Nợ nần đôi khi cũng có cái lợi
Môt vân đông viên môn lăn sau khi đoat huy chương vang Olympic đã kê vê sư nghiêp cua minh vơi bao giơi, anh tiêt lô: “Thưc ra tôi đên vơi môn lăn la do hoan canh, co lân tôi đi nghi ơ biên bông tinh cơ phat hiên ra ông chu nơ cua minh cung bơi gân đây!”.
Không thuận tiện
Nhà tạo mốt nổi tiếng đưa ra một bộ sưu tập là các loại áo sơ mi phụ nữ hiện đại, với điểm nhấn là rất nhiều cúc trước ngực. Các loại to nhỏ, lớn bé, màu sắc sặc sỡ, đa dạng như một vườn hoa. Tuy nhiên ngay trong tuần đầu ông đã nhận được rất nhiều phản hồi từ các chị em phụ nữ, hầu hết họ cho rằng bộ sưu tập ấy chỉ đẹp mà không thuận tiện:
- Thời buổi ngày nay đào đâu ra một chàng trai có thể kiên nhẫn ngồi cởi từng cái cúc áo trong số hàng trăm cái trên ngực phụ nữ như thế chứ?
*
* *
Câu ca theo gia tiên
Anh nọ nổi tiếng la môt ngươi sat ca, hâu như lân nao đi câu cung co ca đem vê. Chuyện là ra anh nay khi đi câu vê toan re qua chơ đê “bao cao thanh tich”. Hang xom hêt sưc ngương mô anh. Tuy nhiên môt hôm trươc khi đi câu, ngươi ta vơ anh ta gọi với theo căn dăn chông:
- Nêu hôm nay ma ca chep đăt qua thi anh câu tam ca me cung đươc nhe!
Hàng xóm: – ?!!
*
* *
Gậy ông đập lưng ông
Một anh chàng muốn dạy vợ bèn đem… vợ một ông bạn ra khen nức nở, nào là xinh đẹp, nào là thùy mị, nết na, nấu ăn giỏi… Vợ anh lúc đầu tỏ vẻ bực tức rồi ngồi thừ ra suy nghĩ. Anh chàng đắc chí nghĩ rằng vợ đã ngấm đòn và hiểu ra, bất ngờ chị vợ đứng dậy bấm điện thoại gọi cho ông bạn có vợ được chồng mình vừa khen nói:
- Chồng em thích vợ anh lắm, cứ về đến nhà là nhắc, đêm nằm ngủ cũng nói mê tên vợ anh!
*
* *
Nuốt kèn vào bụng
Một sinh viên nhạc viện năm thứ nhất, trong lần đầu tiên sử dụng kèn Acmonica đã sơ ý nuốt luôn kèn vào bụng. Anh ta nhanh chóng được đưa tới bệnh viện cấp cứu trong tình trạng cực kỳ hoảng loạn. Bác sỹ phụ trách ca cấp cứu đã bông đùa với anh ta:
- Đừng quá lo lắng! Anh gặp may đấy, nếu anh mà chơi dương cầm thì đấy mới là một ca khó!
Anh chàng sinh viên nghe bác sỹ nói vậy đã cười nôn ruột và ói ra cây kèn.
*
* *
Nay đã khác xưa
Một anh chàng bị mất ngủ kinh niên, đi khám bác sỹ khuyên nên ăn một quả táo hoặc một cốc sữa trước khi đi ngủ. Anh này tỏ vẻ rất ngạc nhiên và nói rằng, năm ngoái cũng tại đây bác sỹ đã khuyên anh ta không nên ăn bất cứ cái gì trước khi đi ngủ. Bác sỹ đáp:
- À, đúng vậy! Nhưng anh quên mất rằng chỉ một năm thôi, y học đã có những tiến bộ vượt bậc.
*
* *
Lời nhận xét chính xác
Trong cuộc thi Americal Idol có một thí sinh không tự tin về chất giọng của mình lắm, anh ta thẳng thắn hỏi ban giám khảo:
- Có phải là chất giọng của tôi rất tệ phải không?
Và đây là câu trả lời của ban giám khảo:
- Không! Không! Làm gì có chuyện đó. Chỉ cần bạn sử dụng đúng lúc đúng chỗ là ổn ngay, ví như trong trường hợp có hỏa hoạn hay bị kẻ cướp tấn công!
Theo Bưu Điện Việt Nam
HCV Karate 9X không thích đánh đấm
Nói về tấm huy chương vàng Karatedo tại ASIAD 16, Lê Bích Phương khiêm tốn nói: "đối thủ người Nhật thực sự rất mạnh. Chiến thắng có lẽ là do em may mắn hơn thôi".
Chiều 25/11/2010 có lẽ là buổi chiều khó quên nhất trong sự nghiệp thi đấu của Lê Bích Phương khi em xuất sắc "lội ngược dòng", giành chiến thắng trước đối thủ người Nhật để mang về tấm HCV cho thể thao Việt Nam (TTVN) tại ASIAD 16.
Lê Bích Phương, HCV duy nhất của thể thao Việt Nam tại ASIAD 16.
