Nỗ lực thoái nợ, đại gia tìm chốn yên thân
Thời điểm này, nhiều doanh nhân đã tự tin hơn về triển vọng của DN mình. “Bóng ma” phá sản ám ảnh giới đầu tư cũng dần biến mất. Sự may mắn và tầm nhìn dài hạn đã giúp không ít doanh nhân tránh bờ vực thẳm.
Thoát khỏi vùng nguy hiểm
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản của Hoàng Anh Gia Lai – HAGL (HAG) công bố hôm 9/10 cho biết, cổ đông DN đã thông qua việc trả cổ tức năm 2012 với 5% bằng tiền mặt (tương đương 500 đồng/cp). Việc chi trả được thực hiện trong quý IV/2013.
Với gần 720 triệu cổ phiếu đang niêm yết, tổng số tiền HAG bỏ ra trả cổ tức lên tới 360 tỷ đồng – ngang quy mô DN tầm trung – cao trên TTCK. Một tin vui đối với các cổ đông của HAG – vốn đã lâu không được trả cổ tức bằng tiền mặt; cũng chứng tỏ tình hình tài chính của HAG không còn quá chênh vênh và ở tâm bão như trước.
Đó là thời điểm cuối 2012, giới đầu tư khá lo ngại với con số chục nghìn tỷ nợ nần của HAGL – con đẻ của ông trùm BĐS, cao su Đoàn Nguyên Đức, hay “bầu Đức”. Khi đấy, vốn chủ sở hữu của HAG ở mức gần 9.800 tỷ đồng song vay nợ cao hơn nhiều lần. Tới cuối quý II/2013, vốn chủ sở hữu của HAG đã tăng vọt lên gần 12.700 tỷ đồng, và nợ cũng giảm đáng kể.
Sóng gió khủng hoảng đã qua với bầu Đức?
Những tin xấu dồn dập liên quan tới gánh nặng nặng nợ, chậm thuế, vụ Global Witness… xa dần. Thay vào đó, HAGL đón khá nhiều tin tốt liên quan tới tình trạng sức khỏe tài chính của DN, sự thành công trong bóng đá (U19) của bầu Đức, kết quả tốt đẹp khi tăng vốn, phát hành trái phiếu cũng như hàng loạt các vụ thoái vốn khỏi lĩnh vực thủy điện…
Chưa biết kết quả tái cấu trúc của HAGL sẽ ra sao, tập đoàn hồi phục và phát triển lên mức nào nhưng rõ ràng, DN của ông chủ Học viện Bóng đá HAGL Arsenal đã vượt qua thời điểm bão tố nhất. Doanh thu của HAG đang được cải thiện, lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ và kế hoạch 1.100 tỷ đồng của năm 2013 nhiều khả năng sẽ đạt được.
Khá tích cực giống HAGL, Ô tô Trường Hải vừa ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận ròng quỹ quý II/2013 đạt 257,2 tỷ đồng, tăng gấp 5 so với cùng kỳ, cao hơn lợi nhuận cả năm 2012 (240 tỷ đồng). Một thông tin tốt lành sau khi Trường Hải phải vật lộn với khó khăn và phải xin gia hạn 1.200 tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu.
Sự phục hồi về doanh thu và lợi nhuận của HAGL, Trường Hải gần đây đang rấy lên hy vọng về sự hồi phục, giống như hàng loạt các DN khác đang nỗ lực tái cấu trúc, rút chân khỏi bờ vực khủng hoảng và ổn định sản xuất kinh doanh như VCG, HQC, SCR, ITC, LCG, VID, ITA…
May mắn hay sự thức tỉnh
Video đang HOT
Khó khăn mà rất nhiều DN Việt vấp phải trong khoảng 2 năm gần đây, cũng là lý do khiến không ít công ty phải đóng cửa, phá sản chính là tình trạng mất thanh khoản, dòng tiền eo hẹp, nợ nần chồng chất trong khi không thể xoay được tiền mặt để duy trì hoạt động.
Với HAG, bầu Đức luôn duy trì một lượng tiền mặt vài nghìn tỷ để đảm bảo hoạt động. Trên thực tế, đây luôn được coi là một trong DN có lượng tiền mặt dồi dào nhất sàn. Song, con số 2.000-3.000 tỷ đồng tiền mặt của HAG lại trở nên nhỏ bé so với khối nợ nần hàng chục nghìn tỷ đồng đã được dùng cho rất nhiều dự án lớn.
Với VCG, HQC, SCR… cũng vậy, các DN này cũng gánh những khoản nợ khổng lồ do đầu tư quá dàn trải.
Có điểm chung đang diễn ra ở rất nhiều DN là hoạt động thoái vốn khỏi nhiều dự án, thu gọn hoạt động, tập trung vào lĩnh vực then chốt, có thể mạnh. Gần đây, bầu Đức đã bán hàng loạt dự án thủy điện và rút dần ra khỏi BĐS.
Tương tự, Vinaconex đã bán thành công rất nhiều khoản vốn góp vào các dự án, như 51% vốn XMC, 5% VCS, Park City; VCN,VC3, VC6, và đang thoái vốn tại Splendora, Xi măng Cẩm Phả…
Địa ốc Hoàng Quân (HQC) trong tháng 7 đã kịp cải thiện tình hình nợ/vốn thông qua vụ phát hành riêng lẻ 18 triệu cổ phiếu, thu về 180 tỷ đồng. Rất nhiều DN khác đã hoặc lên kế hoạch tăng vốn để củng cố lại sức khỏe tài chính, tìm dòng tiền hay rút khỏi đa ngành để phục hồi DN, mà SD5, QCG, NBB, Mai Linh, THV, GMD, HSG, SAM… là những ví dụ cụ thể.
