Nỗ lực khắc phục hậu quả bão Idai
Sau khi bão nhiệt đới Idai tàn khốc tràn qua và gây thiệt hại nặng nề, Mô-dăm-bích, Dim-ba-bu-ê và một số quốc gia châu Phi khác trải qua quãng thời gian hết sức khó khăn. Sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế là vô cùng cần thiết, nhằm giúp người dân nhiều khu vực của “lục địa đen” đứng dậy sau thiên tai.
Thành phố Bây-ra (Mô-dăm-bích) sau khi bão Idai tràn qua. Ảnh Roi-tơ
Chính phủ Mô-dăm-bích thông báo, bão nhiệt đới Idai nhiều khả năng khiến hơn 1.000 người chết và khoảng 100 nghìn người phải gồng mình đối mặt lũ lụt nghiêm trọng. Nhiều cơ sở hạ tầng hầu như bị phá hủy hoàn toàn. Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cho biết, gần 90% diện tích thành phố cảng Bây-ra của Mô-dăm-bích bị tàn phá sau khi bão quét qua. Lũ lụt cũng làm vỡ một con đập ở ngoại ô Bây-ra, hậu quả là con đường cuối cùng nối thành phố này với các địa phương lân cận bị cắt đứt. Bộ trưởng Môi trường Mô-dăm-bích X.Cô-rây-a nhận định, đây là thảm họa tự nhiên lớn nhất mà Mô-dăm-bích từng đối mặt. Trong khi đó, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cho biết, ít nhất 1,7 triệu người ở Mô-dăm-bích nằm trên đường đi của bão Idai. Sau khi tàn phá Mô-dăm-bích, bão Idai tiếp tục càn quét miền đông nước láng giềng Dim-ba-bu-ê, khiến hàng trăm người chết và mất tích, làm nhiều cây cầu và nhà cửa ở thành phố Chi-ma-ni-ma-mi bị cuốn trôi. Mưa lớn cũng khiến gần một triệu người ở Ma-la-uy bị ảnh hưởng. Tổng thống Dim-ba-bu-ê E.Man-ga-oa đã phải rút ngắn chuyến thăm tới thủ đô A-bu a-bi của Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất, ban bố tình trạng khẩn cấp với gói cứu trợ 50 triệu USD, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế.
Theo ghi nhận của các tổ chức cứu hộ, hàng nghìn người Mô-dăm-bích bị mắc kẹt trên cây, mái nhà nơi nước ngập ngang cửa sổ. Người dân thiếu nước sạch trầm trọng và hiện sống trong điều kiện đầy rủi ro về y tế, dịch bệnh. Trong bối cảnh nhiều khu vực tại các quốc gia phía đông và nam châu Phi bị cô lập do lũ lụt, thông tin liên lạc bị cắt đứt, các nhà chức trách chưa thể thống kê số người chết cụ thể và quy mô thiệt hại, tuy nhiên, dự báo sẽ vô cùng nặng nề. Theo ước tính của các cơ quan chính phủ và Hội Chữ thập đỏ, khoảng 1,5 triệu người đã bị ảnh hưởng do bão Idai. Dù gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, song nhiều tổ chức nhân đạo đã nỗ lực triển khai công tác cứu hộ tới nhiều khu vực bị cô lập, tập trung vận chuyển nhu yếu phẩm, thiết bị cứu hộ cần thiết tới người dân.
Video đang HOT
Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của bão Idai gây ra đối với Mô-dăm-bích và khu vực, Cơ quan cứu trợ Liên hợp quốc (LHQ) và các đối tác nhân đạo tại Mô-dăm-bích đã kêu gọi hơn 280 triệu USD nhằm cứu trợ khẩn cấp cho người dân Mô-dăm-bích và các nước bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Tổng thống Nam Phi X.Ra-ma-phô-xa ra lệnh cho quân đội sang Mô-dăm-bích nhằm hỗ trợ việc khắc phục hậu quả của bão Idai. Ngoài việc giúp nước láng giềng, quân đội còn có nhiệm vụ phối hợp cơ quan điện lực của nước sở tại tìm cách khôi phục nguồn cung cấp điện. Tàu hải quân Ấn ộ được điều động đến thành phố Bây-ra, cung cấp thực phẩm, quần áo và thuốc chữa bệnh cho các nạn nhân. Trong khi đó, Tổng thống Bồ ào Nha Ma-xê-lô ơ Xu-da tuyên bố, Bồ ào Nha sẽ đi đầu trong công tác hỗ trợ Mô-dăm-bích khắc phục hậu quả thiên tai. Ngày 19-3, Liên hiệp châu Âu (EU) thông báo ủng hộ 3,5 triệu ơ-rô để hỗ trợ các vùng thiên tai do bão Idai gây ra tại Mô-dăm-bích, Ma-la-uy và Dim-ba-bu-ê.
Văn phòng iều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ cảnh báo, thiệt hại do bão Idai gây ra xảy ra trước thời điểm thu hoạch vụ mùa, do đó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực ở Mô-dăm-bích và trong khu vực thời gian tới. Sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, gồm cả vật chất và tinh thần, là vô cùng cần thiết, nhằm hỗ trợ các quốc gia châu Phi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt vực dậy sau thiên tai.