Video đang HOT
Càng đáng quý hơn khi đó cũng là tấm HCV duy nhất của TTVN tại ASIAD lần này. Tuyệt vời hơn khi đây cũng chính là lần đầu tiên Bích Phương "mang chuông đi đánh xứ người", thi đấu ở một đấu trường nước ngoài, mang tầm cỡ châu lục.
Đam mê...ăn uống, mua sắm, ngủ và xem phim
Tại ngôi nhà của Phương, chúng tôi đã có buổi trò chuyện về công việc, cuộc sống và những dự định trong tương lai.
- Ở nhà Phương là con thứ mấy?
- Em là con cả, dưới còn em trai đang học lớp 9. Hai chị em cũng hay cãi cọ nhau lắm (cười). Khi ở nhà, hai chị em chỉ thích xem phim, nói chuyện phim ảnh với nhau.
Em với em trai đối lập nhau lắm. Ví dụ em thích cái này, thấy nó đẹp, nó lại bảo không, chán quá. Như cái bình hoa này chẳng hạn, em mua về ai cũng khen đẹp, riêng nó thì không, cứ chê mãi.
- Ngoài thể thao ra em thích gì nữa?
- Em thích ăn uống, xem phim. Tết nào em với các bạn cũng đi xem gần như tất cả các phim chiếu rạp. Rồi em thích đi mua sắm, thích đồ nướng, nhất là nầm bò nướng.
- Hồi thi đấu ASIAD ở Quảng Châu (Trung Quốc), thức ăn họ chuẩn bị cho mình có hợp với em không?
- Sang đó, họ có bếp ăn tập thể, nấu theo kiểu buffet. Lúc đầu cũng thích, món lạ nên ăn ngon nhưng ở đó tới gần chục hôm, các món ăn dần nhàm chán vì thực đơn không mấy thay đổi. Cũng may là có rất nhiều hoa quả nên việc ăn uống cũng tốt hơn, thuận lợi cho các anh chị phải ăn uống ép cân trước khi thi đấu.
Bích Phương: Không đánh đấm, em cũng như bao cô gái khác!
- Kỉ niệm vui của em khi sang thi đấu ở ASIAD 16 là gì?
- À, bọn em hay lấy thức ăn cho các tình nguyện viên người Trung Quốc. Các bạn ấy đa phần nói tiếng Việt không thạo nên có khi mọi người trở thành diễn viên kịch câm hết, chỉ nói bằng việc khua chân, múa tay (cười).
Không đánh đấm, em cũng như bao cô gái khác!
- Trong làng karatedo, ai là thần tượng của em?
- Đó là hai chị Hải Yến và Nguyệt Ánh, hai VĐV thành công nhất trong làng karatedo Việt Nam.
- Hồi đi thi đấu ở ASIAD, VĐV nào để lại cho em nhiều ấn tượng nhất?
- Bọn em thi đấu phong độ rất thất thường, mục tiêu của em lúc đó chỉ là HCĐ hay đơn giản chỉ là đánh hết sức thôi. VĐV khiến em nể nhất là chị người Nhật và chị người Hàn Quốc đã đạt HCĐ.
Em nghe các bác sĩ nói trước khi đấu chị đã bị ốm nhưng vẫn quyết tâm đánh. Còn chị VĐV Nhật Bản có bề dày thành tích, tuổi đời hơn em rất nhiều nên chắc chiến thắng của em phần nhiều do may mắn thôi.
- Trong thi đấu, mỗi người một phong cách. Vậy em chọn lối đánh nào?
- Mỗi người có phong cách riêng, em chọn cách di chuyển nhiều, khi có thời cơ thì tấn công hay phản công. Tất nhiên là có nhiều đối thủ khác nhau nên thường vào mỗi trận đấu có 2 phút thì 30 giây đầu mình di chuyển để thăm dò đối thủ, tìm phương pháp thích hợp nhất.
- Bích Phương ở ngoài đời và trong thi đấu có khác nhau nhiều không, hay vẫn là một?
- Cũng không khác nhau là mấy (cười). Trong thi đấu lối đánh của em không phải quá mạnh mẽ, vũ bão mà là di chuyển nhiều, gây khó khăn cho đối phương rồi ra đòn quyết định. Còn ngoài đời em cũng như những cô gái khác, cũng thích điệu đà, nữ tính. Em lúc nào cũng thích đi giày cao gót.
- Phương thấy mình là người mạnh mẽ hay yếu đuối?
- Em nghĩ là mình ở giữa. Có nhiều cái em thấy mạnh mẽ nhưng lắm khi lại mềm mỏng, yếu đuối không biết làm thế nào, gặp khó khăn đôi khi cũng thấy nản.
Như trong luyện tập, hồi năm 2008 em đã có lúc muốn nghỉ. Lúc đó em thấy cứ tập mãi mà không có kết quả gì, lại không được quan tâm nhiều về cả vật chất lẫn tinh thần, như việc luyện tập, tiền lương bọn em không có, phải nhận chu cấp hoàn toàn từ gia đình.
- Còn mạnh mẽ chính là ở quyết định tham gia nghiệp võ hồi năm 2005?