Có thể thấy, thời gian gần đây, nhiều ông chủ DN đã nhận thấy sự nguy hiểm của cái bẫy tăng trưởng nóng. Họ đang tìm mọi cách đưa công ty trở về mô hình phát triển bền vững hơn. Trong số khá nhiều DN có dấu hiệu thoát khỏi vùng nguy hiểm thì không ít nơi vẫn bế tắc, tương lai u ám như trường hợp Thái Hòa, Sông Đà Thăng Long… Dường như có ông chủ vẫn trông mong vào sự may mắn và phép thần kỳ nào đó.
Theo Dantri
Những sếp lớn từ chức sau... mấy ngày nắm quyền
Vừa nhậm chức chưa được nóng ghế, không ít lãnh đạo đã bất ngờ thoái vị khiến cho dư luận xôn xao.
8 ngày
Mặc dù mức lương 80 triệu đồng/tháng kèm khoản thưởng 200.000 cổ phiếu Mai Linh cho thời gian làm việc từ 12/8/2013 đến 11/11/2013 nhưng chỉ sau 8 ngày chính thức điều hành hãng taxi này, bà Bùi Bích Lân đã quyết định từ nhiệm chiếc ghế tổng giám đốc.
Những năm vừa qua, Mai Linh vẫn loay hay xử lý nợ nần, kết quả kinh doanh nhiều năm thua lỗ và bị đối thủ lớn Vinasun vượt qua trên phương diện. Với việc từ chức của bà Lân thì Chủ tịch Mai Linh, ông Hồ Huy, quay trở lại chức vụ Tổng giám đốc kể từ chiều 13/9.
18 ngày
Vượt qua nhiều ứng viên sáng giá, ông Phạm Văn Trung được Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (HSG) chọn giữ cương vị Tổng giám đốc. Tuy nhiên, mới đảm đương 18 ngày, ông đã xin từ chức. Lý do xin thôi việc được ông Trung đưa ra là do cá nhân. Ý nguyện này của ông Trung đã được Hội đồng quản trị duyệt.
Ông Trung là một trong những người gắn bó với Tập đoàn Hoa Sen ngay từ những ngày đầu thành lập. Khởi đầu là trợ lý Tổng giám đốc, sau đó ông đảm nhiệm nhiều vị trí khác.
32 ngày
Ông Phạm Văn Thăng được bổ nhiệm làm phó tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) ngày 20/6. Ngay sau đó, ông đã quyết định thôi giữ chức vụ này từ ngày 22/7. Như vậy, chỉ sau 32 ngày ông đã rời chiếc ghế "nóng" này.
Theo quyết định của hội đồng quản trị SHB, ngân hàng này chấp thuận cho ông Phạm Văn Thăng được chấm dứt hợp đồng lao động với công ty và bàn giao toàn bộ các công việc, tài sản, hồ sơ quản lý cho tổng giám đốc.
4 tháng
Cuối tháng 11 năm ngoái, CEO Air Mekong Lương Hoài Nam cũng bất ngờ xin từ chức sau 4 tháng ở vị trí giám đốc điều hành hãng hàng không này, với lý do cá nhân. Thời điểm đó, chia sẻ trên trang cá nhân, ông Nam cho hay, lý do từ nhiệm của mình là muốn được sum họp cùng gia đình.
Hồi đầu tháng 7/2012, ông chính thức nhận vị trí giám đốc điều hành tại Air Mekong. Trước đó, ông có 11 năm công tác tại Vietnam Airlines. Từ năm 2004 đến 2010, ông làm cho hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific.
Phó tổng Giám đốc Nguyễn Văn Đức của Công ty CP ôtô Hàng Xanh bất ngờ nghỉ việc chỉ sau 4 tháng tại vị. Trước đó, ông Đức là Tổng giám đốc HAX, nhưng xin từ chức do năm 2012 công ty thua lỗ và lui xuống vị trí Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc kinh doanh.
5 tháng
Bà Đàm Bích Thủy - Tổng giám đốc VIB mới được bổ nhiệm hồi tháng 5/2013 thay bà Dương Thị Mai Hoa đã tạm thời "nhường ghế" cho ông Hàn Ngọc Vũ. Ông Vũ cũng đồng thời là thành viên HĐQT. VIB cho biết, lý do thay Tổng giám đốc của ngân hàng này là bà Thủy mong muốn từ nhiệm khỏi vị trí CEO để tập trung cho công việc mới, và được HĐQT VIB đồng ý
Trước đó, bà Dương Thị Mai Hoa bất ngờ ngờ từ chức Tổng Giám đốc VIB vào cuối tháng 1/2013 để chuyển sang làm Maritime Bank.
Hơn 1 năm
Ông Trương Đình Anh bất ngờ từ nhiệm Tổng Giám đốc FPT vào tháng 9/2012. Ông là tổng giám đốc thế hệ thứ ba của tập đoàn, sau ông Trương Gia Bình và ông Nguyễn Thành Nam.
Ông được bổ nhiệm từ tháng 3/2011 sau những thành tích ấn tượng tại Công ty Viễn thông FPT (FPT Telecom), đưa công ty này từ chỗ là một trung tâm Internet với 4 nhân sự trở thành nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến hàng đầu và là một trong 3 doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất tới sự phát triển Internet tại Việt Nam.
Theo Duy Anh
6 ô tô tông nhau liên hoàn Chiếc xe đầu tiên phanh gấp khiến 5 chiếc ô tô phía sau không kịp xử lý, húc liên tiếp vào nhau tạo nên vụ tai nạn dây chuyền trên đường Trường Chinh (TPHCM) vào trưa 23/8. Hiện trường vụ tai nạn dây chuyền Vào thời điểm trên, dòng xe đang lưu thông trên đường Trường Chinh hướng từ đường Cộng Hoà về...