Nỗ lực vì một “Việt Nam xanh”
Vừa qua, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam phát động Chương trình Tết trồng cây “Panasonic vì một Việt Nam xanh” tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Nhân dịp này, ông Fukumori Eiji – Tổng giám đốc công ty TNHH Panasonic Việt Nam cho biết lý do tại sao Panasonic lại chú trọng tới vấn đề môi trường và tầm quan trọng của môi trường trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
Ông Fukumori Eiji, Tổng giám đốc Công ty TNHH Panaosonic Vietnam tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Vừa qua, Panasonic đã chọn xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để trồng tặng 30 nghìn cây phi lao trong chương trình Tết trồng cây “Panasonic vì một Việt Nam xanh”. Ông có thể cho biết lý do nào đã khiến Panasonic chọn địa điểm này để phát động chương trình của mình?
Với chiều dài 23 km bờ biển, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình là địa phương có thế mạnh về phát triển, nuôi trồng thủy hải sản và du lịch ven biển của tỉnh Thái Bình. Tiền Hải riêng và các địa phương ven biển nói chung đang bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Tại Cửa Cống Lân, khu vực ngoài chân đê biển của xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải có Cảng cá Cửa Lân với diện tích 4 ha, ngay sát chân đê biển nơi cảng cá Cửa Lân chưa có vành đai cây xanh che chắn giữ đất nên nơi đây không chỉ thường xuyên xảy ra hiện lở đất mà bão và triều cường luôn gây ảnh hướng tới các đầm nuôi trồng thủy sản – nguồn thu nhập quan trọng đối với cư dân vùng ven biển.
Ông có thể cho biết mục đích cũng như mong muốn của Panasonic khi phát động chương trình Tết trồng cây này?
Hoạt động Tết trồng cây được Panasonic Việt Nam tổ chức lần này nằm trong chuỗi các hoạt động sinh thái được thực hiện liên tục từ năm 2010 với mục tiêu đưa Panasonic trở thành doanh nghiệp sáng tạo xanh hàng đầu trong lĩnh vực điện tử vào năm 2018 nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập tập đoàn. Phần lớn ngân sách cho chương trình Tết trồng cây lần này được trích từ chiến dịch “Chúng tôi yêu Việt Nam” của Panasonic được thực hiện vào năm 2013. Khi khách hàng mua bất kỳ một sản phẩm tivi, tủ lạnh hay máy giặt Panasonic sản xuất tại Việt Nam, khách hàng sẽ đóng góp 10.000 đồng vào Quỹ trồng cây. Do đó, mục đích của Panasonic khi phát động Tết trồng cây với chủ đề “Panasonic vì một Việt Nam xanh” chính là truyền tải mong muốn chung tay góp phần bảo vệ môi trường của nhiều người dân Việt Nam khi tham gia vào chiến dịch này. Ngoài ra, hiện tượng ô nhiễm môi trường đang diễn ra khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng chính con người chúng ta có thể thay đổi việc này. Chúng tôi hy vọng, thông qua các “Hoạt động sinh thái” Panasonic sẽ cùng cộng đồng bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về vấn đề này.
Video đang HOT
Các em học sinh trường THCS Nam Thịnh hăng hái tham gia Tết trồng cây.
Tại sao Panasonic lại chọn môi trường là trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh của mình, thưa ông?
Kể từ khi Panasonic được thành lập vào năm 1918, triết lý kinh doanh của chúng tôi đã tập trung vào việc làm thế nào để đóng góp vào sự phát triển của xã hội bằng việc sống hài hòa với môi trường. Chính vì thế, “Ý tưởng sinh thái” và “Hoạt động sinh thái” đã trở thành yếu tố then chốt trong việc phát triển kinh doanh của Panasonic. Chúng tôi mang lại một phong cách sống thân thiện với môi trường bằng cách không chỉ tạo ra các sản phẩm tiên tiến để mang lại cuộc sống tươi đẹp hơn mà còn nỗ lực cùng cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.
Panasonic có ý định hợp tác cùng Bộ Tài Nguyên và Môi trường để nhân rộng chương trình “Panasonic vì một Việt Nam xanh” ra các địa phương khác tại Việt Nam trong tương lai?
Chúng tôi rất hi vọng có thể hợp tác cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện tiếp các chương trình “Panasonic vì một Việt Nam xanh” tại các địa phương khác ở Việt Nam không chỉ thông qua các hoạt động trồng cây, bảo vệ môi trường mà còn bằng các hoạt động để giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho thế hệ trẻ trên khắp Việt Nam. Chúng tôi luôn mong nhận được sự ủng hộ và hợp tác từ phía các địa phương, từ phía người dân để nhân rộng chương trình này, cùng làm lên một Việt Nam xanh.
