Nổ mỏ than, 45 công nhân thiệt mạng
45 thợ mỏ đã thiệt mạng trong vụ nổ khí ga tại một mỏ than thuộc tỉnh Balochistan, phía Tây Nam Pakistan.
Ít nhất 45 công nhân khai mỏ thiệt mạng và 24 thi thể đã được đưa ra khỏi hiện trường sau khi một vụ nổ lớn xảy ra tại mỏ than ở miền Tây Nam Pakistan.
Các đội cứu hộ báo cáo họ đã giải cứu được 4 thợ mỏ bị thương. Quân đội cũng đã được huy động để trợ giúp các hoạt động cứu hộ với hi vọng cứu thêm những thợ mỏ còn đang mắc kẹt.
Thi thể một công nhân vừa được đưa ra khỏi mỏ than
Một báo cáo trước đó cho biết có 52 thợ mỏ đang làm việc ở những độ sâu khác nhau từ 61 tới 305 m dưới hầm lò khi vụ nổ xảy ra.
Ông Rehman Mengal, người phụ trách khai khoáng Balochistan tuyên bố rằng chính quyền tỉnh đã yêu cầu Tổng công ty khai thác khoáng sản Pakistan (PMDC) – đơn vị chủ quản khu mỏ đóng cửa ngay lập tức những hầm lò không đạt tiêu chuẩn an toàn.
Điều tra sơ bộ ban đầu cho biết khí ga bị tích tụ do khu mỏ không thông thoáng là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn thương tâm trên.
Balochistan là khu vực giàu tài nguyên và có trữ lượng khí đốt lớn nhất Pakistan đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu sang một số quốc gia lân cận.
Người dân đứng vây quanh cửa khu hầm mỏ
Đoàn xe chờ đưa thi thể người bị nạn tới bệnh viện
Khí ga là nguyên nhân gây ra cái chết của 45 thợ mỏ xấu số
Video đang HOT
Một thợ mỏ ngồi thất thần ngoài cửa hầm sau khi nghe tin các đồng nghiệp gặp nạn
VGT(Theo Tân Hoa Xã)
Toàn cảnh thế giới năm 2010
Năm 2010 thế giới đã chứng kiến nhiều sự kiện, vui có, buồn có và cũng không ít tin shock. Từ thảm họa động đất ở Haiti đến cơn đại hồng thủy ở Pakistan, vụ tiết lộ động trời của trang mạng Wikileaks đến cuộc giải cứu ngoạn mục 33 thợ mỏ ở Chile, rồi sau đó là tình trạng căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên.... Tất cả làm nên một năm 2010 đầy biến động và không ít thăng trầm.
Quả là không ngoa nếu ai đó gọi năm 2010 là năm của thảm họa. Mưa lũ, sạt lở đất, cháy rừng, hạn hán... lần lượt xảy ra trên khắp năm châu.
Động đất ở Haiti
Người chết nằm la liệt trên mặt đất sau trận động đất ở Haiti
Ngay đầu năm, ngày 12.1 tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti, một cơn địa chấn có sức tàn phá kinh khủng đã "băm nát" toàn bộ thành phố. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, hàng triệu người dân đã lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Toàn thành phố chỉ còn là những đống đổ nát hoang tàn. Hơn 230.000 người chết, hàng chục ngàn người khác bị thương chưa phải là con số thiệt hại cuối cùng do trận động đất gây ra. Tính tới thời điểm hiện nay, Haiti đang phải đối phó với thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất trong lịch sử. Những khu lều tạm lụp sụp được dựng lên sau trận động đất cùng với điều kiện ăn ở thiếu thốn và mất vệ sinh là tác nhân thuận lợi cho dịch tả hoành hành. Có ít nhất 350 người đã tử vong vì bệnh dịch. Nhưng trớ trêu thay, đó vẫn chưa phải là tất cả những gì người dân nghèo Haiti phải gánh chịu. Nạn cướp bóc, bạo lực, cưỡng hiếp thường xuyên xảy ra tại các khu lều tạm khiến cho tình trạng tại đây trở lên bi đát hơn bao giờ hết.
