Nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở các xã bãi ngang ven biển
So với các địa phương khác, các xã bãi ngang ven biển có nhiều khó khăn hơn như đất đai khó canh tác, nguồn nước bị ô nhiễm, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM).
Người dân xã Đa Lộc (Hậu Lộc) thu hoạch ngao.
Đa Lộc là một xã bãi ngang ven biển huyện Hậu Lộc, ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của Nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhất là 5 thôn phía Đông Bắc, vị trí địa lý chia cắt, phần lớn đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm chua mặn, điều kiện tưới tiêu không thuận lợi, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Việc huy động nguồn vốn trong Nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chí xây dựng NTM còn hạn chế. Nhưng với quyết tâm xây dựng NTM, đảng bộ, chính quyền đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chung sức, đồng lòng xây dựng NTM. Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2020, xã Đa Lộc đã huy động 299,732 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương 20,89 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 13,8 tỷ đồng; ngân sách huyện 7,46 tỷ đồng; vốn lồng ghép các chương trình, dự án 14,579 tỷ đồng; còn lại là ngân sách xã và Nhân dân đóng góp… để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Xác định việc nâng cao thu nhập là yếu tố quan trọng trong xây dựng NTM, bên cạnh tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế trong khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản, xã Đa Lộc quan tâm phát triển một số loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương đem lại thu nhập cao cho người dân. Trong những năm qua, xã đã hình thành nhiều khu sản xuất cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: mô hình trồng dưa hấu ở các thôn Ninh Phú, Yên Đông; mô hình trồng ớt xuất khẩu tại các thôn Mỹ Điền, Vạn Thắng, Đông Thành; mô hình trồng hoa, cây cảnh, thôn Ninh Phú… đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần so với cây trồng khác. Trong chăn nuôi, toàn xã hiện có 10 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 76 gia trại quy mô lớn, nhỏ. Do sản xuất phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực nên đời sống của Nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, cơ sở hạ tầng được chỉnh trang, nâng cấp ngày càng hoàn thiện. Bình quân thu nhập đầu người tăng từ 8,23 triệu đồng năm 2012 lên 46,6 triệu đồng/người/năm 2019. Đến nay, xã đã hoàn thiện 19/19 tiêu chí NTM và đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo cấp có thẩm quyền thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2020.
Toàn tỉnh có 30 xã bãi ngang ven biển theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25-1-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020. Nhằm giảm khoảng cách chênh lệch về xây dựng NTM, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung nguồn lực ưu tiên hỗ trợ cho các xã khó khăn bãi ngang ven biển, thông qua các chương trình, dự án của Trung ương, tỉnh và nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Ngoài ra, các địa phương đều lồng ghép nguồn vốn từ nhiều chương trình, dự án khác, như: Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình hỗ trợ sinh kế biển, chương trình phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản… để xây dựng NTM. Đến nay, các xã bãi ngang ven biển ở các huyện Hoằng Hóa, Nga Sơn, Quảng Xương và thị xã Nghi Sơn đã và đang nỗ lực để đạt chuẩn NTM theo kế hoạch đề ra.
Xây dựng nông thôn mới ở Quế Hiệp: Sức bật từ trồng rừng, chăn nuôi
Xã Quế Hiệp (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) với xuất phát điểm thấp.
Nhưng với sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cùng cách làm sáng tạo và hiệu quả, diện mạo Quế Hiệpđã có nhiều đổi thay, tươi mới hơn.
Đời sống được nâng cao
Video đang HOT
Đến xã Quế Hiệp vào những ngày này, chúng tôi có thể cảm nhận rõ được những đổi thay của địa phương này. Hạ tầng cơ sở nông thôn được đầu tư ngày một hoàn thiện, kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày một nâng lên, nhà nhà cùng thi đua xây dựng đời sống văn hóa, tích cực tăng gia sản xuất nâng cao thu nhập.
Hệ thống GTNT ở Quế Hiệp ngày càng được đầu tư đồng bộ đã giúp cho người dân đi lại và sản xuất hiệu quả. Ảnh: T.H
Đến nay, Quế Hiệp đạt 14/19 tiêu chí, còn 5 tiêu chí chưa đạt gồm: Giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, môi trường và an toàn thực phẩm. Địa phương đang tiếp tục đầu tư xây dựng để hoàn thiện và hướng đến xã NTM.
