Nỗ lực phi lý của học giả Trung Quốc, Đài Loan
Một nhóm học giả Trung Quốc và Đài Loan kêu gọi đẩy mạnh nghiên cứu bản đồ “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh tuyên bố ở biển Đông.
Ông Ngô Sĩ Tồn (phải) trong một hội thảo gần đây. Ảnh: Chinareviewnews.com
Ngày 28.10, báo Taipei Times đưa tin, một nhóm học giả Trung Quốc đại lục và Đài Loan vừa cùng nhau tổ chức hội thảo để yêu cầu chính quyền hai bên đẩy mạnh nghiên cứu về “đường lưỡi bò” ngang ngược. Lâu nay, cả Bắc Kinh và Đài Bắc đều dùng bản đồ trên tuyên bố chủ quyền vô lý, chiếm gần trọn biển Đông trong đó, có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Vì thừa biết tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh và Đài Bắc ở biển Đông không có cơ sở về mặt pháp lý, nên nhóm học giả trên ra sức đề xuất chính quyền hai bên “chọn lựa tài liệu lịch sử phù hợp để cộng tác đưa ra lập luận”.
Những người này cũng đề xuất các công ty dầu khí Trung Quốc đại lục và Đài Loan mở rộng hợp tác để thăm dò nguồn tài nguyên xung quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nếu như thế, đây là hành động trái phép bất chấp luật pháp quốc tế và Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký kết.
Rõ ràng, nếu có chứng cứ hợp pháp thì Trung Quốc đại lục và Đài Loan không cần phải gượng ép chọn lựa cái gọi là “tài liệu lịch sử phù hợp”. Thậm chí, trong cuộc trả lời hãng tin Tân Văn xã hồi tháng 5, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải (Trung Quốc) Ngô Sĩ Tồn từng thừa nhận rằng “sự hợp lý” trong tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên biển Đông chỉ dựa trên luật pháp nước này mà chẳng viện dẫn luật pháp quốc tế.
Như vậy, học giả Trung Quốc đại lục và Đài Loan đang cố tình lờ đi tính sự thật của lịch sử và luật pháp quốc tế rằng Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đề xuất trên của học giả Trung Quốc và Đài Loan đã đi ngược lại với quan điểm chung của giới đồng nghiệp quốc tế.
Ngày 24.10, Trường Đào tạo nhân viên và sĩ quan chỉ huy hải quân Indonesia vừa tổ chức hội thảo quốc tế “Chiến lược hàng hải mang tính hợp tác nhằm tăng cường an ninh và ổn định trên biển Đông” tại Jakarta. Theo TTXVN, hội thảo có sự tham gia của giới quan chức, học giả đến từ nhiều nước như Anh, Trung Quốc, Singapore và chủ nhà Indonesia.
Tại đây, hầu hết các đại biểu đều tái khẳng định cần đảm bảo an ninh, ổn định trên vùng biển này trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, thỏa thuận hiện hành trong đó có DOC, Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Theo các đại biểu, DOC là tiền đề quan trọng để hướng tới Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Ngoài ra, vào ngày 23.10, hội thảo quốc tế chủ đề “Thực trạng vấn đề chủ quyền biển Đông và giải pháp” đã diễn ra ở Đại học Tổng hợp Chosun thuộc thành phố Gwangju, Hàn Quốc. Tại hội thảo, Giáo sư chuyên ngành Việt Nam học Lee Yun-boem- thuộc Trường Đại học Chungwoon (Hàn Quốc)- nhấn mạnh, Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử minh bạch chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- theo TTXVN.
Tương tự, Giáo sư Ahn Kyong-hwan của ĐH Chosun nhận định, về mặt lịch sử thì quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được chứng minh một cách rõ ràng là đã được Việt Nam cai quản một cách hiệu quả từ lâu.
Ngoài ra, tiến sĩ Isabel- thuộc Đại học Chosun- cũng khẳng định Việt Nam- chứ không phải quốc gia nào khác, đã sở hữu một cách thực chất quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ lâu. Theo ông, Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa theo phương thức hòa bình và liên tục kể từ thế kỷ 17.
Theo laodong











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'

Động lực và tia hy vọng mới cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

Ba vấn đề nóng mà Tổng thống Trump phải quyết định trong vài tháng tới

Phát hiện đường dây buôn lậu linh kiện UAV tại châu Âu liên quan đến Hezbollah

Các tổ chức phi chính phủ châu Âu lo ngại nguy cơ bị cắt giảm tài trợ

Pháp đánh thuế người giàu để giảm thâm hụt ngân sách

Bài học từ chiến trường Ukraine tái định hình tương lai ngành công nghiệp quốc phòng Đức

Dân số Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 1950

Bước đi của Mỹ có thể dẫn tới thay đổi sâu rộng trên thị trường vũ khí toàn cầu

Goldman Sachs tăng dự đoán giá vàng, hạ triển vọng giá dầu

EU hỗ trợ tài chính 1,8 tỷ USD cho Chính quyền Palestine

Campuchia tổ chức lễ cầu an nhân dịp Tết cổ truyền 2025
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh lộ mặt mộc thiếu son phấn, visual không chỉnh sửa khác lạ ra sao?
Sao việt
22:14:26 14/04/2025
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
Tin nổi bật
22:02:43 14/04/2025
Lí do gì Jisoo (BLACKPINK) không đến cổ vũ Jennie, Lisa tại Coachella?
Sao châu á
22:01:20 14/04/2025
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"
Nhạc việt
21:57:49 14/04/2025
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!
Nhạc quốc tế
21:36:35 14/04/2025
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ
Sao thể thao
21:02:01 14/04/2025
Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn
Pháp luật
19:25:51 14/04/2025
Ca tử vong thứ 4 nghi do bệnh dại tại Bình Thuận
Sức khỏe
19:21:26 14/04/2025
Algeria trục xuất 12 nhân viên Đại sứ quán Pháp

Phát hiện người yêu quen cùng lúc 3-4 cô, nữ ca sĩ Việt nổi tiếng: "Tôi quyết định chơi chiêu"
Tv show
19:18:47 14/04/2025