- Hồi đó em còn ít tuổi, chỉ thấy đó là niềm đam mê thôi vì nghĩ đi tập luyện sẽ rất thoải mái, được chạy nhảy. Hồi bé em đã thích chạy nhảy rồi có tham gia thi nhảy bật xa ở trường, huyện nên ao ước được thi vào Thể dục thể thao lâu rồi. Khi có đoàn của Sở TDTT Hà Nội về đây tuyển, em đăng kí ngay.
Sau này khi tập luyện em cũng không ngờ lại vất vả thế nhưng rồi cũng quen đi. Một ngày em phải luyện tập 7-8 tiếng tối cứ cách một ngày thì đi học văn hóa.
Những người bạn lớn trong tập luyện và cuộc sống
Đến 14/8/2011, Bích Phương, quê làng Lở, xã Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội mới tròn 19 tuổi. Khác với trong sân thi đấu, Bích Phương ngoài đời là một cô gái đầy nữ tính, cũng thích đi giày cao gót, đi mua sắm...
- Nhắc đến khoảng thời gian khó khăn hồi năm 2008, đâu là động lực thôi thúc em tiếp tục vững bước luyện tập, thi đấu?
- Khi đó có bác HLV Lê Công gặp, nói em có tố chất, bác sẽ đào tạo nhưng em phải cố gắng nhiều. Bác cũng khuyên em nên chuyển sang môi trường quân đội, ở đó điều kiện luyện tập, thi đấu sẽ tốt hơn. Thầy Đỗ Tuấn Cương đã giúp đỡ em rất nhiều về thủ tục để chuyển sang đoàn quân đội.
- HLV Lê Công và thầy Đỗ Tuấn Cương là hai người khá gắn bó với em, phải không?
- Vâng. Em rất quý thầy Đỗ Tuấn Cương. Thời gian đầu trong đoàn quân đội thầy là người hướng dẫn em. Trong luyện tập thầy là người nghiêm khắc bao nhiêu, ngoài đời thầy ân cần bấy nhiêu, coi học trò như con.
Còn HLV Lê Công, bác chính là người tâm huyết nhất với karatedo Việt Nam. Dù bận mấy bác cũng lo việc dạy bọn em lên hàng đầu. Các VĐV ốm, bác còn tự tay đi mua thuốc cho các anh chị bôi, uống. Ai hay bị chấn thương, bác luôn tạo điều kiện để giảm tối đa việc này.
- Trong cuộc đời, người bạn lớn nhất của em là ai?
- Đó là mẹ em. Hai mẹ con có khi không cần nói gì mẹ cũng hiểu tâm lí con rồi. Cả tuần em chỉ ở nhà được ngày chủ nhật. Mẹ cũng hiểu em phải luyện tập vất vả nên không bắt con phải làm gì cả, để cho em được ngủ nghỉ thoải mái.
Có kỉ niệm vui vui là từ bé em rất sợ uống thuốc. Lần nào em ốm mẹ cũng chỉ trực bắt em uống, em thì chỉ chờ lúc mẹ quay đi để giấu viên thuốc đi. Thế nên cũng có lần bị đánh đòn. Sau này khi xa nhà học võ cũng trưởng thành dần nên mẹ chỉ nhắc nhở thôi.
Những dự định, mong ước trong năm mới
- Vậy mẫu người đàn ông lí tưởng trong mắt em là gì?
- Người đó không cần đẹp trai nhưng phải cao, thành đạt, chỉ cần yêu em, biết quan tâm em. Anh ấy nhiều hơn tuổi em, chín chắn hơn em.
- Dự định trong năm mới của em là gì?
- Sang năm mới em chỉ mong có nhiều bước tiến mới chứ không đặt ra chỉ tiêu, tạo áp lực cho riêng mình. Một năm nhìn lại có khoảng thời gian đầu năm em luyện tập cũng rất chểnh mảng, chưa chăm chỉ, một vài giải em thi đấu rất kém, làm các thầy thất vọng. Sang năm mới em sẽ luyện tập chăm chỉ ngay từ đầu năm.
- Còn dự định trong tương lai xa hơn?
Trước mắt em trong ngạch thi đấu của đoàn quân đội nên sẽ cố gắng thi đấu để nâng quân hàm. Nếu sau này không theo quân đội, em ao ước mình sẽ mở một cửa hàng nho nhỏ để kinh doanh liên quan đến bày biện, trang trí vì em rất thích công việc này.
- Cảm ơn em! Chúc em năm mới hạnh phúc, sớm đạt được những ước mơ của mình!
Theo Vietnamnet
Con chó điếc nổi tiếng nhất nước Anh Một chú chó ở Boston, Anh đã giành huy chương vàng trong cuộc thi nghe lời chủ dù bị điếc hoàn toàn. Zippy và bà chủ. Zippy, 2 tuổi, mới đây đã nhận được giải thưởng cao nhất là huy chương vàng của Câu lạc bộ Kennel Club về sự phục tùng. Trong cuộc thi Kế hoạch huấn luyện chó ngoan (GDCS), Zippy...