Xin cám ơn ông.
PV
Theo Dantri
Hai "game thủ" nhí bỏ nhà lên Hà Nội tìm việc
Nghiện chơi điện tử, hay bị bố mẹ chửi mắng, ngày đầu tiên đi học sau Tết, Trường và Đại đã rủ nhau bán xe đạp, bắt xe khách lên Hà Nội tìm việc làm.
Ngày 7/2, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT - CATP Hà Nội) cho biết vừa trao trả 2 cháu bé bỏ nhà đi lang thang về với gia đình.
Theo đó, khoảng 21h30 ngày 5/2 (tức mồng 6 Tết), Thượng úy Đào Việt Long - Đội phó Đội CSGT số 6 - làm nhiệm vụ tại khu vực đường Phạm Hùng, gần bến xe Mỹ Đình, gặp 2 cháu trai đầu tóc bụi bặm, đeo ba lô trên người. Thượng úy Long gặng hỏi nhưng cả hai cháu không giải thích bất cứ điều gì.
Thượng úy Long động viên, khuyên nhủ 2 cháu bé.
"Lúc đầu, tôi nghĩ rằng hai cháu nhỏ này nhà ở gần khu vực quanh đây nhưng sau khi hỏi han, cả hai cháu đều nói loanh quanh, tôi đã báo cho công an phường gần đây để xác minh. Sau đó, tôi báo cáo đơn vị và đưa về trụ sở để chờ thông tin xác minh" - Thượng úy Long kể lại.
Tại trụ sở Đội CSGT số 6, hai cháu bé trên tỏ ra rất gan lỳ, nhất định không trả lời lý do bỏ nhà đi. Lãnh đạo đội đã bố trí chỗ nghỉ và mua đồ ăn cho hai cháu.
Đến trưa ngày hôm sau, 6/2, hai cháu nhỏ đề nghị với các cán bộ CSGT rằng: "Các chú cứ đưa cháu ra chỗ siêu thị Big C là cháu về được nhà dì cháu". Tuy nhiên, Thượng úy Long đã yêu cầu cả hai phải khai rõ nhân thân. Lúc này, hai cháu cho biết tên là Đào Văn T. (SN 2000) và Trương Văn Đ. (SN 2001), cả hai cùng có hộ khẩu thường trú tại Nam Thắng, Tiền Hải, Thái Bình và đang học lớp 7 Trường THCS Nam Thắng.
Qua nhiều cầu nối, Thượng úy Long đã liên hệ được với anh Đào Văn Dương, bố cháu T. Trao đổi qua điện thoại, Thượng úy Long yêu cầu anh Dương cùng người nhà của cháu Đ. mang đầy đủ giấy tờ, hộ khẩu và có xác nhận của chính quyền địa phương lên Đội CSGT số 6 để nhận con về.
Bố cháu T. trình các giấy tờ liên quan để nhận 2 cháu bé về.
Tiếp xúc với phóng viên tại trụ sở Đội CSGT số 6, hai cháu bé cho biết đều rất thích chơi trò chơi điện tử. Cả hai đều cho biết, bố mẹ làm nghề bán cá. Do bị chửi mắng nhiều, buổi đi học đầu tiên của năm mới, Trường và Đại đem hai chiếc xe đạp đi bán, sau đó bắt xe ô tô lên bến xe Mỹ Đình, Hà Nội với mục đích đi xin việc.
17h chiều 6/2, anh Đào Văn Dương, bố cháu T. đã có mặt tại trụ sở công an, làm các thủ tục cần thiết để nhận lại 2 cháu bé. Anh Dương chia sẻ: "Cả gia đình hai chúng tôi đi tìm khắp các quán "net" từ tối hôm các cháu bỏ nhà đi mà không thấy. Nếu không được các anh công an giữ lại, không biết các cháu có bị kẻ xấu làm hại không".
Trước khi ra về, anh Đào Văn Dương đã viết thư cảm ơn đến lãnh đạo và các cán bộ chiến sỹ Đội CSGT số 6, Công an thành phố Hà Nội.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Chợ "âm phủ" ngày cuối năm Khác hẳn với không khí ngày thường, không khí phiên chợ đêm - chợ "ma" Phủ Lý những ngày cuối năm rộn ràng và tấp nập. Khi mọi người còn chìm trong giấc ngủ cũng là lúc phiên chợ đêm Phủ Lý - hay còn có tên gọi khác là chợ "âm phủ" - bắt đầu. Không khí kẻ bán, người mua tấp...