Nỗ lực tăng sức mua ở chợ truyền thống
Dù còn rất nhiều chật vật, khó khăn nhưng đa số tiểu thương các chợ dân sinh đều kỳ vọng, khi thành phố phục hồi kinh tế, mở cửa đón khách quốc tế sẽ góp phần tăng sức mua ở kênh phân phối truyền thống nhanh hơn.
Một góc bán hàng khô tại chợ Bà Chiểu.
Thời điểm này của năm 2021, chợ Bình Tây (quận 6) rơi vào cảnh ảm đạm, vắng hẳn người bán lẫn người mua do dịch bệnh; thì năm nay, tiểu thương phấn khởi với những đơn hàng lớn, kênh bán sỉ, bán lẻ đều có nhiều khởi sắc hơn. “Từ sau Tết đến nay, tôi liên tục có những đơn hàng mới ở nhiều tỉnh, thành phố, Việt kiều ở nước ngoài cũng liên hệ mua hàng với số lượng kha khá. Doanh thu tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2021 dù hiện tại, giá cả các mặt hàng đều tăng vì chi phí vận chuyển, xăng dầu lên cao”, chị Minh, tiểu thương kinh doanh thực phẩm khô phấn khởi nói. Trưởng Ban quản lý chợ Bình Tây Lê Thị Thủy cho biết: Sức mua hiện nay có nhiều dấu hiệu tích cực so với thời điểm này năm trước nên tiểu thương rất mừng. Chợ có tổng cộng 2.358 sạp, hiện số lượng sạp bỏ trống khoảng 300. “Sức mua có khởi sắc là do chợ được công nhận là điểm đến du lịch. Không chỉ khách ngoại tỉnh mà nhiều khách ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đến quanh khu vực này thuê khách sạn nghỉ lại, tham quan mua sắm, thăm các ngôi chùa có kiến trúc Trung Hoa gần chợ” – bà Thủy nói.
Tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên, chưa nhiều chợ khởi sắc như chợ Bình Tây. Ngày cuối tuần, chúng tôi dạo một vòng các chợ dân sinh tại thành phố, hầu hết đều không còn cảnh tấp nập, nhộn nhịp như thời điểm trước dịch. Tại quầy hàng thực phẩm thịt cá, rau củ tại chợ Phú Lâm (quận 6), nhiều sạp vẫn còn bỏ trống. Mới hơn 10 giờ, nhiều quầy sạp tại chợ Bàn Cờ (quận 3) tiểu thương đã bắt đầu dọn dẹp, nghỉ bán. “Từ khi chợ mở cửa hoạt động trở lại, đa số tiểu thương chỉ họp chợ nửa buổi nhưng không nhộn nhịp, xôm tụ như trước. Bây giờ mặt hàng nào cũng tăng giá, hàng thiết yếu giá lại càng cao, trong khi thu nhập không tăng nên người mua thắt chặt chi tiêu” – chị Tâm, tiểu thương kinh doanh quần áo thời trang cho biết. Theo Ban quản lý chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình), trong đợt dịch bệnh lần thứ nhất vào đầu năm 2020 chỉ có tám hộ trả giấy phép kinh doanh. ến làn sóng dịch lần thứ hai (khoảng tháng 7-8/2020), con số đó là khoảng 30 hộ. Hiện tổng số sạp của chợ là 1.688, số sạp trống khoảng 700 sạp, số lượng này trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng.
Ban quản lý chợ Bàu Cát (quận Tân Bình) thông tin, tình hình kinh doanh tại chợ sau Tết rất chậm, số lượng tiểu thương ngưng kinh doanh ngày càng nhiều. Chợ có tổng cộng 515 sạp. Trước Tết, khoảng 40% số lượng sạp ngưng kinh doanh thì hiện đã tăng lên khoảng 50%. Trưởng Ban quản lý chợ Bàu Cát Nguyễn Thị Xuân Mai cho biết: “Chúng tôi đã liên tục gọi điện mời tiểu thương quay trở lại kinh doanh nhưng bà con cho rằng, do bên ngoài bán tự phát quá nhiều trong khi họ kinh doanh trong chợ phải đóng đủ thứ thuế, phí nên không cạnh tranh lại. Nhiều tiểu thương nợ tiền thuế từ tháng 10/2021 đến nay”. ại diện Ban quản lý chợ Bàn Cờ (quận 3) cho biết: Chợ có 174 ki-ốt cố định và khoảng 290 vị trí kinh doanh trước nhà dân. Trong số 174 ki-ốt thì có khoảng 70% tiểu thương kinh doanh trở lại sau dịch, còn 30% vẫn tiếp tục đóng quầy. Nguyên nhân, nhiều tiểu thương chưa trở lại chợ phần lớn vẫn còn e ngại dịch ảnh hưởng đến việc bán buôn.
