Nỗ lực thúc đẩy kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng của Tổng thống Joe Biden gặp khó
Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa ngày 8/6 đã kết thúc nhiều tuần đàm phán về một kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ cho tương lai của nước Mỹ, song cho đến nay hai bên không đạt được thỏa thuận đáng kể nào.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AFP (Pháp), Nhà Trắng và Thượng nghị sĩ Shelley Moore Capito – đại diện nhóm nghị sĩ trên, cho biết hai bên không thống nhất được mục tiêu của dự luật liên quan việc đầu tư tài chính nâng cấp hệ thống cầu đường, phương tiện giao thông công cộng, các bến cảng, mạng lưới Internet và nhiều hạ tầng quan trọng khác trên quy mô toàn quốc.
Trước đó, Nhà Trắng đề xuất giảm 550 tỷ USD quy mô gói đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu từ 2.300 tỷ USD xuống còn 1.700 tỷ USD thông qua cắt giảm hạng mục đầu tư vào băng thông rộng và cầu đường. Bất luận động thái nhượng bộ trên, nhưng 6 nghị sĩ đảng Cộng hòa gồm Shelley Moore Capito, John Barrasso, Roy Blunt, Mike Crapo, Pat Toomey, và Roger Wicker cho rằng đề xuất của Nhà Trắng không thể nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng khi đưa ra Quốc hội. Họ cũng đưa ra đề xuất của riêng họ, nhưng quy mô nhỏ hơn nhiều chỉ là 928 tỷ USD.
Theo Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki, Tổng thống Biden nêu rõ đề xuất mới nhất của nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa “không đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của đất nước” trong việc tu sửa cầu đường, tạo thêm việc làm cũng như chuẩn bị cho nước Mỹ trước tương lai chú trọng vào năng lượng sạch. Bà Jen Psaki cho biết thêm để thay đổi chiến lược của mình, Tổng thống Biden đã đàm phán với một nhóm mới gồm các thượng nghị sĩ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Ông Biden kêu gọi nhóm này tiếp tục làm việc với các thành viên khác trong đảng của họ để thúc đẩy một đề xuất lưỡng đảng mà ông hy vọng sẽ phù hợp hơn với các nhu cầu hạ tầng cấp thiết của nước Mỹ.
Video đang HOT
Bà Psaki cho rằng do quy mô gói đầu tư đã giảm, nên yêu cầu đối với những người được xem là nguồn thu cho gói đầu tư này cũng sẽ giảm. Theo đó, chính quyền Biden cam kết không tăng thuế đối với những người có thu nhập dưới 400.000 USD/năm.
Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhà Trắng gần đây hứng chỉ trích của đảng Cộng hòa vì quy mô quá lớn. Bằng kế hoạch này, Nhà Trắng muốn giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các vấn đề xã hội như chăm sóc người cao tuổi, bên cạnh việc đầu tư cho hạ tầng giao thông.
Theo dự tính của Nhà Trắng, kinh phí cho gói đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ đến từ nguồn thu thuế đối với các tập đoàn và người giàu ở Mỹ. Trong khi đó, các nhà lập pháp hàng đầu của đảng Cộng hòa phản đối ý định tăng thuế.
Tổng thống Biden liên tục bị kiện
14 tiểu bang đệ đơn kiện chính quyền Biden, thách thức sắc lệnh yêu cầu ngừng cho thuê mới các khu vực khai thác dầu mỏ và khí đốt trên đất và vùng biển liên bang.
"Chúng tôi tin rằng hành động của tổng thống là bất hợp pháp. Chúng tôi sẽ buộc ông ấy phải chịu trách nhiệm nhằm bảo đảm duy trì tiến bộ mà chúng tôi đạt được nhiều năm qua trong việc giúp bảo vệ dầu, khí đốt, và năng lượng nội địa" , Tổng chưởng lý bang Louisiana Jeff Landry nói trong một cuộc phỏng vấn.
Hành động pháp lý mới đây của Louisiana và 13 bang khác được đưa ra một ngày trước khi chính quyền Biden khởi động việc xem xét lại chương trình cho thuê nguồn đất và nước của liên bang để khai thác dầu và khí đốt.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Reuters)
Hồi tháng 1, ông Biden ký sắc lệnh tạm dừng các hợp đồng thuê dầu khí mới trên đất Mỹ trong lúc chờ chính quyền xem xét lại chương trình này. Đây được xem là một phần của kế hoạch sâu rộng nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Quyết định trên hứng loạt chỉ trích từ ngành công nghiệp dầu mỏ và các bang được hưởng lợi từ việc cho thuê đất liên bang để khai thác dầu.
Khi được hỏi về vụ kiện, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết chính quyền tiền nhiệm đã để các hợp đồng thuê đất và nước liên bang giá rẻ tràn ngập thị trường dầu.
Bộ Nội vụ, cơ quan giám sát chương trình cho thuê liên bang từ chối bình luận.
Trước đơn kiện này, chính quyền Biden bị 21 bang kiện về quyết định thu hồi giấy phép đối với đường ống dẫn dầu Keystone XL.
Vụ kiện, do hai bang Texas và Montana dẫn đầu cho rằng ông Biden đã vượt quá thẩm quyền bởi việc thu hồi giấy phép đường ống dẫn dầu xuyên biên giới là "quy định thương mại liên bang và quốc tế" và nên để Quốc hội quyết định.
Mỹ dọa tung đòn đáp trả vụ tập kích căn cứ ở Iraq Nhà Trắng đang xem xét biện pháp đáp trả quân sự với vụ tập kích rocket nhằm vào căn cứ không quân al-Asad tại Iraq, nơi lính Mỹ đồn trú. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki trong cuộc họp báo ngày 3/3 nói chính quyền Biden đang đánh giá xem ai là người chịu trách nhiệm trong vụ tập kích rocket...