Lũ lụt tại Pakistan
Trận đại hồng thủy chưa từng có trong lịch sử đã nhấn chìm khoảng 1/5 diện tích đất nước Pakistan đồng thời sát hại hơn 2.000 dân thường vô tội. Khoảng 2 triệu người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa đi xơ tán sau khi những cơn mưa lớn kéo dài triền miên hồi tháng Bảy gây ra trận lụt lớn chưa từng có tại quốc gia Nam Á này.
Trẻ em Pakistan nheo nhóc sau trận đại hồng thủy
Thiệt hại kinh tế ước tính lên tới hơn 40 tỉ đôla. Gần như ngay lập tức, cộng đồng quốc tế đã cam kết ủng hộ quốc gia này nhằm khắc phục hậu quả thiên tai. Những chuyến máy bay vận tải mang theo hàng trăm tấn hàng cứu trợ đã cất cánh chỉ sau vài chục tiếng đồng hồ kể từ khi được thông báo. Thế nhưng người dân Pakistan vẫn khó lòng thoát khỏi thảm cảnh bới sức tàn phá của trận lụt là quá lớn và trải rộng.
Hậu quả lũ chồng lũ ở miền Trung Việt Nam
Không chỉ riêng Pakistan, mà nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Mexico, Venezuelia, Việt Nam... cũng phải gánh chịu những trận lụt gây thiệt hại lớn về người và của. Thảm họa lũ chồng lũ tàn phá miền Trung Việt Nam đã gây ra thiệt hại nặng nề cho vùng đất nghèo này. Hàng trăm người thiệt mạng, hàng ngàn tỉ đồng bị trôi ra sông ra bể, đổ nát, hoang tàn là tất cả những gì chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sau khi cơn lũ đi qua. Sức mạnh quả mưa lũ thật quá khủng khiếp.
Nóng kỉ lục mùa hè, bão tuyết kinh hoàng mùa đông
Người dân Nga cầu nguyện trong làn khói của trận cháy rừng kinh hoàng
Chưa khi nào thời tiết châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung lại diễn biến phức tạp như năm nay. Tháng Sáu vừa qua được ghi nhận là tháng Sáu nóng nhất trong lịch sử. Nền nhiệt chung trên toàn thế giới tăng thêm 0,54 độ C gây ra không ít phiền toái cho con người mà dễ nhận thấy nhất là ở khu vực Châu Âu. Hàng trăm ngàn người dân Pháp, Nga, Italia... đã phải tìm đến những đài phun nước, những dòng sông chảy qua thành phố nhằm xua đi cái nóng của mùa hè. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra trận cháy rừng nghiêm trọng tại Nga làm hàng chục người thiệt mạng. Khói bụi dày đặc bao vây các thành phố trong đó có thủ đô Matxcova khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Đích thân thủ tướng Putin đã đến thị sát và lái máy bay chuyên dụng dội nước dập tắt các đám cháy rừng.
Bão tuyết bao phủ sân bay tại Châu Âu
Thế nhưng, chỉ sáu tháng sau, Châu Âu lại đang phải đối mặt với một mùa đông cực kì khắc nghiệt. Tuyết rơi nhiều khiến toàn Châu Âu ngập trong một mùa Noel trắng. Có nơi lượng tuyết rơi dày đến hơn nửa mét khiến toàn bộ các hoạt động của người dân bị ngưng trệ. Hàng ngàn vụ tai nạn đã xảy ra, hệ thống giao thông đường bộ và đường không bị tê liệt. Không ít người đã phải đón đêm Giáng sinh ngay tại phi trường bởi các chuyến bay của họ không thể cất cánh.
Không phải chỉ thiên nhiên gây ra thảm họ cho con người mà ngay chính chúng ta cũng tự mình gây ra những thảm họa.
