Nỗ lực vì một ASEAN phát triển ổn định và thịnh vượng
Sáng 20-11 tại Thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo một số nước ASEAN, các đối tác của ASEAN, đại diện một số tổ chức tài chính quốc tế như: Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Quỹ tiền tệ quốc tế… đã tham dự Đối thoại toàn cầu ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama
tại Cuộc họp Cấp cao không chính thức Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương
Tại diễn đàn, các nhà lãnh đạo và đại diện một số tổ chức quốc tế đã thảo luận và trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu như khủng hoảng kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, phát triển bền vững… Đồng thời, các nước ASEAN cũng vận động và kêu gọi các Đối tác và các tổ chức tài chính quốc tế tiếp tục hỗ trợ ASEAN trong thực hiện các mục tiêu liên kết và hội nhập khu vực.
Phát biểu tại Đối thoại toàn cầu ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sáng kiến của nước chủ nhà Campuchia, cho rằng đây là cơ hội tốt để các nước cùng trao đổi và chia sẻ ý kiến về các vấn đề kinh tế khu vực và toàn cầu, cũng như các thách thức đang nổi lên đồng thời đề cao vai trò tích cực của ASEAN và khu vực Đông Á đóng góp vào các nỗ lực xây dựng một khu vực phát triển ổn định và thịnh vượng.
Cũng trong sáng 20-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo các nước Mỹ, Brunei, Malaysia, Singapore, New Zealand và Australia đã tham dự Cuộc họp Cấp cao không chính thức Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là cuộc gặp cấp cao đầu tiên của các nhà lãnh đạo 7 nước thành viên TPP nhân dịp Cấp cao Đông Á. Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam chia sẻ quyết tâm chung và sẽ tiếp tục đóng góp tích cực để có thể sớm hoàn tất đàm phán. Để TPP trở thành một cơ chế hợp tác hiệu quả, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các thành viên cần tiếp tục thúc đẩy các thoả thuận mang tính cân bằng, “vì sự phát triển” và thiết thực hỗ trợ các thành viên đang phát triển tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần duy trì sự năng động và vai trò đầu tàu của châu Á-Thái Bình Dương trong nền kinh tế thế giới.
Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 và các Hội nghị cấp cao liên quan, chiều 20-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và có các phát biểu quan trọng tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 7. Tại hội nghị, lãnh đạo các nước ASEAN và Đối tác liên quan đã tập trung bàn về các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược liên quan đến hòa bình và phát triển ở khu vực. Về Biển Đông, nhiều nước phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS) thực hiện hiệu quả DOC, Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN, Tuyên bố DOC và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Chiều 20-11 đã diễn ra Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21.
Theo ANTD
Liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng
Ngày 9-9, tại thành phố Vladivostok của Liên bang Nga, Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 20 đã tiếp tục hai phiên họp quan trọng về an ninh lương thực, tăng trưởng sáng tạo, tình hình kinh tế thế giới và ở châu Á - Thái Bình Dương.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh nỗ lực bảo đảm an ninh lương thực cần được gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển quốc gia tổng thể, quá trình tái cơ cấu kinh tế cũng như việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ và nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam, Chủ tịch nước khẳng định phát triển nông nghiệp và nông thôn chính là bước đột phá đầu tiên của công cuộc đổi mới và hiện tiếp tục là biện pháp hữu hiệu giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội. Chiều cùng ngày, Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 20 bế mạc. Các nhà lãnh đạo thông qua Tuyên bố chung "Liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng" cùng 5 văn kiện kèm theo về tăng trưởng sáng tạo, an ninh năng lượng, tự do hóa thương mại hàng hóa môi trường, hợp tác giáo dục, chống tham nhũng và minh bạch hóa.
Tuyên bố và các văn kiện này khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của các nhà Lãnh đạo APEC cam kết thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực, nâng cao vị thế quốc tế của Diễn đàn. Hội nghị đánh giá cao việc Liên bang Nga lần đầu tiên đăng cai và tổ chức thành công các hoạt động APEC trong năm 2012 với nhiều đề xuất, sáng kiến, thể hiện rõ vai trò ngày càng quan trọng của nước Nga ở khu vực.
Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 20 thành công tốt đẹp, đánh dấu chặng đường hợp tác đầy sôi động và hiệu quả của Diễn đàn APEC. APEC ngày nay đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vai trò là Diễn đàn hợp tác và liên kết kinh tế hàng đầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hướng tới tương lai, các thành viên đang nỗ lực để APEC ngày càng vững mạnh, liên kết chặt chẽ, vì hoà bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng ở khu vực.
Theo ANTD
Chủ tịch nước và ngoại giao kinh tế tại APEC Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ là diễn giả chính trong phiên họp về an ninh lương thực tại Hội nghị cấp cao APEC 20 diễn ra tại Vladivostok (LB Nga) diễn ra trong hai ngày 8 và 9/9. Nhận lời mời của Tổng thống Nga V.Putin, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm nay (7/9) đến Vladivostok bắt đầu tham gia...