Nỗ lực tạo ’sức hút’ cho du lịch Phú Tân
Phú Tân có đủ điều kiện để trở thành điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch (DL) của tỉnh An Giang với vùng sinh thái tự nhiên, mộc mạc và các làng nghề truyền thống, đền thờ, lễ hội, cơ sở tôn giáo tâm linh bản địa giàu bản sắc. Tuy nhiên, dù đã có nhiều nỗ lực, tiềm năng DL của địa phương vẫn chưa được khai thác xứng tầm. Bên cạnh hoạt động xúc tiến, huyện đã và đang đẩy mạnh các hoạt động truyền thông để ngày càng có nhiều du khách biết và đến để trải nghiệm.
Trong hoạt động xúc tiến DL, UBND huyện Phú Tân đã xây dựng kế hoạch duy trì loại hình DL sinh thái Lòng hồ Tân Trung gắn với DL tâm linh trên địa bàn. Cụ thể, huyện phối hợp Trung tâm Xúc tiến Du lịch An Giang lắp đặt 4 bảng chỉ dẫn DL, phối hợp và hỗ trợ đài truyền hình các tỉnh giới thiệu về những nét đổi mới của huyện thông qua 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới gắn với các làng nghề truyền thống, hoạt động đánh bắt cá bông lau trên sông Vàm Nao.
Rà soát các hộ dân có nhu cầu tham gia vào hoạt động DL tại địa phương, hỗ trợ UBND xã Tân Trung thành lập Tổ hợp tác DL. Hàng năm, thành viên trong tổ hợp tác được tham dự đầy đủ các lớp tập huấn, các buổi hội thảo chuyên đề về phát triển DL do các cơ quan, ban, ngành tỉnh tổ chức. UBND huyện Phú Tân đã làm việc với Công ty TNHH DL Đông Dương về việc duy trì và nâng chất loại hình hoạt động DL sinh thái kết nối DL tâm linh gắn với quảng bá làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện.
Trải nghiệm du lịch đặc trưng vùng sông nước là một trong những nét thú vị khi về cù lao Phú Tân
Theo thống kê, năm 2019, huyện Phú Tân đón hơn 1 triệu lượt khách đến địa phương, chủ yếu là DL tâm linh vào các dịp lễ đạo của Phật giáo Hòa Hảo. Riêng Tổ hợp tác DL Tân Trung đón trên 1.200 lượt du khách trong huyện và các tỉnh, thành phố đến tham quan trải nghiệm cuộc sống đồng quê và trên 3.000 lượt khách trải nghiệm loại hình câu cá giải trí. Cổng Thông tin điện tử huyện, trang fanpage mạng xã hội facebook được đưa vào vận hành, tích cực đẩy mạnh các hoạt động quảng bá hình ảnh, con người, vùng đất của huyện Phú Tân nói chung và các hoạt động DL Vàm Nao nói riêng đến với du khách gần xa.
Truyền thông còn giới thiệu về các chính sách ưu đãi để doanh nghiệp tiếp cận, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư của huyện. Với những nỗ lực trên, từ khóa “DL Phú Tân” đã được du khách biết ngày càng nhiều, đặc biệt gần đây còn có dịch vụ trải nghiệm mùa nước nổi mới hình thành ở đồng đông – tây Cái Mây (xã Hiệp Xương) đậm chất miệt vườn.
Video đang HOT
Theo đánh giá của huyện, Lòng hồ Tân Trung hiện nay còn hoang sơ, chưa được quy hoạch đầu tư và xây dựng hoàn chỉnh; các sản phẩm DL chưa đa dạng, phong phú. Những năm qua, mặc dù lãnh đạo huyện rất quan tâm khuyến khích đầu tư những mô hình phát triển DL nhưng do cơ sở hạ tầng còn hạn chế, chỉ dừng lại ở DL tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo (diễn ra mùa vụ) nên khó thu hút du khách sau các mùa lễ hội.
