Nỗ lực Tuần duyên Mỹ cứu ngôi làng khỏi họa diệt vong
Thủy thủ tàu USS Unalga cứu chữa dân làng Unalaska vào năm 1919, khiến tỷ lệ tử vong do cúm Tây Ban Nha tại đây là 12%, so với 90% toàn bang Alaska.
Thời tiết khắc nghiệt và địa hình phức tạp khiến bang Alaska của Mỹ là nơi rất khó để sinh tồn. Người dân ở ngôi làng Unalaska tại đây suýt bị xóa sổ khi dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát năm 1919 nếu không có sự giúp đỡ của thủy thủ đoàn một tàu tuần tra thuộc Tuần duyên Mỹ.
Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã khiến 500 triệu người nhiễm bệnh trên toàn thế giới, trong đó 50 triệu người chết. Việc nhiễm cúm Tây Ban Nha ở nơi xa xôi như Alaska không khác gì án tử, bởi năng lực chăm sóc y tế ở đây vào thời kỳ này rất kém.
USS Unalga tại Alaska năm 1919. Ảnh: USCG .
Mùa xuân năm 1919, cúm Tây Ban Nha bắt đầu xuất hiện ở Alaska và nhanh chóng xóa sổ nhiều ngôi làng. Ngày 26/5/1919, tàu tuần duyên USS Unalga tuần tra quanh quần đảo Aleutian, gần đảo Akun ở vịnh Seredka. Tàu khi đó vẫn trực thuộc hải quân Mỹ do Thế chiến I kết thúc chưa lâu. Họ có nhiệm vụ thực thi pháp luật, vận chuyển thư từ, cứu hộ, đồng thời được coi là một tòa án và bệnh viện nổi.
Video đang HOT
Trong thời gian tuần tra, thủy thủ đoàn nhận được tín hiệu cầu cứu về đợt bùng phát cúm Tây Ban Nha từ khu định cư mới trên đảo Unalaska. Dù nhận thêm một lời cầu cứu khác từ vịnh Bristol, hạm trưởng tàu USS Unalga quyết định khởi hành đến đảo Unalaska vào sáng hôm sau.
Khi đến nơi, họ bị sốc khi phát hiện toàn bộ ngôi làng và bác sĩ đều nhiễm cúm Tây Ban Nha. Chỉ một người trong số nhân viên trạm liên lạc vô tuyến hải quân trên đảo không bị nhiễm virus.
Chỉ ba người trên tàu được đào tạo chuyên sâu về y tế, nhưng tất cả 80 thành viên thủy thủ đoàn đều tham gia hỗ trợ người dân trong suốt một tuần. Họ chỉ đeo khẩu trang vải để bảo vệ bản thân.
Hạm trưởng quyết định sử dụng thực phẩm trên tàu để cứu trợ cho toàn bộ ngôi làng. Có thời điểm họ cung cấp tới 1.000 suất ăn mỗi ngày. Thủy thủ đoàn thậm chí còn xây dựng một bệnh viện dã chiến với hệ thống nước riêng, trong khi nguồn điện được được cấp từ máy phát trên tàu.
Do không có trang bị bảo hộ thích hợp, nhiều thủy thủ đã ngã bệnh, kể cả hạm trưởng, nhưng họ vẫn tiếp tục điều trị cho dân làng. Thủy thủ đoàn chăm sóc cả những trẻ em mồ côi sau khi cha mẹ chúng qua đời vì đại dịch. 45 người trong làng không qua khỏi và được thủy thủ đoàn chôn cất.
Ngày 3/6/1919, Tuần duyên Mỹ cử thêm lực lượng đến hỗ trợ, trong đó có nhiều nhân viên điều dưỡng. Nỗ lực của thủy thủ đoàn tàu USS Unalga bảo đảm tỷ lệ tử vong ở ngôi làng này chỉ là 12%, trong khi phần lớn bang Alaska có tỷ lệ tử vong tới 90%. Vào cuối đại dịch cúm Tây Ban Nha, khoảng 3.000 người Alaska đã thiệt mạng, hầu hết là dân bản địa.
