Nỗ lực xây dựng huyện Hoài Đức trở thành quận mới của Thủ đô
Sáng 9-7, Đại hội đại biểu lần thứ XXIV Đảng bộ huyện Hoài Đức nhiệm kỳ 2020-2025 tiến hành phiên làm việc chính thức.
Các đại biểu dự đại hội.
Dự đại hội có đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố, Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND thành phố. Tới dự còn có đại diện Thường trực HĐND, UBND thành phố, các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố…
Tham dự đại hội có 226 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 7.000 đảng viên Đảng bộ huyện Hoài Đức.
Tạo những tiền đề quan trọng
Phát biểu khai mạc đại hội, Bí thư Huyện ủy Hoài Đức nhiệm kỳ 2015-2020 Nguyễn Quang Đức khẳng định, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hoài Đức khóa XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025 có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXIII, nhiệm kỳ 2015-2020; quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng huyện Hoài Đức trở thành quận giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo, tạo bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện, bền vững về kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả.
Video đang HOT
Đại hội cũng thảo luận, đóng góp ý kiến vào Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố và Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Quang cảnh đại hội.
Đồng chí Nguyễn Quang Đức nhấn mạnh, với phương châm “Đoàn kết – Dân chủ – Kỷ cương – Phát triển”, các đại biểu tham gia Đại hội đại biểu lần thứ XXIV Đảng bộ huyện Hoài Đức nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của cấp trên; tập trung nghiên cứu, thực hiện đúng nguyên tắc, quy định, dân chủ, phát huy tinh thần đoàn kết, công tâm, khách quan, đạt sự thống nhất cao vì sự nghiệp chung, để đại hội hoàn thành xuất sắc nội dung chương trình đã đề ra.
Trình bày Báo cáo chính trị tại đại hội, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hoài Đức Đàm Văn Thông cho biết, nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hoài Đức đã phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, vận dụng sáng tạo và chỉ đạo thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Thành ủy và các đề án, chương trình công tác của Huyện ủy. Hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu đều đạt và vượt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đã đề ra.
Môi trường sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện được cải thiện, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng bình quân 10,8%/năm, vượt 0,8% so với chỉ tiêu. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 62 triệu đồng/người/năm, vượt chỉ tiêu 7 triệu đồng/người/năm… Công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật: Năm 2017, huyện được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; năm 2019, cán bộ và nhân dân huyện Hoài Đức được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba về xây dựng nông thôn mới.
Bí thư Huyện ủy Hoài Đức nhiệm kỳ 2015-2020 Nguyễn Quang Đức phát biểu khai mạc đại hội.
Trong nhiệm kỳ qua, huyện Hoài Đức cũng thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên. Công tác tổ chức, cán bộ được chọn là khâu đột phá, có nhiều đổi mới, thực hiện đồng bộ, chặt chẽ. Phương thức lãnh đạo của các cấp ủy tiếp tục được đổi mới, chủ động, sáng tạo, sâu sát, vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm…
Bước vào nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện Hoài Đức quyết tâm thực hiện mục tiêu: “Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; huy động mọi nguồn lực để xây dựng huyện Hoài Đức thành quận giàu đẹp, văn minh, hiện đại; kinh tế phát triển nhanh, bền vững; có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao; chính trị xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố, tăng cường; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả”.
Cụ thể hóa mục tiêu trên, huyện Hoài Đức xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm, 2 khâu đột phá, 16 chỉ tiêu chủ yếu và 10 nhóm giải pháp để tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2020-2025…
Chưa hết nhiệm kỳ, TP.HCM kỷ luật 558 đảng viên với mức cảnh cáo trở lên
Từ năm 2016 đến nay, các cấp ủy TP.HCM đã thi hành kỷ luật 42 tổ chức đảng và 1.897 đảng viên. Trong đó, có 442 người bị cảnh cáo, cách chức 70, khai trừ Đảng 46 người.
Sáng 7/7, Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM lần thứ 42 đã khai mạc dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân.
Trong một lần đi thị sát công trình xây dựng trái phép tại huyện Bình Chánh, Bí thư TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu: "Cán bộ tham gia môi giới xây dựng trái phép thì nên từ chức"
Theo UB Kiểm tra Thành ủy, trong 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến tự chuyển hóa trong nội bộ... Ban Thường vụ Thành ủy đã lập các đoàn kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức Đảng và đảng viên.
Nội dung kiểm tra tập trung vào một số lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, sai phạm, như: đơn thư khiếu nại, tố cáo; việc phòng chống tham nhũng, lãng phí; công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng, quản lý trật tự đô thị trên địa bàn TP...
Qua đó, các cấp ủy toàn TP đã thi hành kỷ luật 42 tổ chức Đảng, trong đó 36 tổ chức bị khiển trách; 6 tổ chức bị cảnh cáo.
Về đảng viên, đã thi hành kỷ luật 1.897 người, trong đó 1.339 đảng viên bị khiển trách; 442 người bị cảnh cáo; cách chức 70 đảng viên; khai trừ 46 người.
Các tổ chức, đảng viên này vi phạm chủ yếu về thực hiện không đúng quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm trong nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định về công tác cán bộ; vi phạm trong quản lý Nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng; thẩm định, tham mưu, đề xuất hợp tác, kinh doanh, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước; chấp hành không nghiêm Nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng; suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...
Theo Ban Thường vụ Thành ủy, để thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã ban hành Quy định số 1374-Q/TU ngày 1/12/2017 về "Quy trình giải quyết thông tin phản ánh liên quan các tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của ảng, pháp luật của Nhà nước".
Theo đó, Quy định 1374 đã quy định thông tin phản ánh được xác định là có cơ sở theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để xem xét, giải quyết cần lấy từ bốn nguồn. Thứ nhất, từ ý kiến cử tri. Thứ hai, từ hoạt động giám sát của cơ quan dân cử (đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, đại biểu HĐND, HĐND các cấp).
Thứ ba, thông tin phản ánh, khiếu nại, tố cáo của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân thông qua các đoàn thể chính trị, xã hội, hoạt động giám sát của UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn thành phố. Thứ tư, phản ánh của báo chí.
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong: Làm sâu sắc hơn các đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế Trao đổi về các giải pháp phát triển kinh tế Hà Nội trong giai đoạn hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay, tại cuộc Tọa đàm "Góp ý vào Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ XVII" do báo Kinh tế & Đô thị tổ chức, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong đã đề...