Với tiểu thương chưa bán trở lại, họ đều làm đơn để được ngưng đóng thuế quầy sạp… “Thực tế sức mua ở chợ đang giảm rất sâu, hiện chỉ còn khoảng 30% nên nhiều thương nhân vẫn chưa trở lại chợ. Tuy nhiều tiểu thương đóng quầy sạp nhưng chỉ một phần rất nhỏ treo biển sang sạp, còn lại họ vẫn giữ sạp và sẽ trở lại kinh doanh trong thời gian tới.
Video đang HOT
Chúng tôi đang xin UBND quận 3 cho phép triển khai kế hoạch sắp xếp, quy hoạch lại các quầy hàng kinh doanh có hiệu quả hơn. ể hỗ trợ tiểu thương, Ban quản lý chợ Bàn Cờ giới thiệu, bảo lãnh tiểu thương vay vốn ưu đãi; vận động bán hàng có nguồn gốc, bình ổn giá hàng hóa thực phẩm trong thời điểm xăng, dầu tăng cao để khách yên tâm đến chợ mua sắm”- lãnh đạo chợ Bàn Cờ khẳng định.
ể tăng sức mua tại chợ truyền thống, Chủ tịch Hội Phụ nữ chợ Bà Chiểu ỗ Thúy Hòa cho hay: Quận Bình Thạnh đã chọn chợ thí điểm kinh doanh theo mô hình chợ trực tuyến. “Mới đây, có một đơn vị công nghệ thông tin đã đến gặp các tiểu thương, lấy thông tin, chụp hình quầy sạp để đưa lên gian hàng trực tuyến. a số tiểu thương đều rất phấn khởi, bước đầu việc bán hàng trên mạng này sẽ được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, tiểu thương sẽ có cơ hội bán hàng nhiều hơn, góp phần kéo mãi lực chợ đi lên”-bà Hòa kỳ vọng. Theo Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh, dịch Covid-19 xuất hiện, cùng với sự phát triển của công nghệ, kênh mua sắm tại các chợ truyền thống gặp nhiều khó khăn, chịu sự cạnh tranh của các kênh phân phối khác. Dịch bệnh góp phần hình thành xu hướng mua sắm mới của người tiêu dùng. Tuy nhiên, chợ truyền thống vẫn có vai trò quan trọng trong kênh phân phối, tiêu thụ hàng hóa. Do đó, Sở triển khai mô hình chợ trực tuyến với mục đích số hóa chợ truyền thống nhằm phù hợp với xu thế tiêu dùng mới. “Hiện tại, chợ trực tuyến đang tiến hành triển khai rộng rãi tại các quận ở thành phố Hồ Chí Minh, số hóa được hơn 20 chợ truyền thống trên địa bàn, giúp người tiêu dùng dễ dàng mua sắm hơn. Ngoài ra, giúp tiểu thương có thêm mảng kinh doanh mới. Nếu chợ truyền thống bán chỉ một buổi thì giờ bán trực tuyến, có thể kinh doanh cả ngày. Chúng tôi cũng tham mưu với UBND thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu đề án chuyển đổi, xây dựng mô hình chợ truyền thống, chợ đầu mối thích ứng với tình hình dịch bệnh cũng như xu hướng chuyển đổi số”, Giám đốc Sở Công thương thành phố Bùi Tá Hoàng Vũ chia sẻ.
Tiểu thương dự kiến không tích trữ hàng hoá Tết Nguyên đán
Dịp trước Tết dương lịch và cả Tết Nguyên đán, nhiều tiểu thương ở các chợ truyền thống cho biết, sẽ không tích trữ hàng hoá Tết Nguyên đán do lo ngại dịch Covid-19 đang bùng phát.
Sức mua giảm, tiểu thương kinh doanh cầm chừng, không tích trữ hàng hoá Tết Nguyên đán
Những ngày qua, dịch Covid - 19 có những diễn biến phức tạp tại Hà Nội. Theo đó, mỗi ngày, TP.Hà Nội có hàng nghìn ca mắc Covid - 19 mới được ghi nhận. Tuy nhiên, hiện tại, theo khảo sát của PV, giá cả các mặt hàng ở các chợ, siêu thị vẫn được duy trì ở mức bình ổn.
Cụ thể, giá thịt heo mát Meat Deli phân phối ở các siêu thị ghi nhận không có sự điều chỉnh nào so với những ngày hôm trước. Theo đó, mức giá thịt lợn do thương hiệu này bán ra đang dao động trong khoảng 129.900 - 189.900 đồng/kg. Trong đó, thịt đùi heo và thịt ba rọi đang có giá bán lần lượt là 119.900 đồng/kg và 189.900 đồng/kg.
Tại các chợ truyền thống ở Hà Nội như quanh khu vực Mỹ Đình, Cầu Giấy, Nghĩa Tân,... giá thịt lợn cũng dao động trong khoảng 100.000 đến 180.000 đồng/kg tùy loại. Giá một số mặt hàng rau củ quả như súp lơ, su su, rau cải,... dao động trong khoảng trên dưới 20.000 đồng/kg.
