Nỗ lực mới của IMF nhằm giúp thế giới ứng phó với khủng hoảng lương thực
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 30/9 đã cảnh báo cuộc chiến tại Ukraine đã làm gián đoạn dòng chảy ngũ cốc và phân bón, dẫn đến cuộc khủng hoảng an ninh lương thực tồi tệ nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 với khoảng 345 triệu người đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đói tới mức đe dọa tính mạng của họ.
Người tị nạn nhận lương thực cứu trợ tại Gondar, Ethiopia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cùng ngày, IMF cũng đã thông qua một cơ chế cho vay khẩn cấp mới nhằm hỗ trợ các nước đang đối mặt với tình trạng “mất an ninh lương thực nghiêm trọng”, khi giá cả tăng cao trên toàn cầu.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhấn mạnh những cú sốc khí hậu, xung đột và đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất và phân phối lương thực, khiến giá mặt hàng này tăng cao. Song cuộc xung đột tại Ukraine còn đẩy giá lương thực và phân bón tăng cao hơn nữa. Hệ quả là một cuộc khủng hoảng lương thực đang lan rộng trên toàn cầu, khiến cuộc sống và sinh kế của 345 triệu người bị đe dọa do tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.
Video đang HOT
Một tài liệu nghiên cứu mới công bố của IMF ước tính rằng 48 quốc gia dễ tổn thương nhất do tình trạng thiếu lương thực phải đối mặt với việc các hóa đơn nhập khẩu của họ tăng tổng cộng thêm 9 tỷ USD vào năm 2022 và 2023, do giá thực phẩm và phân bón tăng đột ngột. Điều này sẽ làm xói mòn nguồn dự trữ ở nhiều quốc gia gặp nhiều khó khăn, vốn đã phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về cán cân thanh toán do đại dịch COVID-19 và chi phí năng lượng tăng cao.
IMF cũng kêu gọi các nước loại bỏ các lệnh cấm xuất khẩu lương thực và các biện pháp bảo hộ khác. Tổ chức tài chính trích dẫn nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) rằng những biện pháp này góp phần tới 9% vào mức tăng giá lúa mì thế giới.
Theo IMF, sự cải thiện trong sản xuất và phân phối cây trồng, bao gồm cả việc tăng cường tài trợ cho các hoạt động thương mại trong ngành nông nghiệp cũng là yếu tố quan trọng để giải quyết cú sốc giá lương thực hiện nay. Tổ chức này nói thêm những khoản đầu tư nhằm giúp ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao khả năng quản lý nước và bảo về cây trồng cũng cần thiết để các nước đối phó với hạn hán và các hiện tượng khí hậu khó lường khác.
Về Cơ chế chống sốc lương thực (Food Shock Window) mới ra mắt, bà Georgieva nêu rõ cơ chế cho vay trên sẽ nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tài chính khẩn cấp, giúp người dân tại các quốc gia dễ tổn thương ứng phó với một trong những cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất.
Cơ chế cho vay mới nêu trên là một phần thuộc hai chương trình viện trợ khẩn cấp do IMF thiết lập, nhằm giúp các quốc gia ứng phó với những tác động của đại dịch COVID-19. Chúng bao gồm Công cụ tín dụng nhanh (Rapid Credit Facility) cho các quốc gia nghèo nhất vay không lãi suất với kỳ hạn lên tới 10 năm, bên cạnh Công cụ Hỗ trợ tài chính nhanh (Rapid Financing Instrument) cho các nước giàu hơn vay và phải hoàn trả trong thời gian tối đa 5 năm.
Tổng Giám đốc Georgieva cho hay cơ chế cho vay mới có thể được sử dụng tại những nơi mà các khoản tài trợ và những khoản cho vay ưu đãi của các đối tác không đủ, hoặc không thể thực hiện được chương trình do IMF hỗ trợ.
Ai Cập nêu các ưu tiên tại COP27
Phát biểu tại Khóa họp 77 Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ), ngày 24/9, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry đã nêu bật các ưu tiên của nước này với tư cách là nước chủ nhà và Chủ tịch của Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về về biến đổi khí hậu (COP27), sẽ diễn ra từ ngày 6 - 18/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh ở Biển Đỏ.
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry phát biểu tại Khóa họp 77 Đại Hội đồng LHQ ở New York, Mỹ ngày 24/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Ai Cập tuyên bố sẽ nỗ lực giải quyết các mối quan tâm của châu Phi về khí hậu, bao gồm việc thực hiện các cam kết về khí hậu và khẳng định rằng châu lục này không chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng khí hậu, song phải gánh chịu những hậu quả tiêu cực nhất trên các mặt kinh tế, xã hội, an ninh và chính trị.
COP27 cũng sẽ chú trọng tới quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, những tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, cũng như việc cung cấp nguồn tài chính khí hậu thỏa đáng cho các nước đang phát triển.
Quan chức ngoại giao Ai Cập cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng hỗ trợ cho các quốc gia nghèo đang đối mặt với sự tàn phá của biến đổi khí hậu, khẳng định thêm rằng các nước nghèo "là những nước xứng đáng nhất được hỗ trợ".
Trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng Shoukry cũng bày tỏ quan ngại về các thách thức mà thế giới đang đối mặt như khủng hoảng lương thực, biến đổi khí hậu... Ông nhấn mạnh tới cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay của châu Phi, khi cứ 5 người sống trên lục địa này thì có một người có nguy cơ bị đói. Theo ông, đại dịch COVID-19 cùng với tác động của biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine đã ảnh hưởng đến chi phí và nguồn cung ngũ cốc toàn cầu. Là nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, Ai Cập đã phải vay tiền để mua lúa mì nhằm cung cấp cho người nghèo ở đất nước Bắc Phi này.
Châu Phi kêu gọi hành động khẩn cấp nhằm giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực Các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan liên quan đến nông nghiệp của châu Phi cần đưa ra hành động khẩn cấp để xây dựng hệ thống lương thực thích ứng ở "lục địa Đen". Giới chức các nước châu Phi đã đưa ra tuyên bố trên ngày 6/9 trong bối cảnh Diễn đàn Cách mạng Xanh châu Phi 2022...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí mật công nghệ Rekord SV-98M: Súng bắn tỉa thế hệ mới làm rúng động chiến trường