Ông Trần Anh Toàn - Chủ tịch UBND xã Quế Hiệp cho biết, trong những năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ từ cấp trên; cùng với sự phấn đấu nỗ lực của chính quyền địa phương và toàn thể người dân đã giúp nền kinh tế địa phương có những thay đổi rõ rệt; tỷ trọng phát triển công nghiệp - nông nghiệp - thương mại - dịch vụ đã có những thay đổi tích cực; thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể và tính đến cuối năm 2019 đã đạt 35 triệu đồng.
Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bên vững và Chương trình xây dựng NTM, thời gian qua Quế Hiệp đã xây dựng và triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo hỗ trợ bò cái sinh sản cho các hộ thoát nghèo...
Đối với nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đã triển khai thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất nếp đắng tại thôn Lộc Thượng và dự án hỗ trợ giống lúa PC6 tại thôn Lộc Thượng và thôn Trung Hạ, với kinh phí hỗ trợ là 250.000.000 đồng.
Hoạt động của hợp tác xã có bước chuyển biến tích cực, sản phẩm nếp đắng Lộc Đại đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận 3 sao theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)...
Đường giao thông nông thôn tại xã Quế Hiệp được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp.
"Với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng", Chương trình xây dựng NTM ở Quế Hiệp đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần nâng cao đời sống người dân".
Ông Trần Anh Toàn - Chủ tịch UBND xã Quế Hiệp
Ông Toàn cho biết thêm, hiện nay, toàn xã có diện tích tự nhiên gần 4.000ha, trong đó có gần 2.800ha diện tích đất rừng, hơn 1.100 hộ tham gia trồng rừng, chiếm hơn 2/3 số hộ trong xã có rừng. Ngày càng xuất hiện nhiều hộ có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm từ kinh tế rừng...
"Nhờ khai thác được tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt thế mạnh về trồng rừng và chăn nuôi mà kinh tế của xã tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Xã đã xây dựng được nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao, như: Mô hình trồng rừng, trồng nấm rơm, nuôi heo, nuôi bò, nuôi gà..." - ông Toàn chia sẻ.
Từ các chính sách phát triển kinh tế, an sinh - xã hội được quan tâm đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Đến cuối năm 2019 hộ nghèo theo chuẩn NTM mới giảm còn 4,26%...
Vùng quê thay áo mới
Ông Trần Anh Toàn cho biết thêm, xác định xây dựng NTM có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương, đảng ủy, chính quyền xã luôn phát huy trí tuệ tập thể, đặc biệt là vai trò gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng viên, nhằm động viên, khích lệ cho cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng NTM.
Với sự đồng lòng của người dân và nguồn kinh phí từ Chương trình NTM, thời gian qua, nhiều công trình, dự án trường học, đường giao thông... ở Quế Hiệp đã được triển khai xây dựng. Trong đó, xây dựng hoàn thành 10 tuyến đường giao thông nông thôn, với tổng chiều dài 1.530m và đang triển khai thực hiện 4 tuyến bổ sung với tổng chiều dài 590m, tổng kinh phí 436.530.000 đồng. Nhất là công trình cầu Bìn Nin đã xây dưng hoàn thiện với tổng kinh phí 1.255.000.000 đồng, giúp cho việc đi lại của bà con nhân dân thuận lợi...
"Thực hiện chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn, trên địa bàn xã đã bêtông hóa được 20/25km đường trục thôn, liên thôn; đường giao thông nông thôn, ngõ xóm. Các tuyến đường ĐH đã được bêtông hóa và nhựa hóa 100%..." - ông Toàn cho hay.
Trên địa bàn xã, các trường THCS, trường tiểu học, trường mẫu giáo cũng được đầu tư, nâng cấp khang trang đảm bảo phục vụ nhu cầu dạy và học. Ngoài ra, hàng loạt các công trình phúc lợi khác được xã quan tâm đầu tư, như sân vận động, trạm y tế, điện, nhà văn hóa... đã tạo nên diện mạo mới cho địa phương.
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xây dựng đội ngũ cán bộ "tinh, gọn, mạnh" ảng ủy, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội có nhiều biện pháp thiết thực, xây dựng đội ngũ cán bộ theo hướng "tinh, gọn, mạnh", sát với đặc điểm, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Già làng Thào A Tông, xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) vận động người dân xây dựng nông thôn mới. Cấp ủy trong...