Chia sẻ về kế hoạch kinh doanh thời gian tới, một số tiểu thương đánh giá, sức mua của người tiêu dùng năm nay sẽ giảm mạnh, do đó, lượng dữ trự hàng hóa cũng sẽ không cao nên tiểu thương dự kiến không tích trữ hàng hoá Tết Nguyên đán.
Theo chị Liên, một tiểu thương kinh doanh rau, thịt tại chợ Mỹ Đình cho hay, cùng thời điểm hàng năm, các hộ kinh doanh sẽ trữ hàng bán Tết rất nhiều. Tuy nhiên, trước tác động của dịch Covid-19, sức mua giảm sút nên hầu như không ai dám trữ hàng nhiều mà chỉ đủ hàng bán cầm chừng. Chúng tôi không tích trữ hàng hoá Tết Nguyên đán nhiều.
"Trung bình một ngày tôi đặt lò mổ khoảng 1 đến 1,5 con lợn và khoảng 20 đến 30 kg rau, củ mỗi loại. Dịp cuối năm, tôi thường phải đặt đến 3, 4 con lợn thậm chí nhiều hơn để bán. Tuy nhiên, năm nay, do dịch bệnh, các hàng quán bán chậm, người tiêu dùng đơn lẻ cũng ít nên tôi dự kiến sẽ nhập hàng ít đi", chị Liên chia sẻ.
Đồng quan điểm trên, anh Quang Dũng, một tiểu thương chuyên cung cấp lợn "cắp nách" từ Sơn La về Hà Nội đánh giá, dịp tết năm nay, giá loại lợn này có thể sẽ tăng khoảng 10%.
Cùng với đó, anh Dũng nhận định, nhu cầu thị trường năm nay cũng sẽ giảm mạnh so với mọi năm. Do đó, giới thương lái sẽ không "găm" hàng sẵn mà chỉ thực hiện theo đơn đặt hàng của một số khách quen.
"Thông thường, giá lợn "tên lửa" (lợn Mán, cắp nách) có giá trong khoảng 150.000 - 200.000 đồng/kg tùy loại. Tuy nhiên, năm nay, tôi nghĩ rằng giá sẽ phải tăng khoảng từ 5% - 10% do giá thức ăn chăn nuôi, nhân công tăng. Đặc biệt, theo tôi, giá lợn đến tay người dân Hà Nội sẽ phải chịu phần lớn chi phí vận chuyển do giá xăng dầu quá cao.
Hàng năm, mỗi dịp gần tết, chúng tôi có thể tung ra thị trường tới hàng trăm con lợn. Trong đó, khoảng 70% cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn phục vụ nhu cầu liên hoan cuối năm. Có những lúc cao điểm, ngoài số lợn đã hợp đồng cung cấp sẵn, chúng tôi còn "găm" sẵn khoảng 20 - 30 con, nuôi ở ngoại thành Hà Nội để khi khách có nhu cầu sẽ cung cấp được ngay. Với tình hình dịch thì chỉ dám nhận đặt hàng đến đâu thì nhập về đến đấy", anh Dũng chia sẻ.
39.000 tỷ đồng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2022
Nhận định về thị trường hàng hóa cuối năm 2021, đầu năm 2022, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội cho rằng, hiện tại, mới có quận Đống Đa nằm trong diện "màu cam" về dịch Covid-19. Tuy nhiên, TP.Hà Nội cũng không thể đề phòng nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng trong dịp cuối năm 2021.
Nhiểu tiểu thương, hộ kinh doanh dự kiến không dự trự hàng hóa dịp Tết Nguyên đán 2022. (Ảnh: Thanh Phong)
"Sở Công Thương phải có kịch bản đề phòng những vấn đề này. Hiện tại, chỉ còn khoảng nửa tháng nữa là hết năm dương lịch và hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Nếu dịch bùng phát mạnh, vấn đề lưu thông phân phối chắc chắn có ảnh hưởng. Việc ảnh hưởng như thế nào là do sự chuẩn bị của chúng ta", ông Phú đánh giá.
Cũng theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, trong bối cảnh hiện tại, giá nguyên liệu sản xuất, đầu vào cao khiến giá thành sản phẩm cao là không thể tránh khỏi. Mục tiêu bây giờ không phải là kéo giá xuống mà phải kìm hãm đà tăng, giữ bình ổn.
Theo dự báo từ Sở Công Thương Hà Nội, khả năng cung ứng và nhu cầu một số nhóm hàng thiết yếu cần chuẩn bị trong dịp Tết Nguyên đán 2022 là đối với khoảng 10,33 triệu người sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Nội. Do đó, Sở Công Thương Hà Nội đã chuẩn bị lượng hàng hoá ước tính khoảng 39.000 tỷ đồng để phục vụ Tết trên địa bàn thành phố.
Giá thực phẩm tại Hà Nội tăng, cần phát huy vai trò 'bình ổn giá' Sau 3 tuần Hà Nội giãn cách toàn thành phố, mặc dù đã có thêm nhiều điểm bán hàng bình ổn nhưng giá thực phẩm tại một số chợ dân sinh vẫn tăng do vận chuyển rất khó khăn. Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội nhấn mạnh: Cần phải...