Đồng quan điểm trên, cuối năm 2019, theo khảo sát của tỉnh, kết cấu hạ tầng phát triển DL ở Phú Tân còn hạn chế, chưa có nhiều điểm vui chơi, giải trí để thỏa mãn nhu cầu khách DL, sản phẩm DL còn đơn điệu, thiếu tính độc đáo… UBND huyện Phú Tân đã kiến nghị tỉnh xem xét, hỗ trợ thực hiện các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2026, trong đó có cải tạo và mở rộng Lòng hồ Tân Trung; phát triển khu DL sinh thái Lòng hồ Tân Trung gắn với DL tâm linh thị trấn Phú Mỹ…
Trên cơ sở kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh) được huyện tiếp nhận kết quả từ tháng 10-2019 tại Sở Khoa học và Công nghệ, năm 2020, Phú Tân tiếp tục phát triển văn hóa sinh thái ở vị trí trọng điểm là Tân Trung. Địa phương đang tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm DL địa phương với nhiều hình thức như: xây dựng bản đồ DL, phát hành những ấn phẩm thông tin cần thiết về điểm lưu trú, hệ thống điểm tham quan DL, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt… và địa chỉ điểm tư vấn cung cấp thông tin cho khách DL.
Huyện sẽ xây dựng “Trang thông tin quảng bá DL huyện Phú Tân” để giới thiệu với du khách về lịch sử, con người, truyền thống văn hóa, cảnh quan sinh thái của vùng đất Phú Tân, giới thiệu chuyên đề về điểm đến, sản phẩm DL của địa phương. Đồng thời, cũng sẽ chú trọng hơn trong công tác phối hợp tổ chức lễ hội truyền thống trên địa bàn ngày càng hấp dẫn, tạo sự mới lạ, đặc thù nhằm thu hút khách DL trong và ngoài tỉnh.
Lễ tế thần Yadnya Kasada độc đáo của người Indonesia
Yadnya Kasada được xem là một trong những lễ hội độc đáo nhất và mang đậm bản sắc dân tộc của người Indonesia.
Ảnh: AFP.
Lễ hội Yadnya Kasada là phong tục lâu đời của tộc người Tengger. Với dân số khoảng 600.000, người Tengger chủ yếu theo đạo Hindu và sinh sống gần núi lửa Bromo, thuộc Công viên Quốc gia Bromo Tengger Semeru, đảo Java.
Lễ hội Yadnya Kasada thường được tổ chức vào tháng 7 đến tháng 8 hàng năm. Trong những ngày này, người dân bản địa sẽ leo lên miệng núi lửa Bromo để làm lễ tế thần. Ảnh: AFP.
Đầu tiên, người Tengger sẽ tụ họp ở đền thờ để cầu nguyện các vị thần Ida Sang Hyang Widi Wasa và Mahameru. Sau đó, họ nối bước nhau leo 50 bậc thang đá để lên đỉnh Bromo. Ảnh: AFP.
Ảnh: AFP.
Người hành hương cần mang theo nhiều loại thực phẩm như gạo, rau củ, trái cây và vật nuôi. Sau hành trình chinh phục ngọn núi, người dân sẽ ném thực phẩm vào miệng núi lửa để cầu mong may mắn, mùa màng bội thu.
Ảnh: AFP.
Người Tengger còn mạo hiểm đánh đu dọc theo sườn núi dốc đứng để hứng các vật phẩm tế thần. Họ cho rằng hứng được đồ tế thần linh sẽ mang về may mắn cho bản thân và gia đình.
Ảnh: AFP.
Ngày 14 là ngày cao điểm của lễ hội Yadnya Kasada. Đây cũng là lúc du khách cảm nhận được bầu không khí cầu may nhộn nhịp và sôi động. Phía trên miệng núi lửa nghi ngút khói, người dân liên tục tung hứng các vật phẩm tế thần linh.
Ảnh: AFP.
Yadnya Kasada được mệnh danh là một trong những lễ hội hoành tráng và đáng tham dự nhất nếu du khách có dịp ghé thăm đảo Java thuộc Indonesia. Lễ hội bắt nguồn từ truyền thuyết về công chúa Roro và chồng là Joko Seger. Theo đó, thần núi lửa đã ban cho cặp vợ chồng hiếm muộn một đứa con.
9 điều du khách nên làm nhất khi đến 'nơi của các vị thần' Lhasa, thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng, nằm ở bờ phía bắc của sông Lhasa tại dãy Hymalaya. Khu vực này có biệt danh là 'Tử Cấm Thành' vì có nhiều địa điểm tôn giáo linh thiêng. Lhasa được dịch nghĩa là 'Nơi của các vị thần'. Lhasa còn được mệnh danh là "Thành phố Ánh Dương" vì trung bình có...