Thảm họa bùn đỏ ở Hungary
Bùn đỏ tấn công làng mạc ở Hungary
Đê bao hồ chứa bùn đỏ - chất thải của một nhà máy chế biến quặng nhôm ở Hungary đã bị vỡ gây ra thảm họa môi trường nghiêm trọng. Nhiều làng mạc, thị trấn xung quanh khu vực hồ chữa bùn bị ngập trong sắc đỏ của bùn thải. Ít nhất 123 người dân Hungary thương vong sau khi 700.000 m3 chất độc hóa học ở dạng bùn đỏ tràn xuống gây ngập lên cao tới 2m tại các ngôi làng gần đó gồm Kolontar, thị trấn Devecser và Shomlovasharhey cách thủ đô Pudapest 160 km. Đây được coi là thảm họa sinh thái nghiêm trọng nhất mà Hungary phải đối mặt. Chính phủ nước này đã ban bố tình trạng khẩn cấp và cử hàng trăm chuyên gia cùng phương tiện chuyên dụng nhằm ngăn chặn ô nhiễm tại khu vực này.
Thảm họa giẫm đạp tại Campuchia
Người dân chen lấn trong thảm họa giẫm đạp trên cây cầu dẫn ra đảo Kim Cương
Những ngày cuối tháng 11, toàn bộ vương quốc Campuchia như bàng hoàng sau thảm họa giẫm đạp xảy ra trên cây cầu bắc ra đảo Kim Cương trong lễ hội nước khiến 375 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương. Quan chức chính phủ cho hay, một vụ gây lộn xảy ra trên cây cầu dẫn ra đảo Kim Cương khi trên cầu đang chật cứng người tham gia lễ hội Nước là nguyên nhây gây ra thảm họa kinh hoàng trên. Vì hoảng loạn, hàng trăm ngàn người đã giẫm đạp lên nhau để thoát khỏi đám đông, nhiều người trong số họ vội vã nhảy xuống sông nhưng lại bị chết đuối. Phải rất nỗ lực cảnh sát mới có thể giải tán được đám đông và ổn định trật tự. Ngay sau đó, nhiều gia đình từ các tỉnh đã lên thủ đô Phnom Penh để tìm kiếm thân nhân. Họ phải đi tìm trong những khu lều tạm với la liệt thi thể các nạn nhân được phủ khăn trắng. Lật từng tấm khăn trắng, nhìn mặt từng người đã chết để tìm kiếm thân nhân quả thực là một công việc khó khăn và ám ảnh. Chính phủ Campuchia đã tổ chức quốc tang để tưởng niệm các nạn nhân và xây dựng thêm 1 cây cầu khắc dẫn ra đảo Kim Cương nhằm tránh những thảm họa tương tự có thể xảy ra.
Không chỉ có những thảm họa, năm 2010 còn chứng kiến nhiều sự kiện chính trị, xã hội khác đáng được chú ý.
Xung đột trên bán đảo Triều Tiên
Chiến hạm Cheonan của Hàn Quốc được trục với
Căng thẳng giữa 2 miền Triều Tiên liên tục leo thang kể từ sau vụ tàu chiến Choenan của Hàn Quốc bị đắm khi đang làm nhiệm vụ trên vùng biển tranh chấp khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Các cuộc điều tra do phía Hàn Quốc tiến hành đã chứng minh con tàu bị đánh đắm bởi một quả ngư lôi có xuất xứ từ CHDCND Triều Tiên. Trong khi đó phía Bình Nhưỡng lại cho rằng đây chỉ là "màn kịch" mà Mỹ - Hàn đã dày công dàn dựng để "khiêu chiến" với CHDCND Triều Tiên.
Khói lửa ngút trời sau vụ đấu pháo giữa 2 miền Triều Tiên
Không dừng lại ở đó, các bên liên tục có động thái khiêu khích lẫn nhau dẫn đến vụ đọ pháo giữa trên đảo DiơnPiêng khiến 17 dân thương và 2 binh sĩ Hàn Quốc thiệt mạng. Đáp trả hành động này, phía Hàn Quốc liên tục thực hiện các cuộc tập trận bắn đạn thật và phát động nhiều cuộc tập trận dân sự và quân sự quy mô trên lãnh thổ Hàn Quốc. Câu chuyện trên bán đảo này chưa thể có hồi kết mặc dù cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại một cuộc chiến thực sự có thể nổ ra. Và nếu đó là sự thật, chưa ai dám chắc thế giới của chúng ta sẽ như thế nào sau đó.