Cháy tàu tuần tra 700 triệu USD của Mỹ
Tàu tuần tra Waesche của Tuần duyên Mỹ đột ngột bốc cháy khi làm nhiệm vụ ở tây Thái Bình Dương, khiến 5 thủy thủ bị thương.
"Khói đen xuất hiện trên tàu tuần tra USCGC Waesche lúc 17h18 ngày 20/9 khi nó làm nhiệm vụ ở tây Thái Bình Dương. Ngọn lửa bốc lên từ khu vực ống khói và lan ra xung quanh. Đám cháy được kiểm soát sau 90 phút, 5 thủy thủ bị thương trong nỗ lực chữa cháy nhưng không gặp nguy hiểm tính mạng và đã được đội ngũ y tế điều trị", Tuần duyên Mỹ ra thông cáo cho biết hôm 24/9.
Đám cháy trên USCGC Waesche hôm 21/9. Ảnh: Tuần duyên Mỹ.
Lực lượng này cũng công bố hình ảnh nỗ lực chữa cháy của thủy thủ đoàn, cho thấy ngọn lửa màu cam và nhiều đám khói bốc lên ở phía sau tàu. "Phản ứng nhanh nhạy và sự dũng cảm của thủy thủ đoàn đã giúp kiểm soát ngọn lửa", đại tá Jason Ryan, hạm trưởng USCGC Waesche, cho hay.
Con tàu sau đó tự di chuyển đến quân cảng Yokosuka, Nhật Bản, để đánh giá thiệt hại và sửa chữa. Tuần duyên Mỹ chưa công bố mức độ thiệt hại, trong khi nguyên nhân dẫn tới sự cố đang được điều tra. Đây là vụ cháy tàu thứ hai được Tuần duyên Mỹ công bố trong năm nay. Hồi tháng 8, tàu phá băng USCGC Healy cũng bị cháy, buộc Mỹ chấm dứt hoạt động tuần tra ở Bắc Băng Dương.
USCGC Waesche là chiếc thứ hai thuộc lớp Legend, loại tàu tuần tra lớn nhất trong biên chế Tuần duyên Mỹ. Nó được khởi đóng năm 2006 và đưa vào biên chế từ giữa năm 2010 với chi phí chế tạo ước tính gần 700 triệu USD.
Tàu dài 127 m, rộng 16 m và có lượng giãn nước 4.500 tấn, mang theo thủy thủ đoàn 113-150 người, có tầm hoạt động 22.000 km và đủ sức hoạt động liên tục 90 ngày trên biển. USCGC Waesche được trang bị pháo chính Mark 57 cỡ nòng 110 mm, một hệ thống pháo phòng thủ cực gần Phalanx, 4 súng máy cỡ 12,7 mm và hai súng máy M240B cỡ 7,62 mm.
USCGC Waesche cập cảng Yokosuka hôm 22/9. Ảnh: Tuần duyên Mỹ.
Tuần duyên Mỹ gần đây tăng cường hoạt động ở những vùng biển gần Trung Quốc, bao gồm diễn tập trên Biển Đông và phối hợp thực hiện các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải cùng hải quân Mỹ ở tây Thái Bình Dương và eo biển Đài Loan.
Tuần duyên Mỹ chỉ trích dân quân biển Trung Quốc Tuần duyên Mỹ nổ súng đuổi cá mập
California phong tỏa hơn 20 triệu người Giới chức California áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ở khu vực phía nam bang trong bối cảnh bệnh viện đối mặt nguy cơ quá tải vì Covid-19. Lệnh phong tỏa miền nam California có hiệu lực từ 0h ngày 7/12 (15h giờ Hà Nội), trong đó phần lớn công sở phải đóng cửa và công dân ở các hộ gia đình khác...