Nỗ lực ngăn chặn nguy cơ tràn dầu ngoài khơi Yemen
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 11/5, các quốc gia tài trợ đã cam kết cung cấp hơn 33 triệu USD nhằm hỗ trợ ngăn chặn nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ tàu chở dầu FSO Safer – vốn bị bỏ lại ngoài khơi thành phố Hodeidah của Yemen từ năm 2015.
Tàu FSO Safer mắc kẹt ngoài khơi cảng Ras Isa, Yemen, ngày 19/7/2020. Ảnh (chụp từ vệ tinh bởi Maxar Technologies): AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 9/5, Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo con tàu chở dầu có tuổi thọ 45 năm này đang bị rỉ sét. Trước đây, FSO Safer được sử dụng làm bể chứa nổi nhưng hiện bị bỏ hoang ở ngoài khơi bờ biển thành phố cảng Hodeidah, dẫn tới nguy cơ bị vỡ. Hiện trên tàu đang có 1,1 triệu thùng dầu thô. Khoản tiền tài trợ 33 triệu USD, được LHQ và Hà Lan phối hợp vận động thông qua hội nghị ngày 11/5, là quá ít so với mục tiêu có được khoảng 80 triệu USD để chi trả cho việc hút 1,1 triệu thùng dầu thô ra khỏi tàu FSO Safer.
Điều phối viên nhân quyền LHQ về Yemen David Gressly nhấn mạnh cam kết tài trợ này đánh dấu sự khởi đầu mạnh mẽ nhằm bảo đảm thành công của dự án, trong đó bao gồm nỗ lực vận động khu vực tư nhân. LHQ và các nước sẽ cần nỗ lực để có được khoản hỗ trợ tài chính còn lại, qua đó triển khai chiến dịch ngăn chặn nguy cơ tràn dầu.
Tàu FSO Safer bị mắc kẹt ngoài khơi cảng Ras Isa của Yemen từ năm 2015, khi lực lượng Houthi kiểm soát khu vực này. Từ thời điểm này, con tàu trở thành đối tượng tranh chấp quyền sở hữu giữa Houthi và Chính phủ Yemen được quốc tế công nhận. Sau 5 năm neo đậu và không được bảo dưỡng, con tàu này dần xuống cấp nghiêm trọng. Theo ông Gressly, nếu tàu FSO Safer bị vỡ thì tác động của vụ tràn dầu này “sẽ rất thảm khốc”, ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Các quan chức LHQ ước tính cần chi tổng cộng 144 triệu USD cho toàn bộ hoạt động làm sạch, trong đó dành 79,6 triệu USD cho giai đoạn khẩn cấp ban đầu để bơm dầu độc hại sang một tàu thay thế tạm thời khác.
Không kích ở Yemen khiến trên 200 người thương vong
Các tổ chức quốc tế hoạt động tại Yemen ngày 21/1 thông báo trên 200 người thương vong trong cuộc không kích xảy ra trước đó cùng ngày nhằm vào một nhà tù ở tỉnh Saada, miền Bắc Yemen.
Cảnh đổ nát sau vụ không kích của Liên quân Arab nhằm vào nhóm vũ trang Houthi ở Sanaa, Yemen, ngày 18/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Basheer Omar, phát ngôn viên của ICRC cho biết con số thương vong vẫn tiếp tục tăng. Theo tổ chức Bác sĩ không biên giới, hiện các bệnh viện tại tỉnh Saada đã quá tải sau vụ không kích. Một bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 70 người thiệt mạng và 138 người bị thương, trong khi 2 bệnh viện khác tiếp nhận nhiều người bị thương. Tổ chức này cho biết lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát. Do đó, chưa thể thống kê chính xác số người thiệt mạng và bị thương.
Trong khi đó, tổ chức quốc tế Cứu trợ trẻ em (Save the Children) thông báo đã có 63 người thiệt mạng trong các vụ không kích trên cả nước Yemen trong ngày 21/1, trong đó có 3 trẻ em thiệt mạng do trúng tên lửa ở thành phố Hodeidah, miền Tây nước này.
Hiện chưa rõ lực lượng nào tiến hành các vụ tấn công nói trên.
Vụ không kích xảy ra 5 ngày sau khi lực lượng Houthi tuyên bố tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái nhằm vào các mục tiêu tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) khiến 3 người thiệt mạng.
Theo đề nghị của UAE, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tiến hành họp khẩn trong ngày 21/1 về các vụ tấn công của Houthi nhằm vào UAE. Các nước thành viên HĐBA đã lên án các cuộc do Houthi tiến hành tại Abu Dhabi. Trước thềm cuộc họp, Na Uy - nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của HĐBA LHQ trong tháng này cũng lên án các vụ không kích mới nhất tại Yemen khiến nhiều người thiệt mạng.
Cuộc xung đột ở Yemen bắt đầu xảy ra hồi năm 2014 khi lực lượng Houthi chiếm giữ thủ đô Sanaa. Số liệu thống kê của Liên hợp quốc (LHQ) cho thấy đến cuối năm 2021, khoảng 377.000 người Yemen thiệt mạng do xung đột, nạn đói và bệnh tật. Cuộc khủng hoảng tại Yemen cũng đẩy hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, nhiều người rơi vào cảnh thiếu ăn. LHQ đã gọi đây là cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất của thế giới.
Chính phủ Yemen kêu gọi LHQ ngăn chặn Houthi vi phạm thỏa thuận ngừng bắn Chính phủ Yemen ngày 5/5 đã kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) và Đặc phái viên LHQ về Yemen, ông Hans Grundberg, thực hiện hành động "nghiêm túc và thực tế" nhằm ngăn chặn lực lượng Houthi vi phạm thỏa thuận ngừng bắn do LHQ bảo trợ, có hiệu lực từ ngày 2/4. Các tay súng Houthi tại Sanaa, Yemen. Ảnh tư liệu:...