốn lời", không lo "phá sản". Không chỉ ở Việt Nam mà tại các quốc gia khác như Trung Quốc hay Ấn Độ, chuyện phật giáo cũng dễ bị gắn với các chiêu trò để kinh doanh. Lợi ích nhãn tiền có thể có song sự thiếu kiểm soát và...