HỒNG LĨNH
Theo NDĐT
Nước Anh rối loạn vì Brexit
Hiện vẫn chưa rõ liệu tiến trình Anh rời Liên minh châu Âu sẽ xảy ra như thế nào, bao giờ và thậm chí là có xảy ra hay không
Báo The Sunday Times hôm 24-3 dẫn nguồn tin mật cho biết 11 bộ trưởng Anh đang lên kế hoạch ép nữ Thủ tướng Theresa May từ chức "trong 10 ngày tới" giữa lúc chiến lược Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) của bà gặp nhiều thách thức. Nguồn tin này khẳng định 11 bộ trưởng giấu tên nói trên đều đồng ý rằng bà May nên rời khỏi cương vị lãnh đạo vì bà "đã trở thành một nhân vật thất thường và độc hại" với những quyết định chỉ khiến "tình hình thêm rối ren". "Cái kết đang đến gần. Thủ tướng May sẽ ra đi trong 10 ngày" - tờ The Sunday Times dẫn lời một bộ trưởng giấu tên cho biết.
Cũng theo tờ báo này, 11 bộ trưởng nói trên sẽ đối chất bà May vào ngày 25-3 và nếu bà không từ chức, họ đồng loạt dọa nghỉ việc. Những nhân vật có thể trở thành thủ tướng lâm thời của Anh sau khi bà May ra đi gồm ông David Lidington (cấp phó của bà May), Bộ trưởng Môi trường Michael Gove và Bộ trưởng Ngoại giao Jeremy Hunt.
Tờ Daily Mail hôm 24-3 đưa tin trong 3 quan chức nói trên, ông Gove - người ủng hộ Brexit - được xem là ứng viên sáng giá đối với những thành viên nội các cho rằng ông Lidington rất ủng hộ Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, ông Gove lại bị những người theo "chủ nghĩa hoài nghi" châu Âu không tin tưởng. Theo kết quả khảo sát được trang Politico công bố hồi đầu tháng này, hơn 50% cử tri Anh muốn Thủ tướng Theresa May từ chức vì bà không nhận được sự ủng hộ của quốc hội đối với thỏa thuận Brexit mà bà đã thương lượng với EU trong 2 năm qua. Thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng May đạt được với EU hồi tháng 11-2018 đã bị Quốc hội Anh 2 lần bác bỏ.
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz nhận định nếu bà May rời cương vị thủ tướng Anh, tiến trình Brexit có thể diễn biến phức tạp. Hiện vẫn chưa rõ liệu Brexit sẽ xảy ra như thế nào, bao giờ và thậm chí là có xảy ra hay không?
Hơn 1 triệu người biểu tình yêu cầu tổ chức dân ý lần 2 về Brexit tại London hôm 23-3. Ảnh: REUTERS
Hôm 21-3, bà Theresa May đã đạt được thỏa thuận với các nhà lãnh đạo khác của EU về việc lùi thời điểm Brexit đến sau ngày 29-3. Theo phân tích, Anh hiện đối mặt 4 kịch bản. Nếu thỏa thuận Brexit của Thủ tướng May được các nghị sĩ ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu lần 3 diễn ra vào tuần này thì Anh và EU sẽ chính thức "ly dị" vào ngày 22-5. Nếu không, Anh sẽ có thời hạn đến ngày 12-4 để trình bày kế hoạch mới hoặc rời EU mà không có thỏa thuận.
Ngoài ra, Anh cũng có thể đề nghị các nhà lãnh đạo EU cho phép trì hoãn Brexit lâu hơn nữa. Điều này có nghĩa họ phải tiến hành bầu cử Nghị viện châu Âu vào cuối tháng 5-2019. Ủy ban châu Âu trước đó đã khuyên các nhà lãnh đạo EU rằng quá trình hoãn dài hạn này nên được kéo dài ít nhất là đến cuối năm 2019 để chiến lược Brexit được điều chỉnh phù hợp.
Kịch bản cuối cùng là dừng Brexit. Mặc dù ít có khả năng xảy ra nhất, đây vẫn là một phương án được Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nhắc đến sau Hội nghị Thượng đỉnh EU hôm 21-3. Tòa án châu Âu đã ra phán quyết cho phép Anh đơn phương hủy bỏ Điều khoản 50 - cơ chế pháp lý đưa Anh rời khỏi EU. Tuy nhiên, Thủ tướng May từng tuyên bố Anh sẽ không thực hiện động thái này và nói rằng: "Tôi không cho rằng chúng tôi nên hủy bỏ Điều khoản 50".
Dù vậy, một kiến nghị trực tuyến kêu gọi chính phủ Anh chấm dứt Brexit đã thu thập được hơn 4 triệu chữ ký cho đến nay. Trong khi đó, hôm 23-3, hơn 1 triệu người đã tập trung biểu tình tại thủ đô London để yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý lần 2 về Brexit. Tham gia biểu tình còn có các chính trị gia cấp cao đến từ các đảng lớn, như phó lãnh đạo Công Đảng Anh Tom Watson, cựu Phó Thủ tướng Lord Heseltine và Thị trưởng London Sadiq Khan. Ông Watson khẳng định Thủ tướng May không thể phớt lờ cuộc biểu tình này và bà phải tổ chức trưng cầu dân ý lần 2.
Houthi phóng 2 tên lửa, 70 quân Ả rập Xê-út thiệt mạng Ngày 20.03.2019, Lực lượng tên lửa Yemen, ủng hộ phong trào Houthi tuyên bố đã phóng hai tên lửa Badir-1P có thiết bị dẫn đường chính xác vào các vị trí của Liên minh quân sự do Ả rập Xê-út dẫn đầu trong tỉnh Jizan phía nam Vương quốc Dầu mỏ này. Lực lượng Houthi Yemen phóng 2 tên lửa đạn đạo Badir-1P...