Hồng y đoàn đặt mục tiêu bầu nhanh giáo hoàng

Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine

Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?

Yêu cầu đặc biệt của Ukraine bị bác bỏ trong thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Thỏa thuận khoáng sản nâng vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thừa nhận xung đột Ukraine 'sẽ còn kéo dài'

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống

Australia phát hiện nguồn lây nhiễm siêu vi khuẩn nguy hiểm

Lưu lượng máy bay vận tải quân sự đến trung tâm NATO ở Ba Lan bất ngờ tăng vọt
Có thể bạn quan tâm

Nàng công cháu xinh đẹp nhất châu Âu hiện tại ra sao ở tuổi 20?
Netizen
10:59:59 03/05/2025
Từ tin báo của người dân, công an bắt nhóm người làmchuyện mờ ám lúc rạng sáng
Pháp luật
10:59:15 03/05/2025
Nhân vật trong clip "diễn xiếc" ở Bà Rịa - Vũng Tàu gây xôn xao mạng xã hội là nam sinh lớp 10
Tin nổi bật
10:57:21 03/05/2025
Vợ chồng gen Z Vbiz lộ hint đi du lịch chung, bị bắt bài 1 "công thức tình yêu" quen thuộc
Sao việt
10:55:49 03/05/2025
Trúc Nhân: "Tham gia Cuộc hẹn cuối tuần là một trong những quyết định đúng đắn nhất"
Tv show
10:52:43 03/05/2025
Tử vi tuần mới (5/5 - 11/5): 3 con giáp đổi vận, tài lộc khởi sắc, làm gì cũng gặp thời
Trắc nghiệm
10:51:30 03/05/2025
Fan 2K5 của NewJeans làm liều, đột nhập KTX cũ 'cưỡm' món đồ không ai ngờ
Sao châu á
10:50:31 03/05/2025
Những chặng đường bụi bặm: Hậu ngã xuống hố phân nhưng nhất định không nhận sự giúp đỡ của ông Nhân
Phim việt
10:47:54 03/05/2025
Nữ ca sĩ hát bản gốc của hit 2 tỷ lượt xem: "Tôi biết ơn ca sĩ Võ Hạ Trâm"
Nhạc việt
10:41:24 03/05/2025
Lợi ích không ngờ đến từ việc dọn dẹp nhà cửa
Sáng tạo
10:26:00 03/05/2025