Nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở Hòa Bình
Với những tỉnh miền núi, đường giao thông luôn là rào cản lớn trong quá trình triển khai xây dựng NTM, tuy nhiên tỉnh Hòa Bình đã có nhiều nỗ lực khi triển khai nhiều giải pháp đột phá vào tiêu chí khó này. Trong tổng số vốn 9.773 tỷ đồng đã huy động cho NTM, nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông nông thôn của Hòa Bình đã đạt khoảng 1.774 tỷ đồng.
Theo Sở NNPTNTHòa Bình, trong 5 năm qua, tỉnh đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp và bê tông hóa trên 3.093km đường giao thông nông thôn. Trước năm 2011, cả tỉnh mới có 1 xã đạt tiêu chí giao thông nông thôn thì sau 5 năm, đã có 51 xã đạt chuẩn tiêu chí này. Các cơ sở hạ tầng khác như điện, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa cũng được quan tâm đầu tư kịp thời, khá đồng bộ.
Ông Trần Văn Tiệp – Giám đốc Sở NNPTNT cho biết, có được thành công này là nhờ Hòa Bình đã đẩy mạnh việc tuyên truyền qua các phong trào thi đua “Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng NTM”.
Ban chỉ đạo NTM tỉnh Hòa Bình kiểm tra đoạn đường giao thông liên thôn tại xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn. Ảnh: T.L
Video đang HOT
Các huyện, thành phố và các xã trong tỉnh đã vào cuộc với việc phát động phong trào thi đua gắn với thực tế của địa phương như: Phong trào “Phát huy nội lực, hiến đất, góp công xây dựng đường giao thông nông thôn theo tiêu chí NTM” và các phong trào chỉnh trang nhà cửa, vườn tược, bảo vệ môi trường… được triển khai sôi nổi. Bởi vậy, riêng nguồn đóng góp của người dân đã đạt 1.791 tỷ đồng.
Đơn cử như tại huyện Lạc Sơn, qua các phong trào, huyện đã huy động được 7.508 ngày công, người dân hiến hơn 47.500m2 đất và đóng góp 607 triệu đồng tiền mặt để làm đường giao thông, công trình nước sạch, nhà văn hóa xóm.
Với sự tham gia chung sức của người dân, nhiều tuyến đường mới đã được mở, “dỡ bỏ” những rào cản khó khăn vươn tới những bản vùng cao, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất, giao thương, giúp người dân nâng cao thu nhập. Hòa Bình được đánh giá là một trong những tỉnh tiêu biểu trong phong trào này.
Bộ mặt nông thôn, nhất là nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng cao đã có nhiều đổi mới. Đời sống kinh tế, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Năm 2015, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt bình quân 18,2 triệu đồng/người, tăng bình quân 2,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo là 15%, giảm 22,7% so với năm 2011; 94% người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 83%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%. Năm 2016, tỉnh Hòa Bình đặt ra mục tiêu có 12 xã đạt chuẩn NTM và không còn xã đạt dưới 6 tiêu chí.
Theo Danviet
Cần Thơ: Huyện NTM "nợ" 800 tập thể, cá nhân tiền thưởng
Hơn 800 cá nhân, tập thể phải mỏi mòn chờ nhận số tiền thưởng trên 500 triệu đồng từ phía UBND huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ suốt một thời gian dài bởi sự "vung tay quá trán" của địa phương trong việc "khích lệ" xây dựng nông thôn mới dẫn đến thâm hụt ngân sách.
Một cán bộ xã ở huyện Phong Điền cho biết: "Được Hội đồng thi đua khen thưởng huyện tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2015 nhưng đến nay tôi vẫn chưa thấy tiền thưởng đâu. Không chỉ một mình tôi, hàng loạt gương điển hình trong các phong trào đều đang cùng chung cảnh như thế".
Được biết, số tiền thưởng từ các hoạt động phong trào, công tác đối với cá nhân, tập thể từ vài trăm nghìn đến trên chục triệu đồng. Tuy số tiền không lớn, nhưng là phần thưởng cho quá trình dài cống hiến, phấn đấu nên các cá nhân tập thể rất mong mỏi.
Do chạy theo phong trào khen thưởng khích lệ trong việc xây dựng nông thôn mới khiến UBND huyện Phòng Điền thâm hụt ngân sách khen thưởng.
Phòng Nội vụ huyện Phong Điền cho biết kinh phí khen thưởng năm 2016 được UBND huyện giao 531 triệu đồng (không bao gồm sự nghiệp giáo dục và ngân sách xã) hiện không còn đồng nào vì đã chi khen thưởng tồn đọng của năm 2015 là 471 triệu đồng và một số phong trào năm 2016 gần 60 triệu đồng.
Hiện các quyết định khen thưởng tổng kết kinh tế - xã hội năm 2015 và các phong trào năm 2016 đã ký ban hành với 219 tập thể và 605 cá nhân có tổng số tiền thưởng gần 500 triệu đồng đã không có tiền để chi trả.
Ngoài ra, còn các hình thức khen cấp thành phố và các phong trào phát động theo kế hoạch đã đăng ký đến cuối năm 2016... dự kiến phải còn phải chi đến 1,35 tỷ đồng. Do vậy, Phòng Nội vụ huyện Phong Điền đã làm văn bản đề xuất UBND huyện xin cấp bổ sung kinh phí khen thưởng trên 1,8 tỷ đồng.
Liên quan đến việc thâm hụt ngân sách chi trả khen thưởng, ông Nguyễn Văn Sử - Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng huyện Phong Điền thừa nhận có chuyện đã khen nhưng chưa thưởng cho nhiều cá nhân, tập thể có nhiều thành tích.
"Tình trạng này kéo dài 3 năm nay, do huyện tập trung xây dựng nông thôn mới nên khen thưởng nhiều để khích lệ dẫn đến thâm hụt nguồn chi. Việc lấy tiền thưởng của năm sau chi trả nợ cho năm trước nên mới có tình trạng như hiện nay. Chậm chi trả thưởng đã tạo dư luận không tốt cho địa phương và đây là "gánh nợ" của những người tiền nhiệm để lại" - ông Sử nói.
Ông Nguyễn Quang Nghị - Bí thư Huyện ủy Phong Điền xác nhận đã nắm được thông tin này và đang chờ UBND huyện báo cáo cụ thể nguyên nhân vì sao lại để xảy ra tình trạng trên và hướng xử lý, khắc phục.
Theo Danviet
Thành công ngoài mong đợi của Phù Yên Mặc dù đã di dân khỏi vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình hơn 30 năm, song nhiều xã ở huyện Phù Yên (Sơn La) vẫn còn những bản không có đất sản xuất, dù người dân làm nông nghiệp 100%. Trước tình hình đó, lãnh đạo huyện đã kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phi nông...