Vụ tiết lộ động trời của trang mạng Wikileaks
Julian Assange, ông chủ trang mạng Wikileaks
Ông chủ trang mạng Wikileaks Julian Assange đã quyết định tung lên hàng trăm ngàn tài liệu mật liên quan đến cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan và Irac. Đây được coi là "quả bom sự thật" có sức công phá dữ dội vào những chính sách đối ngoại của Mỹ. Những bức thư mật, những cuộc đàm thoại giữa các nhà ngoại giao cũng bị trang mạng này công khai cho "thiên hạ" thoải mái tải về. Không chỉ mình chính quyền Obama hốt hoảng mà nhiều quốc gia khác cũng đồng loạt phản đối động thái này của Wikileaks. Và điều đó cũng không có gì làm khó hiểu bởi chẳng ai đồng tình với việc bị người ta phanh phui bí mật của mình. Thế nhưng, nhiều quan điểm lại cho rằng những thông tin bị tiết lộ là vô giá trị. Tuy nhiên, việc Thụy Điển, Mỹ, Anh... ráo riết truy lùng ông chủ của trang mạng này cho thấy sự lo ngại của các cường quốc về những tài liệu mật mà Wikileaks đang nắm trong tay. Liệu Julian Assange có lâm vào vòng lao lí và trang mạng Wikileaks có tiếp tục thực hiện được xứ mệnh của mình đã đặt ra vẫn còn là câu hỏi mà chắc chắn sẽ chưa được giải đáp trong năm nay.
Vụ giải cứu chưa từng có trong lịch sử
Các thợ mỏ sống sót thần kì sau hơn 2 tháng mắc kẹt dưới 700m đất
Ngày 5/8, 33 thợ mỏ Chile đã bị mắc kẹt trong một căn hầm cứu hộ ở mỏ vàng và đồng San Jose, Chile. Vụ sập hầm trở lên nổi tiếng không phải vì con số thương vong mà là vì cuộc giải cứu chưa từng có trong lịch sử. Toàn thế giới gọi đây là kì tích bởi 33 thợ mỏ đã sống sót 17 ngày dưới 700 m đất với lượng thức ăn dự trữ ít ỏi trong hầm lánh nạn. Và rồi, phải mất tới 69 ngày các đội cứu hộ mới có thể đưa được các thợ mỏ trở về mặt đất an toàn. 3 dàn khoan chuyên dụng hoạt động ngày đêm để mở ra đường thông xuống khu hầm lánh nạn của các thợ mỏ. Cùng với đó, hàng trăm ngàn m3 đất đá đã được di dời để tạo một đường khoan đủ lớn nhằm đưa các thợ mỏ lên khỏi mặt đất. Vụ sập hầm còn được chú ý bởi sự xuất hiện của tổng thống cùng với sự túc trực thường xuyên của bộ trưởng bộ Y tế và bộ trưởng bộ Khai khoáng Chile tại khu mỏ. Ngoài ra, nỗ lực giải cứu luôn được sự theo dõi sát sao của các phương tiện truyền thông đại chúng. Vụ giải cứu đã trở thành một hiện tượng thể hiện tình đoàn kết của chính quyền và nhân dân Chile cùng với sự đồng cảm độc giả trên toàn thế giới.
Song Minh (Theo Bưu Điện Việt Nam)
Còn đó nỗi lòng thao thức dưới dòng sông Lam Trước khi chiếc xe khách chìm sâu xuống dòng sông Lam, chị Mai Nhi tay bế con, tay gọi điện thoại về nhà cho chồng cầu cứu. Đó cũng là những lời nói cuối cùng với người thân trước khi hai mẹ con chị Nhi bị dòng nước sông Lam nhấn chìm. Sang 21/10, xac cua chiêc xe khách chở gần 40 người...